Quảng cáo thực phẩm chức năng như thần dược khiến người dùng hoang mang, bức xúc

VOV.VN - Thực phẩm chức năng đa dạng và nhiều chủng loại vẫn được quảng cáo như thần dược, khiến nhiều người mua và sử dụng không hiệu quả, ảnh hưởng đến bệnh tật, nguy hiểm đến tính mạng khiến dư luận bức xúc.

Thực phẩm chức năng (TPCN) xuất hiện tại thị trường Việt Nam từ những năm 2000. Từ chỗ TPCN chỉ có vài chục sản phẩm nhập khẩu, nhưng sau 20 năm TPCN đã hình thành thị trường nhất định tại Việt Nam với số lượng đăng ký mới hàng năm lên tới hàng chục nghìn sản phẩm, trong đó có trên 70% là sản phẩm sản xuất trong nước.

“Trăm hoa đua nở” khó biết thật, giả

Hiện nay, tỷ lệ người tiêu dùng trong nước đã biết và sử dụng TPCN lên đến trên 60% và dễ dàng mua TPCN ở nhiều nơi, từ cửa hàng, siêu thị, các nhà thuốc, các shop online, các website hoặc mạng xã hội… Sự quan tâm của người tiêu dùng càng tăng, càng phát sinh nhiều vi phạm liên quan đến chất lượng sản phẩm TPCN, khiến khó có một thị trường phát triển lành mạnh và bền vững.

Tại Hội thảo "Phát triển bền vững thị trường thực phẩm chức năng" do Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam; Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) phối hợp với Báo điện tử VTC News tổ chức ngày 20/12, PGS. TS Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) nêu rõ, nhiều đơn vị sản xuất kinh doanh TPCN không đúng chức năng, quảng cáo sai sự thật, quảng cáo TPCN như thuốc chữa bệnh để đánh lừa người tiêu dùng… Đây là thực trạng gây ảnh hưởng đến thị trường TPCN tại Việt Nam.

“Luật An toàn thực phẩm quy định, các đơn vị sản xuất kinh doanh chỉ được quảng cáo TPCN những nội dung đã được đăng ký, thẩm định và cơ quan chuyên môn cho phép. Thực tế, nhiều đơn vị còn lợi dụng hình ảnh các y bác sĩ, người nổi tiếng, diễn viên để quảng cáo TPCN là vi phạm pháp luật cần được xử lý”,  PGS. TS Nguyễn Thanh Phong nêu rõ.

Khẳng định TPCN cũng như các loại hàng hóa khác, một khi quảng cáo sai sự thật được coi là hàng giả vi phạm và chuyển xử lý hình sự, ông Nguyễn Đức Lê, Phó cục trưởng Cục Nghiệp vụ (Tổng cục Quản lý thị trường – Bộ Công Thương) cho biết, TPCN thật hoặc giả rất khó phân biệt nhưng có điều chắc chắn là sản phẩm giả được hình thành từ sản xuất, kinh doanh và lưu thông đã tác động trực tiếp đến sức khỏe và cơ hội chữa bệnh, hệ lụy để lại cho con người và toàn xã hội rất lớn. Bên cạnh đó, TPCN giả gây tổn hại đến uy tín của các DN làm ăn chân chính, xâm hại đến quyền lợi của người tiêu dùng cũng như uy tín của nền kinh tế Việt Nam.

Vì lợi nhuận thu được quá cao nên thời gia qua, nhiều tổ chức cá nhân gia tăng quảng cáo TPCN trên nhiều nền tảng, khiến công tác xử lý vi phạm vô cùng phức tạp. Theo TS. Trần Việt Nga, Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), chỉ tính riêng trong 3 năm gần đây, Cục đã cảnh báo 336 vi phạm về TMCN ngay trên website của Cục.

Cục cũng chuyển Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ TT&TT) xử lý 483 đường link (139 Facebook, 6 Youtube) và cung cấp thông tin chủ thể 29 website vi phạm quảng cáo. Chuyển Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) 89 website sàn TMĐT có vi phạm về bán TPCN. Năm 2021, Cục đã xử lý, yêu cầu rà soát và gỡ bỏ 79 gian hàng TMĐT với 107 sản phẩm vi phạm, năm 2022 đã xử lý 1.145 gian hàng vi phạm trên nền tảng TMĐT.

TPCN cần quy hoạch thành 1 ngành kinh tế

Với quan niệm “phòng hơn chống” trong bảo vệ và chăm sóc sức khỏe con người, thị trường TPCN còn dư địa rất lớn với tốc độ phát triển trên 10%/năm. Trước thực tế này, Dược sỹ Nguyễn Xuân Hoàng - Phó Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam cho rằng, vi phạm trong TPCN dù chỉ là những “hạt sạn” trong bối cảnh thị trường TPCN tại Việt Nam đang phát triển, nhưng số lượng DN sản xuất và kinh doanh TPCN tăng nhanh rất cần có môi trường kinh doanh bền vững.

Hiện nay, thị trường TPCN tại Việt Nam có mức độ tăng trưởng lên đến 12 tỷ USD/năm, song cơ chế quản lý thị trường sản phẩm vẫn chồng chéo bởi nhiều Bộ, ngành quản lý khiến thị trường cũng tự phát sinh nhiều bất ổn. Do đó ông Hoàng kiến nghị, nhà nước cần quy hoạch TPCN thành 1 ngành kinh tế để có cơ chế đào tạo, hỗ trợ cho lĩnh vực này.

