Khó kiểm soát nguồn gốc, an toàn vệ sinh nông sản thực phẩm

VOV.VN - Vấn đề vệ sinh ATTP liên quan đến rất nhiều cơ quan, Bộ, ngành nên để tăng cường hiệu quả kiểm soát cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng.

Hiện nay, rất nhiều mặt hàng nông sản vận chuyển và tiêu thụ tại các thành phố lớn đều không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Cùng với đó là tập quán sản xuất ở không ít nơi vẫn lạm dụng thuốc hóa học khiến cho người tiêu dùng lo lắng khi lựa chọn các loại nông sản, thực phẩm trên thị trường.   

Hết cá mực ngâm oxy già làm trắng lại đến ốc tẩm hóa chất cho bóng đẹp, tăng cân…những vụ việc vừa bị cơ quan chức năng bắt quả tang trong những ngày gần đây đang gióng lên cảnh báo về an toàn vệ sinh thực phẩm (ATTP). Để thực phẩm an toàn đến tận tay người tiêu dùng, việc tăng cường kiểm soát cũng như giới thiệu các mặt hàng nông, thủy sản có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng cần phải được tích cực triển khai.

Với kinh nghiệm trồng bưởi da xanh hàng chục năm nay, ông Nguyễn Văn Dũng, một người trồng bưởi da xanh ở xã Sơn Định, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre rất tự tin với cách chăm sóc trái của mình. Ông Dũng cho biết, cứ có sâu bệnh là bơm thuốc bảo vệ thực vật. Mặc dù đã tham gia những lớp tập huấn về sản xuất an toàn, nhưng theo ông Dũng, sản xuất theo kinh nghiệm bản thân còn tốt hơn áp dụng khoa học kỹ thuật.

“Thực tế để áp dụng chung chung theo quy trình nhà nước rất khó, vì theo các nhà khoa học cần phải pha tỷ lệ chất nọ, chất kia. Phải có thực tế, kinh nghiệm chăm sóc nhiều năm, không phải trên giảng đường theo mấy ông thầy giảng dạy bà con thực hiện sẽ rất khó”, ông Dũng biện minh.

Cách sản xuất như ông Nguyễn Văn Dũng không phải là hiếm ở nhiều vùng sản xuất rau và cây ăn trái hiện nay. Việc sản xuất như vậy đã khiến cho không ít nông sản vẫn tồn dư hóa chất khi đến tay người tiêu dùng.

Do dịch bệnh Covid-19 đang bùng phát, người dân sẽ hạn chế đi lại nên nhiều cơ sở, doanh nghiệp, công ty cung ứng thịt lợn, gà đã chuẩn bị số lượng lớn sản phẩm cung cấp cho thị trường. Bên cạnh các siêu thị, cửa hàng lớn ở các khu chợ dân sinh lương thực, thực phẩm cũng được tiêu thụ rất mạnh.

Tuy nhiên, theo PGS.TS Đào Thế Anh, Phó Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, tại các thành phố lớn số lượng các lò mổ tự phát tăng nhanh. Tại đây, các sản phẩm thịt lợn, thịt gà thường được giết mổ trong điều kiện không đảm bảo vệ sinh. Thịt xẻ xong, các đầu nậu thường chở bằng xe máy đưa đi tiêu thụ mà không có dấu kiểm dịch. Chính vì vậy, để đảm bảo an toàn cho bản thân và gia đình, người dân cùng vào cuộc với các cơ quan chức năng để tố giác những hành vi vận chuyển, sản xuất thực phẩm không đảm bảo vệ sinh.

“Hiện nay các tỉnh nhỏ, thành phố nhỏ ít có lò mổ. Quy mô lò mổ không lớn họ thực hiện ATTP dễ hơn. Ví dụ như Hải Dương lò mổ ít, bán vào các thị trấn kiểm soát rất dễ. Nhưng các đô thị lớn thì nan giải vì lò mổ đông, kiểm soát khó lại phát sinh rất nhiều lò mổ trong nhà”, PGS.TS Đào Thế Anh cảnh báo.

Theo cơ quan quản lý thị trường, tính từ đầu tháng 1 đến nay, lực lượng chức năng đã bắt giữ nhiều vụ vận chuyển thực phẩm bốc mùi ôi thiu, nông sản thực phẩm không rõ nguồn gốc.

Ông Đỗ Thanh Lam, Phó Chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh biên mậu Việt Nam cho rằng, việc vận chuyển thực phẩm qua các đường mòn lối mở tại các tuyến biên giới rất khó kiểm soát, do lực lượng tuần tra, kiểm soát tương đối mỏng. Bên cạnh đó, vấn đề vệ sinh ATTP liên quan đến rất nhiều cơ quan, Bộ, ngành. Do đó, để tăng cường hiệu quả kiểm soát vận chuyển thực phẩm cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng tránh tình trạng “dẫm chân lên nhau”.

“Thực phẩm kém chất lượng, hàng lậu không chỉ vào bằng đường tiểu ngạch mà bằng rất nhiều đường khác như đường hàng không, đường biển. Điều kiện tiên quyết nhất là các Bộ, ngành thường xuyên trao đổi, phối hợp để trong quá trình thực hiện kịp thời phát hiện, xử lý ngay những vấn đề phát sinh trong thực tiễn”, ông Lam đề xuất.

Để đảm bảo ATTP cho người dân, hiện nhiều địa phương đã và đang triển khai các Chương trình “Đưa thực phẩm sạch tới tận bàn ăn” với những loại thực phẩm an toàn, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap được đưa ra thị trường và được kiểm soát chặt chẽ về chất lượng khiến người tiêu dùng phần nào yên tâm hơn.

Với sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan chức năng, hi vọng vấn nạn thực phẩm bẩn sẽ bị đẩy lùi và người dân sẽ được tiêu dùng những sản phẩm an toàn cho sức khỏe./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cấp hơn 2.800 giấy chứng nhận an toàn thực phẩm tàu cá
Cấp hơn 2.800 giấy chứng nhận an toàn thực phẩm tàu cá

VOV.VN - Tính từ năm 2018 đến nay, tỉnh Bình Định có hơn 2.800 trong tổng số gần 3.200 tàu đánh bắt xa bờ có chiều dài từ 15m trở lên được cấp phép hoạt động tại vùng khơi được cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm.

Cấp hơn 2.800 giấy chứng nhận an toàn thực phẩm tàu cá

Cấp hơn 2.800 giấy chứng nhận an toàn thực phẩm tàu cá

VOV.VN - Tính từ năm 2018 đến nay, tỉnh Bình Định có hơn 2.800 trong tổng số gần 3.200 tàu đánh bắt xa bờ có chiều dài từ 15m trở lên được cấp phép hoạt động tại vùng khơi được cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm.

An toàn thực phẩm cần được xây dựng từ ý thức cộng đồng
An toàn thực phẩm cần được xây dựng từ ý thức cộng đồng

VOV.VN - Cần xác định được nhu cầu kết nối của các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn để mang lại hiệu quả cao.

An toàn thực phẩm cần được xây dựng từ ý thức cộng đồng

An toàn thực phẩm cần được xây dựng từ ý thức cộng đồng

VOV.VN - Cần xác định được nhu cầu kết nối của các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn để mang lại hiệu quả cao.

Cần hoàn thiện thông tư hướng dẫn một số quy định về an toàn thực phẩm
Cần hoàn thiện thông tư hướng dẫn một số quy định về an toàn thực phẩm

VOV.VN - Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm đề nghị các Bộ, ngành cần hoàn thiện thông tư hướng dẫn một số quy định về an toàn thực phẩm trong Bộ Luật hình.

Cần hoàn thiện thông tư hướng dẫn một số quy định về an toàn thực phẩm

Cần hoàn thiện thông tư hướng dẫn một số quy định về an toàn thực phẩm

VOV.VN - Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm đề nghị các Bộ, ngành cần hoàn thiện thông tư hướng dẫn một số quy định về an toàn thực phẩm trong Bộ Luật hình.