Lào tạm ngừng nhập khẩu không ảnh hưởng đến tiêu thụ thịt lợn trong nước

VOV.VN - Do Việt Nam chưa xuất khẩu chính ngạch thịt lợn sang Lào nên việc Lào dừng nhập khẩu thịt lợn của Việt Nam không có ảnh hưởng lớn đến việc tiêu thụ thịt lợn trong nước.

Liên quan đến thông tin Bộ Nông Lâm nghiệp Lào ra thông báo tạm ngừng việc nhập khẩu thịt lợn từ Việt Nam và các nước đang có dịch tả lợn châu Phi, Cục Thú y, Bộ NN&PTNT cho biết, hiện nay Việt Nam và Lào chưa có thỏa thuận xuất khẩu chính ngạch thịt lợn từ Việt Nam sang Lào hoặc từ Lào sang Việt Nam. Việc xuất khẩu thịt lợn (nếu có) giữa hai nước được thực hiện thông qua buôn bán tiểu ngạch hoặc phục vụ nhu cầu tiêu dùng của cư dân biên giới.

Theo Cục Thú y, do Việt Nam chưa xuất khẩu chính ngạch thịt lợn sang Lào nên việc Lào dừng nhập khẩu thịt lợn của Việt Nam không có ảnh hưởng lớn đến việc tiêu thụ thịt lợn trong nước. Ngoại trừ việc có thể ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu dùng của cư dân biên giới.

Hiện nay, Lào cũng là thành viên của Tổ chức Thú y thế giới (OIE). Các yêu cầu của Lào đối với việc nhập khẩu thịt lợn nói riêng và động vật, sản phẩm động vật nói chung cũng tương tự như các yêu cầu nhập khẩu của Việt Nam. Trong đó yêu cầu chính là sản phẩm phải có nguồn gốc từ động vật khỏe mạnh, từ những vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh.

Cục Thú y cho biết thêm, trong thời gian tới, cơ quan thú y Lào và Việt Nam sẽ tổ chức họp để trao đổi các vấn đề liên quan đến phòng chống dịch bệnh, kiểm soát vận chuyển, xúc tiến thương mại động vật và sản phẩm động vật giữa hai nước.

Lý do Bộ Nông Lâm nghiệp Lào thông báo tạm dừng việc nhập khẩu thịt lợn từ Việt Nam và các nước, là bởi tình hình dịch tả lợn châu Phi đang bùng phát mạnh ở nhiều nước. Để ngăn chặn không cho dịch bệnh lây lan, Lào tạm ngưng nhập khẩu thịt lợn, bao gồm lợn sống và sản phẩm đã qua chế biến từ Việt Nam. Đồng thời yêu cầu các đơn vị liên quan tăng cường theo dõi và giám sát các hoạt động nhập khẩu bất hợp pháp tại các cửa khẩu quốc tế, sân bay quốc tế, cửa khẩu địa phương…

Trước đó, vào năm 2020, Lào đã tạm dừng nhập khẩu thịt lợn từ Trung Quốc và Thái Lan, sau khi phát hiện bảy đợt bùng phát dịch tả lợn châu Phi với 973 con lợn chết tại tỉnh Salavan (Lào) và gần đây nhất là tháng 1/2023, Lào cũng đã tạm ngưng nhập khẩu thịt lợn từ Thái Lan./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Lượng thịt lợn nhập khẩu liên tục giảm
Lượng thịt lợn nhập khẩu liên tục giảm

Từ đầu năm đến nay, nhập khẩu mặt hàng thịt lợn liên tục giảm do lượng tiêu thụ trong nước vẫn chậm, trong khi sản lượng lợn trong nước tiếp tục phục hồi.

Lượng thịt lợn nhập khẩu liên tục giảm

Lượng thịt lợn nhập khẩu liên tục giảm

Từ đầu năm đến nay, nhập khẩu mặt hàng thịt lợn liên tục giảm do lượng tiêu thụ trong nước vẫn chậm, trong khi sản lượng lợn trong nước tiếp tục phục hồi.

Vì sao chưa nhập khẩu thịt lợn để ngăn đà tăng giá?
Vì sao chưa nhập khẩu thịt lợn để ngăn đà tăng giá?

VOV.VN - Phó thủ tướng Lê Minh Khái đã có văn bản yêu cầu kiểm soát chặt chẽ tình hình xuất khẩu thịt lợn qua biên giới, quyết liệt thực hiện các giải pháp chống đầu cơ, trục lợi, thao túng và nâng giá bất hợp lý...

Vì sao chưa nhập khẩu thịt lợn để ngăn đà tăng giá?

Vì sao chưa nhập khẩu thịt lợn để ngăn đà tăng giá?

VOV.VN - Phó thủ tướng Lê Minh Khái đã có văn bản yêu cầu kiểm soát chặt chẽ tình hình xuất khẩu thịt lợn qua biên giới, quyết liệt thực hiện các giải pháp chống đầu cơ, trục lợi, thao túng và nâng giá bất hợp lý...

Nhật Bản đình chỉ nhập khẩu thịt lợn từ Đức do lo ngại dịch tả lợn châu Phi
Nhật Bản đình chỉ nhập khẩu thịt lợn từ Đức do lo ngại dịch tả lợn châu Phi

VOV.VN - Bộ Nông nghiệp Nhật Bản vừa cho biết, đã đình chỉ nhập khẩu thịt lợn từ Đức sau khi Đức ghi nhận trường hợp đầu tiên nhiễm bệnh tả lợn châu Phi (ASF) ở phía Đông nước này.

Nhật Bản đình chỉ nhập khẩu thịt lợn từ Đức do lo ngại dịch tả lợn châu Phi

Nhật Bản đình chỉ nhập khẩu thịt lợn từ Đức do lo ngại dịch tả lợn châu Phi

VOV.VN - Bộ Nông nghiệp Nhật Bản vừa cho biết, đã đình chỉ nhập khẩu thịt lợn từ Đức sau khi Đức ghi nhận trường hợp đầu tiên nhiễm bệnh tả lợn châu Phi (ASF) ở phía Đông nước này.