Kinh doanh online-xu thế kinh doanh thời hội nhập

Hiện Việt Nam có 36 triệu người sử dụng internet, trong đó có 25 triệu người sử dụng mạng xã hội facebook. Do đó, kinh doanh online càng có cơ hội phát triển.

Theo Trung tâm số liệu Internet quốc tế, năm 2012 Việt Nam xếp hạng 18/20 quốc gia có số người dung internet lớn nhất thế giới. Việt Nam có số lượng người dùng internet nhiều thứ 8 ở Châu Á và đứng vị trí thứ 3 ở khu vực Đông Nam Á. 

Dù đứng thứ 13 thế giới về dân số nhưng Việt Nam đứng thứ 18/20 quốc gia có số người dung internet lớn nhất thế giới, đây là cơ hội, là “mảnh đất” màu mỡ cho các doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến trên mạng. Để tận dụng được cơ hội này, nhiều thương hiệu Việt nỗ lực đưa sản phẩm và thương hiệu đến với khách hàng với chi phí thấp nhưng kết quả thu về lại rất lớn. 

Về lí thuyết, kinh doanh online được hiểu là hình thức kinh doanh chuyển và nhận thông tin ban đầu qua mạng internet. Người bán hàng tiếp cận với khách hàng qua kênh online. Nghĩa là, chỉ cần trong một thời gian ngắn có thể tiếp cận với hàng triệu người sử dụng internet mà không phải tốn khá nhiều chi phí giao dịch mà vẫn hiệu quả. Tuy nhiên, cách thức kinh doanh này diễn ra không dễ dàng như người ta nghĩ. Trên thực tế, hoạt động giao dịch thương mại điện tử không ít khó khăn và hình thức kinh doanh này ở Việt Nam chưa nở rộ. 

Ông Phạm Anh Dương, Giám đốc Marketting Intel Việt Nam, cho rằng mặc dù  tiềm năng của kinh doanh trực tuyến ở Việt Nam lớn  như thế nhưng, hiện nay người mua và người bán vẫn còn gặp khó khăn khi tham gia thương mại điện tử. Năm 2014 người Việt Nam mua sắm hơn 170 tỷ USD, nhưng mua qua trực tuyến chỉ chiếm khoảng 20%.  Để doanh nghiệp có thể tham gia vào phân khúc thị trường này, việc marketing online đòi hỏi phải có sự nghiên cứu thị trường, tâm lí khách hàng kĩ lưỡng cùng với hoạt động chuyên nghiệp của đội ngũ marketer  (người làm marketing).  

Ông Nguyễn Văn Tài, giám đốc công ty Công ty du lịch VietSense Travel, một trong những công ty đang áp dụng mô hình kinh doanh online vào du lịch rất hiệu quả, cho rằng cần làm tốt tất cả những công cụ hỗ trợ kinh doanh online như: website chuyên nghiệp và có thể chạy trên mọi thiết bị, thao tác dễ dàng, thuận tiện, có thể kết nối với những trang khác và những mạng xã hội khác để lan tỏa thông tin tới khách hàng. Hơn nữa, nhờ những công cụ hỗ trợ này, sự tương tác hai chiều thông tin giữa doanh nghiệp với khách hàng được cập nhật, thường xuyên, dễ dàng và thân thiện hơn.

Một trang website kinh doanh online thường hội tụ nhiều yếu tố để kết nối với khách hàng, nhưng chú ý nhất chính là những thông tin và nội dung sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp muốn đưa đến khách hàng. Hơn nữa, những cửa sổ chát bằng yahoo, skyper hoặc facebook sẽ là những công cụ hữu dụng, tiện ích nhất để kết nối và trả lời những câu hỏi của khách hàng, làm cho các thương vụ, giao dịch nhanh chóng và thuận lợi hơn.

Nhiều chuyên gia marketing cho rằng, với tốc độ phát triển của internet cùng với số dân sử dụng internet ngày càng tăng như hiện nay, kinh doanh online là hình thức phù hợp và tiết kiệm nhất so với những hình thức kinh doanh khác. 

