Tết Nguyên đán 2020, Hà Nội cần khoảng 44.600 tấn thịt lợn

VOV.VN - Theo Sở Công Thương Hà Nội, dự kiến Tết Nguyên đán năm nay, Hà Nội cần khoảng 44.600 tấn thịt lợn, nhưng tổng đàn lợn đã giảm khoảng 20% do dịch bệnh...

Tìm giải pháp đảm bảo cung- cầu nguồn thịt lợn, bình ổn thị trường tránh xảy ra tình trạng khan hàng, ép giá, đẩy giá lên cao dịp cuối năm, đặc biệt dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán 2020 là vấn đề được đặc biệt quan tâm tại Hội nghị Giao thương kết nối cung- cầu hàng hóa giữa thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố năm 2019 vừa diễn ra tại Hà Nội.

Theo Sở Công Thương Hà Nội, dự kiến Tết Nguyên đán năm nay, Hà Nội cần khoảng 44.600 tấn thịt lợn, nhưng hiện nay, tổng đàn lợn đã giảm khoảng 20% do dịch tả lợn châu Phi. Trong trường hợp nguồn cung khan hiếm, Sở Công Thương Hà Nội và các doanh nghiệp sẽ nhập khẩu thịt lợn từ Pháp, Indonesia.

Bên cạnh việc dự trữ, nhằm đáp ứng được số lượng thịt lợn còn thiếu, thành phố Hà Nội còn tăng cường dự trữ các sản phẩm thay thế như: thịt trâu, bò, thủy sản, trứng gia cầm.

Theo phân tích của Tổng cục thống kê, dự kiến Quý IV này, tổng nhu cầu tiêu thụ thịt lợn là khoảng 600.000 tấn.

Ông Nguyễn Doãn Toản, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cho biết, đến thời điểm này, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thành phố đã triển khai hoạt động sản xuất, ký kết hợp đồng khai thác hàng hóa bảo đảm phục vụ nhu cầu mua sắm trong dịp Tết. Song hành cùng việc đó là đang tìm mọi giải pháp đề nghị các tỉnh, thành phố kết nối với nhà sản xuất đưa hàng về Hà Nội, đặc biệt là mặt hàng thịt lợn.

Ông Nguyễn Doãn Toản chỉ rõ: "Thịt lợn, thịt gà hiện cơ bản đáp ứng đủ trong điều kiện bình thường nhưng vẫn phải khai thác thêm từ các tỉnh. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi đã gây thiệt hại cho các cơ sở chăn nuôi trên địa bàn thành phố. Tổng đàn lợn bị thiệt hại khoảng 30% nên dự báo nguồn cung thịt lợn thiếu hụt trong dịp Tết Nguyên đán rất cần khai thác thêm thịt lợn và các sản phẩm thay thế khác như thủy hải sản và thực phẩm chế biến từ các địa phương về Hà Nội.

Nhu cầu tiêu thụ về thực phẩm sạch, thực phẩm an toàn chất lượng ngày càng tăng, thị trường tiêu thụ nông sản thực phẩm của người dân thành phố ngày càng khắt khe, yêu cầu cao hơn.

Và để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân Thủ đô đặc biệt trong dịp cuối năm, Tết Nguyên đán Canh Tí năm 2020, thành phố Hà Nội phối hợp với Bộ Công thương chỉ đạo các đơn vị chức năng tổ chức Hội nghị kết nối cung cầu giữa các tỉnh, thành phố với Hà Nội nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp và các địa phương có nhiều cơ hội hợp tác giao thương để phát triển sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm một cách bền vững đáp ứng nhu cầu còn thiếu về nguồn cung góp phần bình ổn giá thị trường Hà Nội trong dịp Tết Nguyên đán  2020".

Theo phân tích của Tổng cục thống kê, dự kiến Quý IV này, tổng nhu cầu tiêu thụ thịt lợn là khoảng 600.000 tấn và với mức cung căn cứ trên tổng đàn lợn của tháng 10 năm nay và mức nhập khẩu như hiện nay cho thấy: Tổng cung thịt lợn sẽ là hơn 400.000 tấn, thiếu hụt hơn 200.000 tấn thịt lợn.

Hiện nay, theo chức năng nhiệm vụ được giao, việc công nhận thị trường được nhập khẩu thịt lợn và lợn thịt chính thức vào Việt Nam và việc kiểm soát nhập khẩu mặt hàng thịt lợn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì thực hiện.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện có 24 quốc gia được nhập khẩu thịt lợn chính ngạch vào Việt Nam. Vì vậy, Bộ Công Thương phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức các hội thảo hướng dẫn và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chế biến, phân phối thực phẩm, đặc biệt là các doanh nghiệp đã đăng ký tham gia Chương trình bình ổn thị trường tại các địa phương nhập khẩu lượng thịt lợn thiếu hụt để bình ổn thị trường dịp cuối năm và Tết Nguyên đán.

