Không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, sốt giá khi dịch diễn biến phức tạp

VOV.VN - Các đơn vị trực thuộc Bộ, Sở Công Thương các địa phương, các hiệp hội thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường, chống các hành vi đầu cơ, găm hàng gây sốt giá.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký Chỉ thị khẩn về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường; chống các hành vi đầu cơ, găm hàng và vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại trong tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp.

Theo đó, Bộ Công Thương yêu cầu các đơn vị thuộc Bộ Công Thương chủ trì, đôn đốc các đơn vị liên quan đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ được giao tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng và đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công; triển khai việc xây dựng “Bản đồ chung sống an toàn với Covid-19” tại các nhà máy, cơ sở sản xuất tại địa phương.

Theo dõi sát diễn biến thị trường, giá cả các mặt hàng thiết yếu, đồng thời phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương và các đơn vị thuộc Bộ Công Thương có liên quan đánh giá cung cầu các mặt hàng nhất là các mặt hàng thực phẩm thiết yếu, vật tư nông nghiệp, năng lượng để chủ động có phương án hoặc đề xuất với Bộ các biện pháp bảo đảm cung ứng đủ nguồn hàng, bình ổn giá, đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất và đời sống, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, sốt giá.

Phối hợp với các đơn vị liên quan của Bộ Tài chính đề xuất việc điều hành giá xăng dầu linh hoạt, bảo đảm giá xăng dầu trong nước phản ánh, bám sát diễn biến giá thành phẩm xăng dầu; tính toán, sử dụng quỹ bình ổn giá hợp lý, nhất là trong các thời điểm khi mặt bằng giá xăng dầu thế giới tăng cao để hạn chế mức giá tăng giá đột biến trong nước.

Đôn đốc tạo điều kiện cho các địa phương, doanh nghiệp triển khai việc dự trữ hàng hóa, bảo đảm nguồn cung, bình ổn thị trường theo các cấp độ diễn biến của dịch bệnh Covid-19; tháo gỡ các khó khăn trong tiêu thụ, lưu thông hàng hóa trong bối cảnh dịch bệnh; Hướng dẫn phòng, chống đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch Covid-19 tại trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, nhà hàng.

Lực lượng quản lý thị trường tại các địa phương tập trung triển khai các kế hoạch kiểm tra, giám sát thị trường. Kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về giá, các hành vi đầu cơ, găm hàng và lợi dụng dịch bệnh để thu lợi bất chính; kinh doanh hàng hóa nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, không bảo đảm an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh và các hành vi gian lận thương mại khác.

Đặc biệt, chú trọng công tác kiểm tra, kiểm soát các giao dịch thương mại điện tử; xử lý nghiêm các hành vi lừa đảo, kinh doanh hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng nhập lậu trong thương mại điện tử; chống thất thu thuế, chống buôn lậu…

Cục Xúc tiến thương mại hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm mở rộng thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu song phải có biện pháp điều hành kịp thời, hợp lý nhằm bảo đảm nguồn cung hàng hóa thiết yếu trong nước ngay cả khi dịch bệnh bùng phát…

Cục Điều tiết điện lực xem xét hỗ trợ giảm giá điện cho các cơ sở lưu trú du lịch; miễn giảm tiền điện cho các cơ sở được dùng để cách ly tập trung, khám bệnh tập trung cho bệnh nhân nghi nhiễm hoặc đã nhiễm Covid-19 theo danh sách được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động tham mưu cho UBND tỉnh, thành phố phương án chuẩn bị nguồn hàng, dự trữ, bình ổn thị trường hàng hóa thiết yếu phục vụ tiêu dùng của người dân trong trường hợp dịch bệnh bùng phát, thực hiện các biện pháp bình ổn thị trường theo quy định của pháp luật.

Các Hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương rà soát cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu, theo dõi sát diễn biến thị trường trong và ngoài nước để chủ động đề xuất các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Chỉ đạo các doanh nghiệp thành viên duy trì sản xuất, chủ động, linh hoạt trong hoạt động xuất nhập khẩu, tổ chức tốt lưu thông hàng hóa nhằm bảo đảm cung ứng kịp thời và đầy đủ nguồn hàng cho thị trường.

“Các đơn vị chịu trách nhiệm thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này và thực hiện chế độ báo cáo tình hình triển khai và kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao vào ngày 13 và ngày 25 hàng tháng gửi về Bộ Công Thương. Trong quá trình triển khai Chỉ thị, các đơn vị cần lưu ý khen thưởng kịp thời các tập thể và cá nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đồng thời, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm nếu có theo quy định của pháp luật”, Bộ trưởng Bộ Công Thương nêu rõ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Sẵn sàng nguồn cung hàng hóa thiết yếu, đảm bảo phòng chống Covid-19
Sẵn sàng nguồn cung hàng hóa thiết yếu, đảm bảo phòng chống Covid-19

VOV.VN - Mặc dù dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp nhưng việc mua sắm hàng hóa của người dân vẫn diễn ra bình thường, không có hiện tượng tích trữ và không xảy ra tình trạng khan hiếm hàng.