“Bộ Y tế cần có chính sách để tiêu chuẩn hóa và quy chuẩn về độ ô nhiễm trong TPCN để từ đây tháo gỡ vướng mắc cho các DN sản xuất, kinh doanh TPCN. Khi có quy chuẩn cũng sẽ giảm tối đa các DN làm ẩu, thiếu tiêu chuẩn, không có phương pháp nghiên cứu vẫn có sản phẩm đưa ra thị trường. Đồng thời, khi có quy chuẩn chung còn tạo thuận lợi cho các khâu hậu kiểm”, ông Hoàng đề xuất.

Để phát triển bền vững thị trường TPCN thời gian tới, TS. Trần Việt Nga, Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết, ngoài việc tăng cường cung cấp thông tin chính thống về công dụng của TPCN, Cục sẽ tiếp tục phối hợp với cơ quan chức năng, hợp tác xử lý vi phạm về kinh doanh, quảng cáo TPCN trên các nền tảng mạng xã hội lớn như Facebook, Youtube. “Với việc thành lập Tổ Phản ứng nhanh có sự tham gia của 11 Bộ, ngành nhiều vụ việc vi phạm đã được xử lý ngay lập tức. Để hạn chế tình trạng tổ chức, cá nhân mạo danh lừa dối người tiêu dùng về TPCN, Cục cũng đề xuất cơ chế phối hợp với Bộ Công an để xử lý vấn đề này. Đồng thời, Cục An toàn thực phẩm sẽ can thiệp với các bệnh viện không cho phép các bác sỹ tham gia quảng cáo TPCN; thông qua cơ quan quản lý tác động không để các nghệ sỹ tham gia quảng cáo TPCN”, bà Nga nêu.

Đại diện Tổng cục Quản lý thị trường nêu giải pháp, cần phải có những công cụ được pháp luật thừa nhận, kịp thời hỗ trợ lực lượng chức năng khi thực thi nhiệm vụ. Nhất là các phương tiện, cơ sở để đánh giá, xác minh nhanh độ thật, giả của sản phẩm TPCN lưu thông trên thị trường. 

Phó cục trưởng Cục Nghiệp vụ, Tổng cục Quản lý thị trường cũng khuyến cáo người tiêu dùng không nên tự ý mua TPCN khi không qua tư vấn của cơ quan, đơn vị có chuyên môn hoặc mua theo trào lưu hoặc trên các chợ mạng. DN, người tiêu dùng khi phát hiện TPCN giả, vi phạm sở hữu trí tuệ, kém chất lượng cần phản ánh ngay đến lực lượng Quản lý thị trường gần nhất để được tiếp nhận và xử lý kịp thời./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Người nổi tiếng quảng cáo thực phẩm chức năng, nếu hàng "rởm" xin lỗi là xong?
Người nổi tiếng quảng cáo thực phẩm chức năng, nếu hàng "rởm" xin lỗi là xong?

VOV.VN - Người nổi tiếng hay bất kỳ ai khi làm nhiệm vụ quảng cáo thực phẩm chức năng hay bất kỳ sản phẩm nào, đều cần tìm hiểu kỹ về sản phẩm đó, tránh việc nói quá tác dụng, gây những nhầm lẫn, hiểu sai của người tiêu dùng.

Người nổi tiếng quảng cáo thực phẩm chức năng, nếu hàng "rởm" xin lỗi là xong?

Người nổi tiếng quảng cáo thực phẩm chức năng, nếu hàng "rởm" xin lỗi là xong?

VOV.VN - Người nổi tiếng hay bất kỳ ai khi làm nhiệm vụ quảng cáo thực phẩm chức năng hay bất kỳ sản phẩm nào, đều cần tìm hiểu kỹ về sản phẩm đó, tránh việc nói quá tác dụng, gây những nhầm lẫn, hiểu sai của người tiêu dùng.

Cảnh báo ma tuý "núp bóng" thực phẩm chức năng, đồ uống
Cảnh báo ma tuý "núp bóng" thực phẩm chức năng, đồ uống

VOV.VN - Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (C04, Bộ Công an) cho biết, trong thời gian qua, trên thế giới và Việt Nam xuất hiện 2 dạng ma túy núp bóng, đó là "Thực phẩm chức năng có chứa chất ma túy và ma túy được pha trộn, đóng gói dưới dạng thực phẩm, đồ uống".

Cảnh báo ma tuý "núp bóng" thực phẩm chức năng, đồ uống

Cảnh báo ma tuý "núp bóng" thực phẩm chức năng, đồ uống

VOV.VN - Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (C04, Bộ Công an) cho biết, trong thời gian qua, trên thế giới và Việt Nam xuất hiện 2 dạng ma túy núp bóng, đó là "Thực phẩm chức năng có chứa chất ma túy và ma túy được pha trộn, đóng gói dưới dạng thực phẩm, đồ uống".

Yêu cầu Bộ Y tế rà soát toàn bộ nội dung quảng cáo thuốc, thực phẩm chức năng
Yêu cầu Bộ Y tế rà soát toàn bộ nội dung quảng cáo thuốc, thực phẩm chức năng

VOV.VN - Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ Y tế rà soát, chịu trách nhiệm xác nhận nội dung chuyên môn liên quan đến các loại thuốc, thực phẩm chức năng trong quảng cáo trước khi phát hành.

Yêu cầu Bộ Y tế rà soát toàn bộ nội dung quảng cáo thuốc, thực phẩm chức năng

Yêu cầu Bộ Y tế rà soát toàn bộ nội dung quảng cáo thuốc, thực phẩm chức năng

VOV.VN - Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ Y tế rà soát, chịu trách nhiệm xác nhận nội dung chuyên môn liên quan đến các loại thuốc, thực phẩm chức năng trong quảng cáo trước khi phát hành.