Phát huy đà tăng trưởng đưa thương mại Việt Nam tiến xa

VOV.VN - Thành công của hoạt động thương mại năm 2022 đang tạo đà cho năm 2023 cũng như những năm tiếp theo, khi DN tăng cường phát huy nội lực có sự đồng hành, hỗ trợ của Nhà nước.

Trải qua năm 2022 với nhiều khó khăn thách thức, song hoạt động thương mại của Việt Nam đã thu được những thành quả nổi bật. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trong năm đạt mức kỉ lục trên 732 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2021, trong đó riêng xuất khẩu đạt 371 tỉ USD, tăng 10,5% so với năm 2021.

Đáng chú ý, cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu năm 2022 đã có nhiều thay đổi theo hướng tích cực, giảm xuất khẩu thô và tăng xuất khẩu những sản phẩm được chế biến sẵn. Nhập khẩu được kiểm soát, những nguyên liệu nhập khẩu phục vụ cho sản xuất trong nước chiếm gần 90% trong cơ cấu nhập khẩu. Sản phẩm công nghiệp và các hàng hóa khác của Việt Nam đã tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu.

Tận dụng “kỳ tích” thương mại của năm 2022 để hướng đến năm 2023 được dự báo còn nhiều khó khăn, các DN cũng như giới chuyên gia cùng cơ quan quản lý nhà nước cùng xác định mục tiêu cần phát huy những gì đã đạt được, tiếp tục phấn đấu bền bỉ, sử dụng hiệu quả các tiềm năng lợi thế của đất nước để phát triển thương mại, góp phần vào nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội.

Bà Phan Thị Thanh Xuân, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam (Lefaso) cho rằng, thách thức lớn trong năm 2023 của da giày vẫn là vấn đề nguyên liệu. Để có sản phẩm đảm bảo chất lượng cho xuất khẩu, mỗi năm ngành da giày vẫn phải nhập khẩu tới hơn 1 tỷ USD da thuộc. Do đó, cần thiết nhất vẫn phải thu hút thêm đầu tư sản xuất loại nguyên phụ liệu da thuộc tại Việt Nam để nâng tỷ trọng sản xuất giày, đặc biệt giày da để xuất khẩu.

“Muốn phát triển những dòng giày có hàm lượng giá trị gia tăng cao, cần phải tập trung thu hút đầu tư phát triển vùng nguyên liệu về da thuộc tại các địa phương. Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ các DN nâng cao năng lực về thiết kế, tăng thu hút đầu tư để các DN hấp thụ được những công nghệ mới từ nhiều thị trường. Đồng thời, cơ quan quản lý cần tiếp tục trang bị những kiến thức, nâng cao năng lực cho DN trong công tác tiếp cận, xúc tiến thương mại hướng tới xuất khẩu tại nhiều thị trường, đặc biệt là các thị trường khó tính”, bà Xuân cho biết.

Theo nhận định của ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương), năm 2023 hoạt động thương mại sẽ có thuận lợi để giữ được đà tăng trưởng khi các ngành hàng và DN đang tận dụng và phát huy tốt từ lợi thế của các Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam tham gia. Cùng với đó, sự chuyển dịch dòng đầu tư nước ngoài từ các thị trường khác vào Việt Nam sẽ tạo thuận lợi và giúp cho các DN giữ được đà tăng trưởng xuất, nhập khẩu.

“Trong bối cảnh hiện nay dù sẽ có một số nhóm DN bị ảnh hưởng nhưng cũng chính là thời cơ để thúc đẩy quá trình tái cơ cấu DN. Để đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của các thị trường, ngoài việc phát triển về lượng, các DN cũng cần chú trọng đổi mới nâng cao năng lực sáng tạo, tăng cường tạo lập uy tín làm cơ sở để hướng tới đa dạng hóa thị trường”, ông Hải lưu ý.

Nhận thấy rõ việc sử dụng hiệu quả và khai thác những tiềm năng lợi thế để thương mại Việt Nam có thể phát triển nhanh và bền vững trong năm 2023 và những năm tiếp theo, Chuyên gia thương mại Vũ Vinh Phú cho rằng, cần quy hoạch lại một cách khoa học các vùng sản xuất hàng hóa công nghiệp, nông sản thực phẩm để cung cấp ổn định kịp thời với chất lượng tốt và giá cả hợp lý cho hệ thống phân phối nội địa và cho xuất khẩu.

Bên cạnh đó, nhà nước cần tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng cho thương mại và sản xuất bao gồm logistics, hệ thống phân phối quốc gia gồm chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, trong đó bao gồm là hệ thống chợ đầu mối và các sàn giao dịch hàng hoá nông sản thực phẩm. Sớm xây dựng các chuỗi liên kết bền vững, lợi ích hài hòa, giảm bớt các trung gian trong khâu bán lẻ, thiết lập các chuỗi cung ứng ngắn nhằm giảm chi phí lưu thông và hạ giá bán về mức hợp lý để nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng Việt ngay tại thị trường nội địa và thị trường xuất khẩu.

“Các DN cần xây dựng thương hiệu và có đầu tư chiều sâu để nâng cao năng suất lao động, từng bước chủ động nguồn nguyên liệu để chủ động sản xuất giảm bớt phụ thuộc vào nhập khẩu ở nước ngoài. Các cơ quan quản lý nhà nước cần kiểm soát thị trường công bằng, góp phần tạo ra môi trường sản xuất kinh doanh bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh. Nhà nước cần có chính sách xây dựng các tập đoàn sản xuất và bán lẻ lớn có thương hiệu để đủ sức sản xuất hàng hóa và dẫn dắt thị trường trong nước phát triển. Đưa kinh tế số vào phục vụ cho sản xuất kinh doanh và dịch vụ, khuyến khích phát triển sản xuất thương mại theo hướng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn”, ông Phú đề cập loạt giải pháp.

