Kuwait và Saudi Arabia ủng hộ quyết định cắt giảm sản lượng của OPEC+

VOV.VN - Kuwait và Saudi Arabia hoan nghênh quyết định của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đối tác (OPEC+) về cắt giảm sản lượng khai thác dầu mỏ toàn cầu 2 triệu thùng/ngày.

Hãng thông tấn quốc gia Kuwait - KUNA ngày 16/10 dẫn lời Giám đốc điều hành Tập đoàn dầu khí KPC, ông Sheikh Nawaf al-Saba cho biết, nước này hoan nghênh quyết định của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đối tác (OPEC+) về cắt giảm sản lượng khai thác dầu mỏ toàn cầu 2 triệu thùng/ngày.

Ông Sheikh Nawaf al-Saba cũng khẳng định lại mong muốn của Kuwait về việc duy trì trạng thái cân bằng trên thị trường dầu mỏ vì lợi ích của cả người tiêu dùng và các nhà sản xuất. Quan chức này cho biết, những lo ngại về kinh tế và dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại đã gây ra sự xáo trộn trong cán cân cung cầu dầu mỏ.

Trong một diễn biến liên quan, Bộ trưởng Quốc phòng Saudi Arabia, Hoàng tử Khalid bin Salman cùng ngày tuyên bố các quyết định của OPEC+ về cắt giảm sản lượng khai thác dầu mỏ được đưa ra một cách thống nhất và đơn thuần vì lý do kinh tế.

Trước đó, ngày 6/10, OPEC+ đã quyết định cắt giảm sản lượng khai thác dầu mỏ toàn cầu ở mức 2 triệu thùng dầu mỗi ngày kể từ đầu tháng 11/2022. Quyết định này của OPEC+ đã vấp phải sự phản đối mạnh từ phía Mỹ. Tổng thống Mỹ Joe Biden đã gọi quyết định này là thiển cận, trong khi đó thượng nghị sĩ Robert Menendez, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ dọa ngừng bán vũ khí cho Saudi Arabia./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Giá dầu tiếp tục tăng nhờ quyết định cắt giảm sản lượng của OPEC+
Giá dầu tiếp tục tăng nhờ quyết định cắt giảm sản lượng của OPEC+

VOV.VN - OPEC+ quyết định cắt giảm sản lượng là đòn bẩy cho giá dầu tiếp tục tăng, tuy có những nhận định lo ngại một cuộc suy thoái kinh tế thế giới và giá dầu có thể quay trở lại mức 60 USD/thùng.

Giá dầu tiếp tục tăng nhờ quyết định cắt giảm sản lượng của OPEC+

Giá dầu tiếp tục tăng nhờ quyết định cắt giảm sản lượng của OPEC+

VOV.VN - OPEC+ quyết định cắt giảm sản lượng là đòn bẩy cho giá dầu tiếp tục tăng, tuy có những nhận định lo ngại một cuộc suy thoái kinh tế thế giới và giá dầu có thể quay trở lại mức 60 USD/thùng.

Những tác động sau quyết định OPEC+ cắt giảm 2 triệu thùng dầu/ngày
Những tác động sau quyết định OPEC+ cắt giảm 2 triệu thùng dầu/ngày

VOV.VN - Nhóm OPEC+ ngày 5/10 quyết định cắt giảm sản lượng 2 triệu thùng dầu mỗi ngày đã gây ra một số tác động đối với thị trường trường.

Những tác động sau quyết định OPEC+ cắt giảm 2 triệu thùng dầu/ngày

Những tác động sau quyết định OPEC+ cắt giảm 2 triệu thùng dầu/ngày

VOV.VN - Nhóm OPEC+ ngày 5/10 quyết định cắt giảm sản lượng 2 triệu thùng dầu mỗi ngày đã gây ra một số tác động đối với thị trường trường.

OPEC+ mạnh tay cắt giảm sản lượng gây phản ứng từ quốc tế và thị trường
OPEC+ mạnh tay cắt giảm sản lượng gây phản ứng từ quốc tế và thị trường

VOV.VN - Nhà Trắng bày tỏ thất vọng về động thái này, gọi đây là quyết định thiển cận trong khi các quốc gia khác cho biết động thái này nhằm cân bằng thị trường năng lượng, đảm bảo nguồn cung đáng tin cậy cho tất cả các quốc gia.

OPEC+ mạnh tay cắt giảm sản lượng gây phản ứng từ quốc tế và thị trường

OPEC+ mạnh tay cắt giảm sản lượng gây phản ứng từ quốc tế và thị trường

VOV.VN - Nhà Trắng bày tỏ thất vọng về động thái này, gọi đây là quyết định thiển cận trong khi các quốc gia khác cho biết động thái này nhằm cân bằng thị trường năng lượng, đảm bảo nguồn cung đáng tin cậy cho tất cả các quốc gia.

Mỹ thất vọng với quyết định cắt giảm 2 triệu thùng dầu/ngày của OPEC+
Mỹ thất vọng với quyết định cắt giảm 2 triệu thùng dầu/ngày của OPEC+

VOV.VN - Tổng thống Mỹ hiện đang kêu gọi chính quyền của ông và Quốc hội Mỹ, tìm cách thúc đẩy sản xuất năng lượng trong nước và giảm kiểm soát giá năng lượng của OPEC.

Mỹ thất vọng với quyết định cắt giảm 2 triệu thùng dầu/ngày của OPEC+

Mỹ thất vọng với quyết định cắt giảm 2 triệu thùng dầu/ngày của OPEC+

VOV.VN - Tổng thống Mỹ hiện đang kêu gọi chính quyền của ông và Quốc hội Mỹ, tìm cách thúc đẩy sản xuất năng lượng trong nước và giảm kiểm soát giá năng lượng của OPEC.