Sẵn sàng nguồn cung hàng hóa thiết yếu, đảm bảo phòng chống Covid-19

Sẵn sàng nguồn cung hàng hóa thiết yếu, đảm bảo phòng chống Covid-19

VOV.VN - Mặc dù dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp nhưng việc mua sắm hàng hóa của người dân vẫn diễn ra bình thường, không có hiện tượng tích trữ và không xảy ra tình trạng khan hiếm hàng.

Bảo đảm nguồn cung hàng hóa thiết yếu để ứng phó chống dịch Covid-19
Bảo đảm nguồn cung hàng hóa thiết yếu để ứng phó chống dịch Covid-19

VOV.VN - Bộ Công Thương vừa ra Công điện gửi Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các chuỗi siêu thị lớn nhằm tăng cường các biện pháp bảo đảm nguồn cung hàng hóa thiết yếu tại địa phương để ứng phó, phòng, chống dịch Covid-19.

Bảo đảm nguồn cung hàng hóa thiết yếu để ứng phó chống dịch Covid-19

Bảo đảm nguồn cung hàng hóa thiết yếu để ứng phó chống dịch Covid-19

VOV.VN - Bộ Công Thương vừa ra Công điện gửi Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các chuỗi siêu thị lớn nhằm tăng cường các biện pháp bảo đảm nguồn cung hàng hóa thiết yếu tại địa phương để ứng phó, phòng, chống dịch Covid-19.

Yêu cầu doanh nghiệp cam kết bình ổn giá hàng hóa thiết yếu khi xảy ra dịch bệnh
Yêu cầu doanh nghiệp cam kết bình ổn giá hàng hóa thiết yếu khi xảy ra dịch bệnh

VOV.VN - Hoạt động thương mại và dịch vụ tháng 8/2020 có xu hướng giảm so với tháng trước do ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19 bùng phát trở lại.

Yêu cầu doanh nghiệp cam kết bình ổn giá hàng hóa thiết yếu khi xảy ra dịch bệnh

Yêu cầu doanh nghiệp cam kết bình ổn giá hàng hóa thiết yếu khi xảy ra dịch bệnh

VOV.VN - Hoạt động thương mại và dịch vụ tháng 8/2020 có xu hướng giảm so với tháng trước do ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19 bùng phát trở lại.

Đảm bảo hàng hóa thiết yếu cho người tiêu dùng trong mùa dịch Covid-19
Đảm bảo hàng hóa thiết yếu cho người tiêu dùng trong mùa dịch Covid-19

VOV.VN - Trước diễn biến của dịch Covid-19, các cửa hàng tiện ích, siêu thị… đã lên kế hoạch đảm bảo nguồn cung hàng hóa nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân

Đảm bảo hàng hóa thiết yếu cho người tiêu dùng trong mùa dịch Covid-19

Đảm bảo hàng hóa thiết yếu cho người tiêu dùng trong mùa dịch Covid-19

VOV.VN - Trước diễn biến của dịch Covid-19, các cửa hàng tiện ích, siêu thị… đã lên kế hoạch đảm bảo nguồn cung hàng hóa nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân

Đảm nguồn cung hàng hóa thiết yếu để phòng chống dịch
Đảm nguồn cung hàng hóa thiết yếu để phòng chống dịch

VOV.VN - Hôm nay (2/8), tại Hà Nội, Bộ Công Thương đi kiểm tra khả năng cung ứng và dự trữ hàng hóa tại hệ thống siêu thị Co.opmart Hà Nội và siêu thị Big C.

Đảm nguồn cung hàng hóa thiết yếu để phòng chống dịch

Đảm nguồn cung hàng hóa thiết yếu để phòng chống dịch

VOV.VN - Hôm nay (2/8), tại Hà Nội, Bộ Công Thương đi kiểm tra khả năng cung ứng và dự trữ hàng hóa tại hệ thống siêu thị Co.opmart Hà Nội và siêu thị Big C.

Hàng hóa tiêu dùng thiết yếu được bán đúng theo giá niêm yết
Hàng hóa tiêu dùng thiết yếu được bán đúng theo giá niêm yết

VOV.VN - Các cơ sở kinh doanh cơ bản chấp hành nghiêm việc niêm yết giá và bán theo giá niêm yết; các siêu thị, cửa hàng tiện ích tăng lượng dự trữ hàng hóa.

Hàng hóa tiêu dùng thiết yếu được bán đúng theo giá niêm yết

Hàng hóa tiêu dùng thiết yếu được bán đúng theo giá niêm yết

VOV.VN - Các cơ sở kinh doanh cơ bản chấp hành nghiêm việc niêm yết giá và bán theo giá niêm yết; các siêu thị, cửa hàng tiện ích tăng lượng dự trữ hàng hóa.