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương đề xuất các địa phương, bộ, ban, ngành liên quan cần tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, tránh tình trạng găm hàng, tăng giá dịp cuối năm.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải nhận định, dịp Tết Nguyên đán 2020 sẽ thiếu 70.000 - 90.000 tấn thịt lợn hơi, vì vậy, để đảm bảo nhu cầu tiêu dùng là nhiệm vụ hết sức quan trọng.

Nhu cầu tiêu thụ về thực phẩm sạch, thực phẩm an toàn chất lượng ngày càng tăng...

Theo Thứ trưởng: "Chúng ta cũng phải nhìn nhận rõ ràng việc nguồn cung cho mặt hàng thịt lợn rõ ràng có sự thiếu hụt. Từ nay đến cuối năm mỗi tháng cũng thiếu mấy chục nghìn tấn - đây là những con số và thực tiễn mà tôi nghĩ các địa phươn có thể biết hơn ai hết.

Cho nên tôi nghĩ đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và đặc biệt đề nghị các lãnh đạo các địa phương, thành phố các sở công thương cần kết hợp chặt chẽ với Sở NN và PTNN để xác định tình hình thực tiễn một cách cụ thể từ đó xác định thiếu như thế nào và đảm bảo nguồn cung, có công tác bình ổn. Đặc biệt là mặt hàng thịt lợn trong dịp trước Tết, trong và kể cả ngay sau Tết thì đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng".

Tại cuộc họp với các bộ, ngành về cung ứng hàng hóa dịp Tết Nguyên đán 2020 vừa được tổ chức mới đây, trước thông tin nguồn cung thịt lợn giảm sút, có thể thiếu khoảng 200 tấn thịt lợn trong dịp cuối năm, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ đã chỉ đạo Bộ Công Thương và Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn rà soát, xem xét nhập khẩu thịt lợn để bổ sung, đảm bảo cho nhân dân có đủ thịt lợn ăn Tết.

Theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, việc nhập khẩu thịt lợn đảm bảo theo tinh thần là Chính phủ điều hòa cung- cầu thịt lợn để đảm bảo hài hòa lợi ích người sản xuất, doanh nghiệp và người tiêu dùng trong lưu thông, phân phối. Tuy nhiên, việc nhập khẩu thịt lợn chỉ là giải pháp tạm thời để giải quyết nhu cầu trước mắt của thị trường, nhằm bình ổn giá thịt lợn, không nhập thường xuyên.

Ông Nguyễn Công Trưởng, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn, cho biết, thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ, ngay từ bây giờ, địa phương biên giới Lạng Sơn lên phương án tập trung giám sát chặt chẽ và hạn chế tối đa việc buôn bán thịt lợn sang nước láng giềng nhằm vừa giữ được nguồn cung cho thị trường trong nước vừa tránh tình trạng lây lan dịch bệnh trong nước.

Thực tế cho thấy, 2 tháng cuối năm này và Quý đầu năm 2020 là thời điểm có nhu cầu sử dụng thịt lợn cao nhất, nếu không đáp ứng đủ nguồn cung sẽ dẫn đến thiếu thịt lợn cục bộ, mất cân đối giữa các vùng miền, đảo lộn về giá cả. Do đó, các bộ, ngành và doanh nghiệp phải cùng chung tay tháo gỡ khó khăn, cùng vào cuộc để tăng nguồn cung, thông tin thị trường chính xác để tránh gây bất ổn tâm lý cả người chăn nuôi và người tiêu dùng. Việc điều tiết thị trường phải cân nhắc, kiểm soát kỹ cả nhập và xuất để ổn định thị trường.

Để đảm bảo nguồn cung thịt lợn dịp Tết, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ chỉ đạo: Bộ Công Thương cần có kế hoạch nhập từng tháng bao nhiêu, phải sớm có báo cáo với Chính phủ và có thông cáo báo chí để công bố công khai cho người dân, tránh lạm phát kỳ vọng, đầu cơ tích trữ, gian lận thương mại.