Cũng theo ông Phú, hơn lúc nào hết cần đề cao sự phối hợp chặt chẽ giữa các DN trong nước với hệ thống thương vụ nước ngoài, từ đó tìm kiếm thêm những thị trường mới góp phần thực hiện đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu và đa dạng hóa thị trường, trong mối quan hệ đối ngoại của thương mại Việt Nam.

Trong chỉ đạo mới đây với Cục Xuất nhập khẩu, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên lưu ý Cục này cần triển khai mạnh mẽ và giám sát kỹ đối với các hoạt động trong Chương trình xuất khẩu chính ngạch mà Chính phủ đã thông qua đối với các địa phương.

Đặc biệt, gần đây Trung Quốc đã mở cửa biên giới nên Cục Xuất nhập khẩu và các cơ quan thuộc Bộ Công Thương cần phối hợp với Bộ NN&PTNT, chính quyền các địa phương nhanh chóng triển khai đề án xuất khẩu theo đường chính ngạch, để quy hoạch lại các vùng trồng, vùng nuôi, tổ chức sản xuất đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện của các thị trường, đặc biệt thị trường đông dân như Trung Quốc./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Xuất khẩu thủy sản đứng trước nhiều khó khăn trong năm 2023
Xuất khẩu thủy sản đứng trước nhiều khó khăn trong năm 2023

VOV.VN - Xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong năm 2022 đạt mốc 11 tỷ USD là con số kỷ lục trong 20 năm qua. Tuy nhiên, một số dự báo cho thấy, năm 2023, xuất khẩu thuỷ sản sẽ gặp không ít khó khăn.

Xuất khẩu thủy sản đứng trước nhiều khó khăn trong năm 2023

Xuất khẩu thủy sản đứng trước nhiều khó khăn trong năm 2023

VOV.VN - Xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong năm 2022 đạt mốc 11 tỷ USD là con số kỷ lục trong 20 năm qua. Tuy nhiên, một số dự báo cho thấy, năm 2023, xuất khẩu thuỷ sản sẽ gặp không ít khó khăn.

Duy trì thông suốt cho hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam – Trung Quốc
Duy trì thông suốt cho hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam – Trung Quốc

VOV.VN - Các cơ quan chức năng Việt Nam và Trung Quốc duy trì trao đổi thường xuyên, cùng tổ chức bảo đảm hoạt động thương mại và chuỗi cung ứng để duy trì thông suốt tạo thuận lợi cho hàng hóa xuất nhập khẩu giữa hai bên.

Duy trì thông suốt cho hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam – Trung Quốc

Duy trì thông suốt cho hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam – Trung Quốc

VOV.VN - Các cơ quan chức năng Việt Nam và Trung Quốc duy trì trao đổi thường xuyên, cùng tổ chức bảo đảm hoạt động thương mại và chuỗi cung ứng để duy trì thông suốt tạo thuận lợi cho hàng hóa xuất nhập khẩu giữa hai bên.

Cửa khẩu Lào Cai nhộn nhịp trở lại sau 3 năm vắng vẻ
Cửa khẩu Lào Cai nhộn nhịp trở lại sau 3 năm vắng vẻ

VOV.VN - Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai sau 3 năm vắng vẻ đã bắt đầu nhộn nhịp trở lại ngay trong ngày đầu tiên khi Trung Quốc tái mở cửa hậu Covid-19.

Cửa khẩu Lào Cai nhộn nhịp trở lại sau 3 năm vắng vẻ

Cửa khẩu Lào Cai nhộn nhịp trở lại sau 3 năm vắng vẻ

VOV.VN - Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai sau 3 năm vắng vẻ đã bắt đầu nhộn nhịp trở lại ngay trong ngày đầu tiên khi Trung Quốc tái mở cửa hậu Covid-19.

Lào mở lại cửa khẩu quốc tế Bohan - Boten với Trung Quốc
Lào mở lại cửa khẩu quốc tế Bohan - Boten với Trung Quốc

VOV.VN - Trung Quốc và Lào đã đồng ý mở lại cửa khẩu quốc tế đường bộ Bohan - Boten nối giữa tỉnh Vân Nam của Trung Quốc với tỉnh Luang Namtha của Lào hôm nay (8/1).

Lào mở lại cửa khẩu quốc tế Bohan - Boten với Trung Quốc

Lào mở lại cửa khẩu quốc tế Bohan - Boten với Trung Quốc

VOV.VN - Trung Quốc và Lào đã đồng ý mở lại cửa khẩu quốc tế đường bộ Bohan - Boten nối giữa tỉnh Vân Nam của Trung Quốc với tỉnh Luang Namtha của Lào hôm nay (8/1).

Điều chỉnh xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh tại Lạng Sơn từ 8/1/2023
Điều chỉnh xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh tại Lạng Sơn từ 8/1/2023

VOV.VN - UBND tỉnh Lạng Sơn thông báo việc thay đổi quy trình kiểm soát xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu; công tác phòng, chống dịch Covid-19 qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh.

Điều chỉnh xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh tại Lạng Sơn từ 8/1/2023

Điều chỉnh xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh tại Lạng Sơn từ 8/1/2023

VOV.VN - UBND tỉnh Lạng Sơn thông báo việc thay đổi quy trình kiểm soát xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu; công tác phòng, chống dịch Covid-19 qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh.