Tăng trưởng giá trị chăn nuôi theo giai đoạn, hướng tới đạt 5-6,5 triệu tấn thịt/năm

VOV.VN - Tại hội nghị, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đặt mục tiêu tăng trưởng giá trị sản xuất chăn nuôi giai đoạn 2021-2025 ở mức từ 4-5%/năm; giai đoạn 2026-2030 trung bình từ 3-4%/năm.

Sáng 15/9, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chủ trì Hội nghị về Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2020-2030 tầm nhìn 2040”. Tại hội nghị, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đặt mục tiêu tăng trưởng giá trị sản xuất chăn nuôi giai đoạn 2021-2025 ở mức từ 4-5%/năm; giai đoạn 2026-2030 trung bình từ 3-4%/năm.

Giai đoạn 2008-2020, ngành chăn nuôi nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, hình thành hệ sinh thái đầy đủ theo hướng hiện đại, hình thành khung khổ pháp lý theo hướng hội nhập. Ngành chăn nuôi đã tạo sinh kế cho 6 đến 6,5 triệu hộ trong tổng số 8,6 triệu hộ sản xuất nông nghiệp, góp phần thay đổi bộ mặt của khu vực nông thôn. Tuy nhiên, ngành chăn nuôi ở nước ta còn chủ yếu là chăn nuôi nông hộ nhỏ lẻ. Công tác kiểm soát dịch bệnh còn nhiều bất cập, nhất là khu vực chăn nuôi nông hộ và giết mổ nhỏ lẻ. Nhiều dịch bệnh nguy hiểm, luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát trên diện rộng; Tổ chức sản xuất chăn nuôi theo chuỗi liên kết còn chiếm tỷ trọng thấp…

Theo định hướng phát triển chăn nuôi đến năm 2030, một trong những mục tiêu chính mà Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đặt ra là ổn định quy mô công suất thiết kế các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi công nghiệp đến năm 2030 từ 40-45 triệu tấn, sản lượng thực tế từ 30-32 triệu tấn, chiếm khoảng 70% thức ăn tinh tổng số. Cùng với đó, nâng cao năng lực vận chuyển, giết mổ tập trung theo hướng hiện đại bảo đảm an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường và đối xử nhân đạo với vật nuôi; phát triển mạnh công nghiệp chế biến và chế biến sâu sản phẩm chăn nuôi.

Phân tích những tồn tại và dự báo nhu cầu thực phẩm về các sản phẩm chăn nuôi trong nước và các nước trong khu vực sẽ tiếp tục tăng cao thời gian tới, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho rằng, đến nay Việt Nam đã trở thành quốc gia xuất khẩu nông sản xếp thứ 15 trên thế giới. Đây là lợi thế quan trọng mà ngành chăn nuôi cần tận dụng. Bên cạnh việc phát triển bền vững để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, ngành chăn nuôi còn tăng cường xuất khẩu các sản phẩm với sự vào cuộc của cả 3 khu vực gồm: Nhà nước, doanh nghiệp và nông dân.

"Phải xác định lại vị thế của ngành chăn nuôi trên cơ sở nền tảng của ngành nông nghiệp. Chúng ta xuất khẩu nông sản xếp thứ 15 thế giới tới đây tiếp tục chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước là tiếp tục hội nhập mà chăn nuôi được xác định là ngành trụ cột trong lĩnh vực nông nghiệp, phải tận dụng cơ hội này.

Đồng thời khắc phục những tồn tại trong giai đoạn vừa qua để tổ chức lại. Xác định những định hướng trong phát triển, định hướng lớn là phải lấy 3 trục: kinh tế, môi trường an sinh là hiệu quả bền vững của ngành chăn nuôi. Thay đổi lại kết cấu ngành hàng cho phù hợp, trước hết là cho nhu cầu trong nước và tiến tới xuất khẩu" - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh.

Phát biểu tại hội nghị, khẳng định vai trò quan trọng của ngành chăn nuôi trong đảm bảo an ninh lương thực và thực phẩm, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh: Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2020-2030 tầm nhìn 2040 là công cụ để định hướng phát triển để ngành chăn nuôi nâng cao sức cạnh tranh và phát triển bền vững, qua đó đóng góp cho tăng trưởng của nền kinh tế. Chiến lược có ý nghĩa hết sức quan trọng để vừa định hướng và kiểm soát phát triển theo hướng nâng cao khả năng cạnh tranh, bảo vệ môi trường, an toàn dịch bệnh./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đức dừng xuất khẩu thịt lợn sang thị trường ngoài EU
Đức dừng xuất khẩu thịt lợn sang thị trường ngoài EU

VOV.VN - Ngày 14/9, Bộ Nông nghiệp Đức cho biết, Đức đã dừng xuất khẩu thịt lợn sang các quốc gia ngoài Liên minh châu Âu (EU) từ cuối tuần qua sau khi nước này xác nhận trường hợp lợn rừng mắc bệnh tả lợn châu Phi đầu tiên hôm 10/9.

Đức dừng xuất khẩu thịt lợn sang thị trường ngoài EU

Đức dừng xuất khẩu thịt lợn sang thị trường ngoài EU

VOV.VN - Ngày 14/9, Bộ Nông nghiệp Đức cho biết, Đức đã dừng xuất khẩu thịt lợn sang các quốc gia ngoài Liên minh châu Âu (EU) từ cuối tuần qua sau khi nước này xác nhận trường hợp lợn rừng mắc bệnh tả lợn châu Phi đầu tiên hôm 10/9.

Lợn nhập khẩu đổ về khiến giá thịt trong nước giảm mạnh
Lợn nhập khẩu đổ về khiến giá thịt trong nước giảm mạnh

VOV.VN - Không còn khan hiếm nguồn cung do tái đàn mạnh, lợn nhập khẩu nhiều, giá thịt lợn trong nước đã bắt đầu “hạ nhiệt”.

Lợn nhập khẩu đổ về khiến giá thịt trong nước giảm mạnh

Lợn nhập khẩu đổ về khiến giá thịt trong nước giảm mạnh

VOV.VN - Không còn khan hiếm nguồn cung do tái đàn mạnh, lợn nhập khẩu nhiều, giá thịt lợn trong nước đã bắt đầu “hạ nhiệt”.

Giá lợn hơi giảm mạnh nhưng giá thịt lợn ở chợ giảm nhỏ giọt
Giá lợn hơi giảm mạnh nhưng giá thịt lợn ở chợ giảm nhỏ giọt

VOV.VN - Giá lợn hơi đã giảm từ 15.000 - 18.000 đồng/kg giá thịt lợn ở các chợ truyền thống tại TP.HCM chỉ giảm nhỏ giọt, không tương ứng với giá lợn hơi.

Giá lợn hơi giảm mạnh nhưng giá thịt lợn ở chợ giảm nhỏ giọt

Giá lợn hơi giảm mạnh nhưng giá thịt lợn ở chợ giảm nhỏ giọt

VOV.VN - Giá lợn hơi đã giảm từ 15.000 - 18.000 đồng/kg giá thịt lợn ở các chợ truyền thống tại TP.HCM chỉ giảm nhỏ giọt, không tương ứng với giá lợn hơi.