Hai sàn trái chiều

VN-Index đã lùi về mức kháng cự 417 điểm; trong khi đó, HNX-Index lại bất ngờ có được màu xanh khi kết thúc phiên giao dịch

Theo nhận định, các chỉ số nằm gần các mức hỗ trợ và nhiều khả năng thị trường sẽ xuất hiện đợt đảo chiều tăng điểm ngắn hạn trong tuần này.

Tiếp nối xu hướng giảm điểm của phiên đầu tuần, VN-Index giảm điểm ngay khi mở cửa phiên giao dịch ngày 12/7. Mức giảm này càng về cuối càng mạnh hơn.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 12/7, chỉ số VN-Index đóng cửa ở 417,25 điểm, giảm 7,84 điểm (-1,84%). Tổng khối lượng giao dịch khớp lệnh đạt 18.044.190 đơn vị, tăng 18,49% so với phiên trước. Tổng giá trị giao dịch khớp lệnh đạt 310,435 tỷ đồng, tăng 25,59%.

Tổng giao dịch thỏa thuận đạt 14.145.581 đơn vị, với tổng giá trị hơn 333,97 tỷ đồng. Như vậy, tổng khối lượng giao dịch toàn phiên đạt 32.189.771 đơn vị (+49,96%) và tổng giá trị giao dịch đạt 644,408 tỷ đồng (+82,21%).

Trong tổng số 294 mã niêm yết trên sàn HOSE, có 54 mã tăng, 162 mã giảm, 62 mã đứng giá. Trong đó, có 10 mã tăng trần, 48 mã giảm sàn và 16 mã không có giao dịch.

Trong 10 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường, có 6 mã giảm và 4 mã đứng giá là DPM, EIB, VNM, VPL.

Đáng chú ý, MSN giảm kịch sàn 5.000 đồng/cổ phiếu (-4,95%), còn 96.000 đồng. Còn lại, VCB giảm 100 đồng/cổ phiếu (-0,36%), còn 28.000 đồng. CTG giảm 300 đồng/cổ phiếu (-1,12%), còn 26.500 đồng. HAG giảm 1.200 đồng/cổ phiếu (-3,37%), còn 34.400 đồng. BVH giảm 2.500 đồng/cổ phiếu (-3,42%), còn 70.500 đồng. VIC giảm 3.000 đồng/cổ phiếu (-2,26%), còn 130.000 đồng.

Tổng khối lượng của 5 mã có giao dịch lớn nhất thị trường chiếm 29,49% so với tổng khối lượng khớp lệnh trong phiên sáng nay. Trong đó, STB dẫn đầu thị trường về khối lượng giao dịch khớp lệnh với gần 1,9 triệu đơn vị (chiếm 10,35% tổng khối lượng thị trường), đóng cửa ở mức 13.600 đồng/cổ phiếu.

Trong 5 chứng chỉ quỹ đang niêm yết trên HOSE, có 1 mã tăng trần, 3 mã giảm và 1 mã đứng giá.

Nhà đầu tư nước ngoài ngày 12/7 mua vào 63 mã cổ phiếu, với tổng khối lượng mua vào là 2.031.860 đơn vị, bằng 11,26% tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường. Trong đó, REE được họ mua vào nhiều nhất với 430.900 đơn vị, chiếm 39,44% tổng khối lượng giao dịch của mã này.  

Trên sàn Hà Nội, sắc xanh chỉ le lói trong một vài thời điểm, còn phần lớn thời gian giao dịch trong phiên HNX-Index chìm trong sắc đỏ. Tuy nhiên, điều quan trọng là khi đóng cửa phiên giao dịch, sắc xanh đã trở lại với sàn HNX. Cụ thể, chỉ số HNX-Index đóng cửa ở mức 72,28 điểm, tăng 0,34 điểm (+0,47%). Tổng khối lượng khớp lệnh báo giá đạt 19.675.900 đơn vị (+25,13%), tổng giá trị đạt hơn 203,42 tỷ đồng (+20,05%).

Phiên này, sàn HNX có 15 cổ phiếu được giao dịch thỏa thuận với tổng khối lượng giao dịch là 4.657.184 đơn vị, trị giá 48,14 tỷ đồng. Như vậy, tổng khối lượng giao dịch toàn phiên đạt 24.333.084 cổ phiếu (+40,04%), tổng giá trị đạt 251,56 tỷ đồng (+34,51%).

Trong số 384 cổ phiếu niêm yết trên sàn HNX, có 64 mã tăng, 151 mã giảm, 67 mã đứng giá và 102 mã không có giao dịch. Trong đó có 4 mã tăng trần là SDS, BST, TTC, KMT, và 22 mã giảm sàn. Đáng chú ý về cuối phiên, có 29 cổ phiếu đóng cửa ở giá sàn, 15 cổ phiếu đóng cửa ở giá trần.

Trong 10 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường, có 5 mã giảm và 5 mã đứng giá.

Cụ thể, ACB giữ nguyên mức giá tham chiếu là 20.900 đồng/cổ phiếu, SQC là 86.000 đồng, PVI là 14.900 đồng, HBB là 8.200 đồng.

KLS giữ nguyên mức giá tham chiếu là 10.400 đồng, dẫn đầu thị trường về khối lượng giao dịch báo giá với hơn 2,70 triệu đơn vị được giao dịch.

Còn lại, PVS bình quân đạt 16.800 đồng/cổ phiếu, giảm 100 đồng (-0,59%). SHB bình quân đạt 8.100 đồng/cổ phiếu, giảm 100 đồng (-1,22%). NVB bình quân đạt 8.600 đồng/cổ phiếu, giảm 100 đồng (-1,15%). VCG bình quân đạt 13.000 đồng/cổ phiếu, giảm 100 đồng (-0,76%). PVX bình quân đạt 11.100 đồng/cổ phiếu, giảm 200 đồng (-1,77%).

Tổng khối lượng của 5 mã có giao dịch lớn nhất thị trường chiếm 43,32% so với tổng khối lượng khớp lệnh báo giá trong phiên sáng 12/7.

Nhà đầu tư nước ngoài trong phiên này mua vào 137.700 cổ phiếu (23 mã) và bán ra 320.500 cổ phiếu (12 mã). Trong đó, cổ phiếu được nhà đầu tư nước ngoài mua vào nhiều nhất là PVS khi mua vào 32.200 đơn vị, chiếm 54,58% tổng khối lượng giao dịch. Ngược lại, họ bán ra nhiều nhất là PVX với 200.000 cổ phiếu, chiếm 8,27% tổng khối lượng giao dịch./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên