Hợp tác thương mại nông sản ASEAN+3 cần hài hòa các tiêu chuẩn

VOV.VN - Việc hài hòa các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật sẽ thúc đẩy thương mại thực phẩm và nông sản giữa ASEAN và 3 nước đối tác.

Sáng 12/10, tại Hà Nội, diễn ra Hội nghị Bộ trưởng nông lâm ASEAN+3 (với 3 nước đối tác: Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc) lần thứ 18 dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường.

Quang cảnh hội nghị (Ảnh: Hồng Quang)

Tham dự hội nghị có ông Aladdin D.Rillo, Phó Tổng thư ký ASEAN và đại diện Bộ nông lâm nghiệp của các nước.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng, những năm qua, các nước trong khu vực đã có bước chuyển lớn về nông lâm nghiệp, thị yếu tiêu dùng, sự chuyển đổi của quá trình phân phối sản phẩm do tác động của quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường phát biểu tại hội nghị (Ảnh: Hồng Quang)

Những vấn đề trên đặt ra cơ hội và thách thức cho cả ASEAN và 3 nước đối tác trong việc đảm bảo an ninh lương thực, an toàn thực phẩm, thu hẹp khoảng cách phát triển, xây dựng nông thôn gắn với phát triển nông nghiệp bền vững và bao trùm.

Để giải quyết những vấn đề trên và tăng cường triển khai chiến lược hợp tác ASEAN + 3, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đề nghị các Bộ trưởng nông lâm ASEAN +3 cần tập trung hơn nữa vào đẩy mạnh triển khai hợp tác về an ninh lương thực, an ninh dinh dưỡng, hỗ trợ lẫn nhau trong xây dựng và phát triển nông nghiệp bền vững, thân thiện môi trường.

Ngoài ra, cần huy động nguồn lực đầu tư cho nông lâm nghiệp, đặc biệt là đầu tư tư nhân thông qua hình thức đầu tư đối tác công tư PPP; đẩy mạnh hợp tác nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông lâm nghiệp; tăng cường sản xuất, quản lý và giám sát theo chuỗi cung ứng nông sản; phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ.

Ông Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh cần thúc đẩy thương mại thực phẩm và nông sản giữa ASEAN và 3 nước đối tác thông qua việc hài hòa các tiêu chuẩn, quy trình, quy chuẩn kiểm tra an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật, nhằm xây dựng khu vực sản xuất an toàn, hợp tác khu vực về phòng chống dịch bệnh động thực vật lây truyền xuyên biên giới.

Đại diện Bộ Nông nghiệp Trung Quốc khẳng định, hợp tác nông nghiệp là cấu phần rất quan trọng trong hợp tác ASEAN - Trung Quốc trong nỗ lực nâng cao sinh kế cho người dân.

Đại diện Bộ Nông nghiệp Trung Quốc: Hợp tác nông nghiệp giữa Trung Quốc và các quốc gia ASEAN rất hiệu quả. (Ảnh: Hồng Quang)

Trong những năm qua, với sự hợp tác và hỗ trợ của các quốc gia ASEAN, Trung Quốc đã tiến hành hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp với 10 quốc gia ASEAN rất hiệu quả, thúc đẩy nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, cũng như cải thiện năng lực sản xuất trong khu vực.

 Đại diện phía Trung Quốc cho biết, trong năm 2018, Bộ Nông nghiệp Trung Quốc sẽ tiếp tục thực hiện các dự án sản xuất lúa gạo, ngô, các loại cây trồng năng suất cao tại Việt Nam, Lào, Campuchia và Myanmar...

 Trung Quốc đã thiết lập các khu vực trồng thử nghiệm các cây khác nhau cũng như tập huấn cho nông dân tại các nước này. Thông qua các dự án, sản lượng nông nghiệp tại các khu vực được thụ hưởng đã tăng lên đáng kể, khoảng 30%. Ngoài ra, khâu quản lý sản xuất và năng lực sản xuất ở các khu vực này cũng có nhiều cải thiện.

Bên cạnh đó, Trung Quốc đã tăng cường hợp tác với các quốc gia ASEAN để phòng chống các dịch bệnh cây trồng và vật nuôi mới xuất hiện xuyên biên giới; đồng thời thiết lập các khu vực giám sát, kiểm soát dịch bệnh vật nuôi và cây trồng.

Tại hội nghị, các đại biểu bày tỏ sự hài lòng với tiến độ thực hiện Chiến lược hợp tác ASEAN +3 giai đoạn 2016 - 2025 và một số hoạt động quan trọng nhằm tăng cường an ninh lương thực, quản lý rừng bền vững, giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu…

Hội nghị ghi nhận những cải thiện của Hệ thống thông tin an ninh lương thực ASEAN +3 (AFSIS), đặc biệt là công tác phát triển thông tin an ninh lương thực và cải thiện số liệu thống kê về chế biến và phân phối thực phẩm, sản phẩm nông nghiệp ở ASEAN./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nông nghiệp ASEAN đang đứng trước nhiều thách thức lớn
Nông nghiệp ASEAN đang đứng trước nhiều thách thức lớn

VOV.VN - Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, nông nghiệp ASEAN đang đứng trước nhiều thách thức lớn, đặc biệt là biến đổi khí hậu, bất lợi về thị trường...

Nông nghiệp ASEAN đang đứng trước nhiều thách thức lớn

Nông nghiệp ASEAN đang đứng trước nhiều thách thức lớn

VOV.VN - Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, nông nghiệp ASEAN đang đứng trước nhiều thách thức lớn, đặc biệt là biến đổi khí hậu, bất lợi về thị trường...

“Nông nghiệp ASEAN cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ 4.0“
“Nông nghiệp ASEAN cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ 4.0“

VOV.VN - Phó Thủ tướng cho rằng, các nước ASEAN cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ 4.0 vào nông nghiệp để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm.

“Nông nghiệp ASEAN cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ 4.0“

“Nông nghiệp ASEAN cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ 4.0“

VOV.VN - Phó Thủ tướng cho rằng, các nước ASEAN cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ 4.0 vào nông nghiệp để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm.

Nông nghiệp Việt Nam là “mỏ vàng” đang đợi nhà đầu tư khai thác
Nông nghiệp Việt Nam là “mỏ vàng” đang đợi nhà đầu tư khai thác

VOV.VN - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: Nông nghiệp Việt Nam chính là "mỏ vàng" đang đợi các nhà đầu tư.

Nông nghiệp Việt Nam là “mỏ vàng” đang đợi nhà đầu tư khai thác

Nông nghiệp Việt Nam là “mỏ vàng” đang đợi nhà đầu tư khai thác

VOV.VN - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: Nông nghiệp Việt Nam chính là "mỏ vàng" đang đợi các nhà đầu tư.

Tăng trưởng ngành nông nghiệp là điểm sáng của kinh tế Việt Nam
Tăng trưởng ngành nông nghiệp là điểm sáng của kinh tế Việt Nam

VOV.VN - Trong mức tăng trưởng chung của nền kinh tế 9 tháng 2018, ngành nông nghiệp là một điểm sáng của bức tranh kinh tế Việt Nam.

Tăng trưởng ngành nông nghiệp là điểm sáng của kinh tế Việt Nam

Tăng trưởng ngành nông nghiệp là điểm sáng của kinh tế Việt Nam

VOV.VN - Trong mức tăng trưởng chung của nền kinh tế 9 tháng 2018, ngành nông nghiệp là một điểm sáng của bức tranh kinh tế Việt Nam.