Nhiều cơ sở kinh doanh ở Đăk Nông hoạt động cầm chừng vì Covid-19

VOV.VN - Các cơ sở kinh doanh đều cắt giảm nhân viên phục vụ và hàng hóa nhập vào cầm chừng để duy trì hoạt động và giữ chân khách hàng.

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid 19, các cơ sở kinh doanh dịch vụ tại tỉnh Đăk Nông đều bị ảnh hưởng bởi lượng khách hàng giảm mạnh. Trước thực trạng này, các cơ sở kinh doanh đang tìm cách xoay xở, cầm chừng để vượt qua khó khăn.

Tại chợ Gia Nghĩa những ngày này, lượng khách hàng giảm mạnh so với trước đây. Bà Nguyễn Thị Tôi ở phường Nghĩa Trung, thành phố Gia Nghĩa cho biết, thay vì đi chợ hàng ngày thì hiện nay khoảng 2 - 3 ngày bà  mới đi chợ 1 lần để mua thực phẩm vì rất ngại tiếp xúc nơi đông người. “Hiện giờ mình không dám đi chơi ở đâu xa vì lo ngại lây lan bệnh tật, đi đâu cũng đeo khẩu trang, ăn uống phải hợp vệ sinh”, bà Tôi lo lắng.

Lượng khách hàng giảm mạnh khiến nhiều cơ sở kinh doanh hoạt động cầm chừng. (Ảnh minh họa)

Hiện dịch bệnh do virus Covid 19 đang diễn biến phức tạp khiến các dịch vụ kinh doanh ăn uống cũng chịu ảnh hưởng. Trước đây, mỗi ngày quán cơm của chị Lê Thị Bích Ngọc ở phường Nghĩa Trung thành phố Gia Nghĩa nấu bán được khoảng 25 kg gạo, phục vụ cho trên 100 khách hàng, thế nhưng sau tết nguyên đán đến nay, lượng khách đến với quán chỉ lẻ tẻ từ 20 - 30 người.

“Lượng khách hàng giảm mạnh vì họ không đến những nơi đông người. Trước quán cũng có từ 1 - 2 nhân viên phục vụ, nhưng đợt này quán phải cho nghỉ để giảm bớt chi phí”, chị Ngọc cho biết.

Quán cà phê Cát Tường của chị Vũ Thị Hạ, tại thành phố Gia Nghĩa cũng đang gặp khó khăn vì lượng khách uống cà phê giảm. Tháng này, trừ chi phí mặt bằng, tiền hàng hóa và tiền thuê nhân công phục vụ thì quán cà phê của chị Hạ gần như không có lãi. Nếu đóng cửa ngừng bán thì sẽ mất khách nên chị Hạ chọn giải pháp vẫn bán hàng cầm chừng.

“Quán tôi kinh doanh ổn định nhưng từ khi có dịch làm giảm khoảng 30% lượng khách, lượng hàng bán cũng chậm hơn thời gian trước do khách ngại tới những nơi đông người”, chị Hạ nói.

Thực tế cho thấy, phần lớn các cơ sở kinh doanh tại Đăk Nông đều chịu ảnh hưởng do dịch Covid 19. Để duy trì hoạt động, các cơ sở đều cắt giảm nhân viên phục vụ và hàng hóa nhập vào, kinh doanh để duy trì hoạt động để giữ chân khách hàng./.

Hàng quán ế ẩm vì dịch bệnh

VOV.VN - Dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, những nơi vốn đông vui, nhộn nhịp như các nhà hàng, quán ăn cũng trở nên vắng vẻ, đìu hiu.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Doanh nghiệp giữ ổn định sản xuất trước ảnh hưởng của dịch Covid-19
Doanh nghiệp giữ ổn định sản xuất trước ảnh hưởng của dịch Covid-19

VOV.VN - Một số doanh nghiệp đã chuyển hướng nhập khẩu nguyên liệu từ Trung Quốc sang thị trường Việt Nam hoặc các nước trong khối ASEAN.

Doanh nghiệp giữ ổn định sản xuất trước ảnh hưởng của dịch Covid-19

Doanh nghiệp giữ ổn định sản xuất trước ảnh hưởng của dịch Covid-19

VOV.VN - Một số doanh nghiệp đã chuyển hướng nhập khẩu nguyên liệu từ Trung Quốc sang thị trường Việt Nam hoặc các nước trong khối ASEAN.

Lương thực, thực phẩm có bị thiếu hụt do ảnh hưởng dịch virus corona?
Lương thực, thực phẩm có bị thiếu hụt do ảnh hưởng dịch virus corona?

VOV.VN - Lượng rau củ quả, thực phẩm, lương thực tại các siêu thị dồi dào, đảm bảo chất lượng và giá bán ổn định kể cả thời điểm sức mua tăng đột biến.

Lương thực, thực phẩm có bị thiếu hụt do ảnh hưởng dịch virus corona?

Lương thực, thực phẩm có bị thiếu hụt do ảnh hưởng dịch virus corona?

VOV.VN - Lượng rau củ quả, thực phẩm, lương thực tại các siêu thị dồi dào, đảm bảo chất lượng và giá bán ổn định kể cả thời điểm sức mua tăng đột biến.

Xuất khẩu thủy sản bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch Covid-19
Xuất khẩu thủy sản bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch Covid-19

VOV.VN - Tháng 1 vừa qua, xuất khẩu thủy sản của cả nước ước đạt 556 triệu USD, giảm 25% so với cùng kỳ năm 2019. Nhiều thị trường lượng xuất khẩu giảm sâu.

Xuất khẩu thủy sản bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch Covid-19

Xuất khẩu thủy sản bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch Covid-19

VOV.VN - Tháng 1 vừa qua, xuất khẩu thủy sản của cả nước ước đạt 556 triệu USD, giảm 25% so với cùng kỳ năm 2019. Nhiều thị trường lượng xuất khẩu giảm sâu.