Những website và công cụ hỗ trợ trên website sẽ rút ngắn con đường giới thiệu sản phẩm dịch vụ từ nhà sản xuất, cung ứng đến khách hàng một cách gần và nhanh nhất. Tuy nhiên để làm được điều này, vấn đề chính là doanh nghiệp phải xây dựng được lòng tin vững chắc với khách hàng. Bằng mọi phương pháp, phải chứng minh cho khách hàng thấy được uy tín, chất lượng thật của sản phẩm và dịch vụ. Khi có niềm tin khách hàng mới sử dụng dịch vụ, mua sản phẩm và có được lòng trung thành của khách hàng thì khách hàng sẽ quay trở lại sử dụng dịch vụ, sản phẩm của doanh nghiệp trong những lần sau.

Anh Phùng Quang Hải, chuyên gia IT từng giúp nhiều doanh nghiệp xây dựng những trang website du lịch cho biết, trong một thế giới mạng internet, muốn khách hàng sớm nhận biết website của bạn thì bạn cần xây dựng không chỉ một website chủ về thương hiệu và dịch vụ mà cần phải xây dựng những website vệ tinh để mô tả, giới thiệu chi tiết từng hạng mục dịch vụ, sản phẩm của bạn trong đó. Như thế sẽ tạo được niềm tin và thiện cảm của khách hàng. Người ta không thể có thiện cảm với bạn khi đã thao tác search trên google mà xem qua 3 trang không thấy website và thương hiệu của bạn ở đâu.

Cùng suy nghĩ này, ông Nguyễn Văn Tài, giám đốc công ty Công ty du lịch VietSense Travel, cho biết thêm đây là một trong những giải pháp rất tiết kiệm chi phí nhưng rất hiệu quả mà công ty du lịch VietSense Travel đã áp dụng và đang có những thành công. VietSense Travel không chỉ có website chủ của công ty mà mỗi một tuyến du lịch nổi tiếng như Mộc Châu, Hạ Long, Sài Gòn, Phú Quốc v.v... đều có những website vệ tinh riêng. Thay vì chi phí cho hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỉ đồng cho những hình thức quảng cáo khác trên báo chí truyền hình, tờ rơi, paner, công ty tập trung đầu tư vào website và nguồn nhân lực chất lượng cao, với 10 chuyên viên chăm sóc khách hàng qua website để thường xuyên trả lời và giải đáp những thắc mắc, yêu cầu của khách hàng. "Trong vòng 5 năm, chúng tôi đạt lượng khách đi tour qua kinh doanh online là trên 10.000 lượt khách, một con số khiêm tốn nhưng là những thành công riêng của công ty VietSense Travel khi kinh doanh online". 

Hiện nay, Việt Nam có 36 triệu người sử dụng internet, trong đó có 25 triệu người sử dụng mạng xã hội facebook. Do đó, kinh doanh online càng có cơ hội phát triển. Tất nhiên sự cạnh tranh cũng kéo theo gay gắt. “Nếu website đã là chiếc cầu nối nhanh nhất, hiêu quả nhất giữa khách hàng với doanh nghiệp thì ngày nay cần có sự  liên kết chặt chẽ của website của các mạng xã hội, các trang fanpage trên facebook để tạo ra một sân chơi lành mạnh cho các hoạt động kinh doanh của những doanh nghiệp nhỏ và vừa.  Kinh doanh online đang là một lối đi hẹp nhưng chắc cho những doanh nghiệp biết xu thế của thời đại công nghệ thông tin”- Ông Nguyễn Văn Tài, giám đốc công ty Công ty du lịch VietSense Travel, chia sẻ./.

5 điều chú ý khi kinh doanh trực tuyến

1. Bắt đầu bằng cách xác định đúng mục tiêu: xem xét mục tiêu kinh doanh của trang website cùng những hoạt động tiếp thị phù hợp
2. Làm chủ phương thức đo lường quảng cáo: Doanh nghiệp xây dựng chiến lược quảng cáo thu hút khách hàng đến với website.
3. Theo dõi lượt nhấp chuột và chỉ số chuyển đổi
4. Kiểm tra mức độ thúc đẩy giao dịch ngoại tuyesn của hoạt động trực tuyến: Khi khách hàng tìm kiếm qua website, họ thường thông qua giao dịch trực tuyến.
5. Theo dõi tách biệt dữ liệu trang web trên thiết bị di động: Phải luôn cải thiện việc kinh doanh, đừng “đem con bỏ chợ”.
Theo Doanh nhân Sài Gòn
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên