New Zealand kêu gọi doanh nghiệp giảm phụ thuộc thị trường Trung Quốc

VOV.VN - Trong 4 năm vừa qua, Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của New Zealand. Tuy vậy, hôm nay, New Zealand bắt đầu kêu gọi các doanh nghiệp của nước này đa dạng hóa thị trường để giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc.

Phát biểu tại cuộc họp của Hội đồng New Zealand-Trung Quốc diễn ra vào ngày 19/4, Bộ trưởng Ngoại giao New Zealand Nanaia Mahuta khẳng định, quan hệ thương mại với Trung Quốc mang về lợi ích cho lâu dài cho người dân New Zealand và việc nâng cấp quan hệ thương mại với Trung Quốc thời gian gần đây cũng làm gia tăng lợi ích cho các doanh nghiệp New Zealand. Tuy vậy, Bộ trưởng Mahuta cũng cho rằng bây giờ là thời điểm để New Zealand đa dạng hóa thị trường để tránh phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc.

Theo Bộ trưởng Ngoại giao New Zealand Nanaia Mahuta: “Việc phụ thuộc vào bất kỳ thị trường nào cũng đặt chúng ta vào tình thế khó khăn. Để đảm bảo khả năng phục hồi lâu dài, các doanh nghiệp, các nhà xuất khẩu New Zealand cần phải đa dạng hóa quan hệ thương mại với toàn bộ khu vực để có thể đối mặt với những tác động tiêu cực. Chúng ta đều thấy rằng đại dịch Covid-19 đã làm nhiều hoạt động bị ngưng trệ và điều đó cho thấy chúng ta không thể đảm bảo rằng tương lai sẽ ra sao. Vì thế sẽ tốt hơn cho người dân New Zealand nếu thị trường và nền kinh tế có khả năng phục hồi tốt”.

Kể từ năm 2017, Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của New Zealand. Theo số liệu của Cơ quan thống kê New Zealand, trong năm 2020, các doanh nghiệp của nước này xuất khẩu sang Trung Quốc lượng hàng giá trị 18,6 tỷ NZD, chiếm gần 24% tổng kim ngạch xuất khẩu của nước này. Ở chiều ngược lại, New Zealand nhập khẩu lượng hàng hóa trị giá 12,9 tỷ NZD từ Trung Quốc. Trung Quốc cũng là nơi cung cấp khách du lịch nhiều thứ hai đến New Zealand.

Mặc dù khẳng định mối quan hệ kinh tế quan trọng với Trung Quốc song Bộ trưởng Ngoại giao New Zealand Mahuta cũng cho hay, giữa hai nước đang tồn tại những khác biệt và bất đồng mà “chưa” hoặc không thể giải quyết”.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng Ngoại giao New Zealand tuy không trực tiếp đề cập những cũng thể hiện sự lo ngại về mối quan hệ giữa Trung Quốc với các quốc đảo Thái Bình Dương khi nhấn mạnh “Trung Quốc có thể tham gia vào tiến trình phục hồi kinh tế của khu vực song có sự khác biệt giữa các khoản vay với các khoản đầu tư trực tiếp ở khu vực này”.

Bộ trưởng Mahuta cho rằng, quan hệ với khu vực này cần phải “đảm bảo sự phát triển bền vững, chủ quyền và dựa trên năng lực của người dân trong khu vực nhằm hướng tới khả năng phục hồi lâu dài”.

Bộ trưởng Mahuta hy vọng, quan hệ giữa New Zealand với Trung Quốc sẽ tiếp tục phục vụ lợi ích của hai bên song cũng cần đảm bảo và thúc đẩy sự thịnh vượng và an ninh của New Zealand./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

New Zealand tạm dừng xuất khẩu gia súc sống
New Zealand tạm dừng xuất khẩu gia súc sống

VOV.VN - Hôm nay, New Zealand vừa thông báo ngừng xuất khẩu gia súc sống nhằm tạo sức ép để các bên liên quan nâng cao chất lượng chuyên chở để đảm bảo phúc lợi cho gia súc sống trong quá trình di chuyển.

New Zealand tạm dừng xuất khẩu gia súc sống

New Zealand tạm dừng xuất khẩu gia súc sống

VOV.VN - Hôm nay, New Zealand vừa thông báo ngừng xuất khẩu gia súc sống nhằm tạo sức ép để các bên liên quan nâng cao chất lượng chuyên chở để đảm bảo phúc lợi cho gia súc sống trong quá trình di chuyển.

New Zealand tiên phong về quy định tác động môi trường đối với lĩnh vực ngân hàng
New Zealand tiên phong về quy định tác động môi trường đối với lĩnh vực ngân hàng

VOV.VN - New Zealand sẽ trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới ban hành bộ luật buộc các công ty tài chính công bố báo cáo về tác động của biến đổi khí hậu đối với hoạt động của doanh nghiệp.

New Zealand tiên phong về quy định tác động môi trường đối với lĩnh vực ngân hàng

New Zealand tiên phong về quy định tác động môi trường đối với lĩnh vực ngân hàng

VOV.VN - New Zealand sẽ trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới ban hành bộ luật buộc các công ty tài chính công bố báo cáo về tác động của biến đổi khí hậu đối với hoạt động của doanh nghiệp.