Đặc biệt, Bộ Công Thương cũng lưu ý các địa phương cần định hướng cho các doanh nghiệp chế biến thực phẩm trên địa bàn tăng cường việc đưa ra các sản phẩm thịt lợn chế biến sẵn mới, như: Thịt kho tàu, nhân bánh chưng, chân giò muối… được chế biến từ thịt lợn đông lạnh nhập khẩu, nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu, thị hiếu của người dân và thay thế một phần nhu cầu sử dụng thịt nóng trên thị trường.../.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Sức mua thực phẩm Tết tại TPHCM bắt đầu tăng
Sức mua thực phẩm Tết tại TPHCM bắt đầu tăng

VOV.VN - Đến thời điểm này, sức mua hàng thực phẩm tết tại TP.HCM đã bắt đầu nhích tăng, nhưng giá cả không biến động nhiều.

Sức mua thực phẩm Tết tại TPHCM bắt đầu tăng

Sức mua thực phẩm Tết tại TPHCM bắt đầu tăng

VOV.VN - Đến thời điểm này, sức mua hàng thực phẩm tết tại TP.HCM đã bắt đầu nhích tăng, nhưng giá cả không biến động nhiều.

Thiếu nguồn cung trầm trọng, giá thịt lợn tại Trà Vinh tăng cao kỷ lục
Thiếu nguồn cung trầm trọng, giá thịt lợn tại Trà Vinh tăng cao kỷ lục

VOV.VN - Hiện giá thịt lợn trên địa bàn tỉnh Trà Vinh đang tăng cao kỷ lục, các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm phục vụ Tết đua nhau gom hàng.

Thiếu nguồn cung trầm trọng, giá thịt lợn tại Trà Vinh tăng cao kỷ lục

Thiếu nguồn cung trầm trọng, giá thịt lợn tại Trà Vinh tăng cao kỷ lục

VOV.VN - Hiện giá thịt lợn trên địa bàn tỉnh Trà Vinh đang tăng cao kỷ lục, các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm phục vụ Tết đua nhau gom hàng.

TPHCM yêu cầu nhập khẩu thịt lợn để phục vụ dịp Tết
TPHCM yêu cầu nhập khẩu thịt lợn để phục vụ dịp Tết

VOV.VN - Sở Công thương TPHCM làm việc với doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn thị trường hàng hóa Tết Nguyên đán, nhất là nguồn cung thịt lợn.

TPHCM yêu cầu nhập khẩu thịt lợn để phục vụ dịp Tết

TPHCM yêu cầu nhập khẩu thịt lợn để phục vụ dịp Tết

VOV.VN - Sở Công thương TPHCM làm việc với doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn thị trường hàng hóa Tết Nguyên đán, nhất là nguồn cung thịt lợn.

Giá thịt lợn tăng cao dịp cuối năm do thiếu nguồn cung
Giá thịt lợn tăng cao dịp cuối năm do thiếu nguồn cung

VOV.VN - Dự báo thiếu nguồn cung thịt lợn; cơ hội và thách thức từ Hiệp định EVFTA,… là những thông tin kinh tế đáng chú ý trong 24 giờ qua.

Giá thịt lợn tăng cao dịp cuối năm do thiếu nguồn cung

Giá thịt lợn tăng cao dịp cuối năm do thiếu nguồn cung

VOV.VN - Dự báo thiếu nguồn cung thịt lợn; cơ hội và thách thức từ Hiệp định EVFTA,… là những thông tin kinh tế đáng chú ý trong 24 giờ qua.

Sẽ xem xét nhập khẩu thịt lợn
Sẽ xem xét nhập khẩu thịt lợn

VOV.VN - Bộ NN&PTNT cần nhanh chóng công bố tình trạng và đưa ra các giải pháp đáp ứng cung - cầu, bù đắp thiếu hụt, nhất là trong dịp Lễ, Tết.

Sẽ xem xét nhập khẩu thịt lợn

Sẽ xem xét nhập khẩu thịt lợn

VOV.VN - Bộ NN&PTNT cần nhanh chóng công bố tình trạng và đưa ra các giải pháp đáp ứng cung - cầu, bù đắp thiếu hụt, nhất là trong dịp Lễ, Tết.

Dự báo thiếu khoảng 200.000 tấn thịt lợn những tháng cuối năm
Dự báo thiếu khoảng 200.000 tấn thịt lợn những tháng cuối năm

VOV.VN - Bộ Công Thương đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường mặt hàng thịt lợn những tháng cuối năm.

Dự báo thiếu khoảng 200.000 tấn thịt lợn những tháng cuối năm

Dự báo thiếu khoảng 200.000 tấn thịt lợn những tháng cuối năm

VOV.VN - Bộ Công Thương đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường mặt hàng thịt lợn những tháng cuối năm.