Sau khi các tổ chức tín dụng tất toán, giá vàng sẽ giảm

(VOV) -Chênh lệch vàng trong nước-thế giới sẽ về mức 1 triệu đồng/lượng, nhưng phải mất ít nhất 1-3 tháng.

Thời hạn để các tổ chức tín dụng (TCTD) tất toán trạng thái vàng đến hôm nay (30/6) là kết thúc. Phó Thống đốc NHNN Việt Nam Nguyễn Đồng Tiến cho biết: “Các TCTD cơ bản đã tất toán trạng thái vàng”. Và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng ra một chỉ đạo “thép” là không có chuyện ‘du di’ cho bất cứ TCTD nào trong việc đóng  trạng thái vàng.

Phó Thống đốc cũng khẳng định rằng: Giải pháp trước mắt không phải kéo giá vàng trong nước gần với thế giới mà là ổn định thị trường vàng, cơ cấu lại hệ thống tổ chức kinh doanh vàng. Việc NHNN nhập và đấu thầu vàng thời gian qua đã thu được hàng nghìn tỷ đồng từ việc đấu thầu vàng mà trước đây rơi vào các tổ chức trung gian.

Cũng theo ý kiến các chuyên gia, không nên gia hạn cho những TCTD chưa hoàn thành nhiệm vụ, vì họ không có sự nỗ lực. Chuyện xử lý mạnh các TCTD như vậy là cần thiết.

Với việc NHNN bơm ra thị trường hàng chục tấn vàng, đến một mức nào đó khi người dân và ngân hàng không còn trong cơn ‘khát’ vàng nữa thì giao dịch sẽ chậm đi và mức cầu sẽ không cao như trước. Một số DN cho rằng, đây là điều đáng mừng, vì dân chúng không còn mặn mà giao dịch vàng nữa thì sẽ tạo ra sự ổn định. Thị trường cần phải có thời gian, việc hạ nhiệt nhanh có thể gây sốc cho thị trường nói chung. Nhiều người tin rằng, sau khi các TCTD tất toán được trạng thái, với việc cung vàng qua đấu thầu của NHNN sẽ làm cho chênh lệch giá giảm được nhanh.

“Sau 30/6 giá vàng chắc chắn sẽ giảm nhưng không phải giảm ngay mà phải mất từ 1-3 tháng và cũng không thể kỳ vọng giá vàng trong nước sẽ sát với giá vàng thế giới ngay được” – ông Nguyễn Trí Hiếu nói.

Theo phản ánh của các DN kinh doanh vàng, ngoài khối lượng mà các NHTM mua đón trạng thái thì lượng vàng giao dịch trên thị trường thấp hơn nhiều lần các giao dịch của những năm trước. “Sau 30/6, NHNN vẫn tiếp tục bán vàng ra bình ổn với giá thấp hơn dần dần so với giá thị trường thì chỉ trong vòng 2-3 tháng NHNN sẽ kéo khoảng cách chênh lệch về sát với giá thế giới, ít nhất là trong tầm 1 triệu đồng/lượng” – ông Quang, đại diện một DN kinh doanh vàng tại Hà Nội nói.

Tiền đề xây dựng sàn vàng Quốc gia

Nghị định 24 về quản lý kinh doanh vàng ra đời đã góp phần làm cho thị trường đi theo hướng mới. Việc quy vàng miếng về một mối là tiền đề rất tốt để khi thị trường qua giai đoạn quá độ ổn định thì có thể phát hành chứng chỉ, xây dựng sàn vàng Quốc gia hoặc đưa vào ký quỹ để các thành viên thị trường có thể giao dịch mà không cần vàng vật chất.

Tuy nhiên, tất cả tập trung vào một thương hiệu SJC đã khiến một lượng vàng lưu thông tương đối lớn ngoài thị trường nằm ngoài tầm kiểm soát và trong giao dịch cầm chừng. Trong khi chúng ta lại chưa chuẩn bị cho sự co hẹp đó, dẫn đến thanh khoản bị yếu đi. Cùng với việc trùng vào thời điểm các ngân hàng phải đóng trạng thái vàng dẫn đến những bất ổn.

Mục tiêu chống vàng hóa nền kinh tế bước đầu đã có kết quả nhưng thực sự chưa được như mong muốn và nếu chỉ cần lơi là một chút thì tình trạng này lại xảy ra mạnh hơn. Bởi lẽ, thị trường vàng Việt Nam có những đặc thù “chẳng giống ai”. Rất nhiều người dân sở hữu, mua bán vàng không phải vì lý do thương mại, mà họ giữ vàng bất cứ lúc nào. Vàng luôn là tài sản đảm bảo. Ngay cả trong lúc nền kinh tế phồn thịnh người dân vẫn giữ vàng. Ở các nước trên thế giới, khi nền kinh tế ổn định, dân không giữ vàng, vì giữ vàng không làm tăng lợi nhuận. Có tiền, họ sẽ mua chứng khoán, mua trái phiếu để sinh lời, khi đồng tiền ổn định dân thường bán vàng ra. Hiện tượng đó không xảy ra ở Việt Nam, nên khi giá vàng xuống và có thể còn xuống thấp hơn nữa thì người dân vẫn muốn tích trữ vàng.

Theo ông Nguyễn Trí Hiếu và một số chuyên gia, đa phần trên thế giới không giao dịch bằng vàng trao tay như nước ta mà chủ yếu chỉ ký quỹ ở ngân hàng hoặc trao đi đổi lại quyền được hưởng trên số vàng đó. Tình hình chính trị Việt Nam ổn định, hoàn toàn thích ứng cho việc mở sàn giao dịch vàng hoặc có những biện pháp phát hành chứng chỉ vàng. Việc quy về một loại vàng rất thích hợp cho việc sau này chúng ta có thể phát hành chứng chỉ vàng, đồng thời cho người dân lưu ký và mua đi bán lại chứng chỉ đó, điều đó sẽ làm cho việc huy động vàng vất chất ở trong dân vào trong ngân hàng NHN sẽ dễ dàng hơn.

Không nên chạy theo ‘sóng’ vàng

Một vài ngày gần đây, thị trường vàng trải qua những cơn nóng, lạnh thất thường khiến bao “kẻ khóc, người cười”. Nhiều người bày tỏ nghi hoặc, sau 30/6 thị trường vàng không biết sẽ đi về đâu? Theo chuyên gia tài chính-ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu: “Giá vàng vẫn trong tình trạng ‘lình xình’ vì không có sự liên thông giữa vàng trong nước và thế giới, thành ra mỗi thị trường vận hành theo đặc thù của nó”.

Hiện tại ở Việt Nam, nhu cầu vàng vẫn còn lớn và nhu cầu này sẽ tồn tại trong một thời gian nữa, ngay cả sau ngày 30/6. Sau thời điểm này, nhiều người kỳ vọng thị trường vàng sẽ đi vào ổn định hơn.

Còn theo diễn biến thị trường những ngày qua, một chủ DN kinh doanh vàng có uy tín trên địa bàn TP Hà Nội cho biết: Khi giá vàng trong nước và quốc tế chênh lệch, người dân cũng nghi ngại với việc đi mua. Với những người có tiền tiết kiệm thì họ cũng vẫn mua vào, nhưng những người có kiến thức về kinh tế và những người có kinh nghiệm thì họ sẽ không mua vào thời điểm này.

Chỉ mới tuần trước, thị trường vàng trong nước còn khá trầm lắng. Khi giá vàng thế giới lao dốc một số người đã kiên nhẫn chờ giá vàng trong nước xuống thấp hơn để mua vào. Thế nhưng, tình trạng “vỡ trận” đã xảy ra khi giá vàng giảm sâu (nhưng vẫn cao hơn thế giới 6 triệu đồng/lượng), nhiều người đổ xô đi mua vàng. Các cửa hàng phải hẹn sang tuần sau mới có vàng trả cho khách. Nhiều người đã phải ngậm quả đắng khi chưa đầy 2 ngày đã mất một khoản tiền lớn. Nhưng cũng có người hả hê vì kiếm được một khoản mà không phải tốn nhiều công sức./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Quay đầu giảm, giá vàng về 37,7 triệu đồng/lượng
Quay đầu giảm, giá vàng về 37,7 triệu đồng/lượng

(VOV) - Sau khi liên tục tăng, đến thời điểm 10h30, giá vàng SJC quay đầu giảm tới 300.000 đồng/lượng.

Quay đầu giảm, giá vàng về 37,7 triệu đồng/lượng

Quay đầu giảm, giá vàng về 37,7 triệu đồng/lượng

(VOV) - Sau khi liên tục tăng, đến thời điểm 10h30, giá vàng SJC quay đầu giảm tới 300.000 đồng/lượng.

Vàng có tuần biến động giá mạnh nhất: Dân tranh thủ đầu cơ
Vàng có tuần biến động giá mạnh nhất: Dân tranh thủ đầu cơ

(VOV) - Ở thời điểm giảm thấp nhất trong tuần, giá vàng trong nước mất tới 4,35 triệu đồng/lượng.

Vàng có tuần biến động giá mạnh nhất: Dân tranh thủ đầu cơ

Vàng có tuần biến động giá mạnh nhất: Dân tranh thủ đầu cơ

(VOV) - Ở thời điểm giảm thấp nhất trong tuần, giá vàng trong nước mất tới 4,35 triệu đồng/lượng.

Giá vàng và những cơn nóng lạnh của kẻ khóc, người cười
Giá vàng và những cơn nóng lạnh của kẻ khóc, người cười

(VOV) - Nhiều người cho rằng giá khó giảm tiếp nên cố mua trước khi giá tăng cao trở lại.

Giá vàng và những cơn nóng lạnh của kẻ khóc, người cười

Giá vàng và những cơn nóng lạnh của kẻ khóc, người cười

(VOV) - Nhiều người cho rằng giá khó giảm tiếp nên cố mua trước khi giá tăng cao trở lại.

Giá vàng nhảy múa, người dân nườm nượp đi mua vào
Giá vàng nhảy múa, người dân nườm nượp đi mua vào

(VOV)-Nhiều khách hàng mang một túi tiền nặng đến mua vàng nhưng quay ra chỉ với tờ giấy hẹn: "Tuần sau lấy vàng".

Giá vàng nhảy múa, người dân nườm nượp đi mua vào

Giá vàng nhảy múa, người dân nườm nượp đi mua vào

(VOV)-Nhiều khách hàng mang một túi tiền nặng đến mua vàng nhưng quay ra chỉ với tờ giấy hẹn: "Tuần sau lấy vàng".

Giá vàng tăng 2 triệu, lên 37 triệu đồng/lượng
Giá vàng tăng 2 triệu, lên 37 triệu đồng/lượng

(VOV) -15h30 ngày 28/6, vàng SJC bán ra lên 36,9 triệu đồng/lượng, cao hơn vàng thế giới trên 6 triệu đồng/lượng.

Giá vàng tăng 2 triệu, lên 37 triệu đồng/lượng

Giá vàng tăng 2 triệu, lên 37 triệu đồng/lượng

(VOV) -15h30 ngày 28/6, vàng SJC bán ra lên 36,9 triệu đồng/lượng, cao hơn vàng thế giới trên 6 triệu đồng/lượng.