Ngành da giày đặt mục tiêu xuất khẩu 27 tỷ USD năm 2023

VOV.VN - Trong bối cảnh một số thị trường lớn bị thu hẹp, nhu cầu giảm, ngành da giày phấn đấu đạt 27 tỷ USD trong năm 2023, tăng khoảng 10% so với năm 2022.

Năm 2022, toàn ngành da giày xuất khẩu tăng trưởng hơn 30%, một trong những nguyên nhân ngành da giày đạt được tăng trưởng cao là nhờ tận dụng rất tốt các lợi thế mà các Hiệp định thương mại tự do (FTA) mang lại như: Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA)…

Bên cạnh đó, việc chuyển dịch sản xuất để có thể sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa nguyên phụ liệu để đáp ứng yêu cầu về xuất xứ hàng hóa của các FTA đã giúp ngành da giày có thể đạt mục tiêu xuất khẩu. Tuy nhiên, năm 2023 dự báo có rất nhiều yếu tố khách quan tác động đến sự tăng trưởng xuất khẩu của ngành.

Bà Phan Thị Thanh Xuân, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam cho biết, ở các thị trường xuất khẩu chính như Mỹ, EU, Nhật Bản, tình trạng lạm phát khiến cho sức mua của người tiêu dùng giảm, tồn kho cao. Dự kiến đến hết quý 2 năm 2023, ngành da giày mới bắt đầu có tín hiệu khả quan.

Theo bà Phan Thị Thanh Xuân, trong bối cảnh một số thị trường xuất khẩu lớn bị thu hẹp, các doanh nghiệp cần chủ động nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, cũng như mở rộng thị trường xuất khẩu.

"Các giải pháp mà chúng tôi đang hướng tới đó là vấn đề phải mở rộng tìm kiếm thêm các nguồn cung mới, các thị trường mới và đặc biệt là cố gắng tận dụng tốt các thị trường mà đã có Hiệp định tự do Việt Nam đã ký kết, đấy là một lợi thế và đặc biệt là sản phẩm giày dép Việt Nam cũng đã có một thương hiệu Việt Nam khá tốt, do đó chúng ta cũng là một nước mà khá uy tín trong việc sản xuất các dòng sản phẩm, đặc biệt là giày thể thao theo các nhãn hàng lớn. Chính vì thế mà chúng tôi cũng hy vọng rằng trong lượng tổng cầu suy giảm, nhưng cái đơn hàng đối với Việt Nam vẫn được duy trì" - à Phan Thị Thanh Xuân chia sẻ.

Trong những năm qua, xuất khẩu giày dép, túi xách sang những thị trường có các FTA đều có tốc độ tăng trưởng từ 10% - 20%. Đây là cơ sở để toàn ngành đặt mục tiêu xuất khẩu 27 tỷ USD vào năm 2023./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Dệt may và Da giày Việt Nam
Phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Dệt may và Da giày Việt Nam

VOV.VN - Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 1643/QĐ-TTg phê duyệt “Chiến lược phát triển ngành Dệt may và Da giày Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035”.

Phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Dệt may và Da giày Việt Nam

Phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Dệt may và Da giày Việt Nam

VOV.VN - Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 1643/QĐ-TTg phê duyệt “Chiến lược phát triển ngành Dệt may và Da giày Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035”.

Ít hàm lượng công nghệ làm giảm tính cạnh tranh của dệt may, da giày
Ít hàm lượng công nghệ làm giảm tính cạnh tranh của dệt may, da giày

VOV.VN - Khó khăn lớn nhất là các doanh nghiệp dệt may, da giày vẫn là việc tiếp cận dữ liệu về nguồn cung công nghệ trong nước và quốc tế để ứng dụng vào thực tế.

Ít hàm lượng công nghệ làm giảm tính cạnh tranh của dệt may, da giày

Ít hàm lượng công nghệ làm giảm tính cạnh tranh của dệt may, da giày

VOV.VN - Khó khăn lớn nhất là các doanh nghiệp dệt may, da giày vẫn là việc tiếp cận dữ liệu về nguồn cung công nghệ trong nước và quốc tế để ứng dụng vào thực tế.

Xuất khẩu da giày, túi xách: Nỗ lực vượt khó, kỳ vọng tăng trưởng
Xuất khẩu da giày, túi xách: Nỗ lực vượt khó, kỳ vọng tăng trưởng

VOV.VN - Với nỗ lực của các DN, cùng lợi thế cạnh tranh nhờ ưu đãi từ các hiệp định thương mại tự do, hoạt động sản xuất, xuất khẩu da giày, túi xách của Việt Nam có sự phục hồi song các DN vẫn đối mặt với nhiều khó khăn khi nguồn cung nguyên phụ liệu, nguồn lao động bị thiếu, đơn hàng chững lại.

Xuất khẩu da giày, túi xách: Nỗ lực vượt khó, kỳ vọng tăng trưởng

Xuất khẩu da giày, túi xách: Nỗ lực vượt khó, kỳ vọng tăng trưởng

VOV.VN - Với nỗ lực của các DN, cùng lợi thế cạnh tranh nhờ ưu đãi từ các hiệp định thương mại tự do, hoạt động sản xuất, xuất khẩu da giày, túi xách của Việt Nam có sự phục hồi song các DN vẫn đối mặt với nhiều khó khăn khi nguồn cung nguyên phụ liệu, nguồn lao động bị thiếu, đơn hàng chững lại.