Tổng giám đốc IMF: Kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn trong năm 2023

VOV.VN - Bà Georgieva khẳng định, đang có 1 mùa Đông khó khăn tại châu Âu và mùa Đông tiếp theo vào năm tới còn có thể khó khăn hơn, nhưng châu Âu sẽ dần thoát khỏi sự phụ thuộc vào Nga về năng lượng.

Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva vừa tiếp tục cảnh báo, nền kinh tế thế giới trong năm 2023 sẽ đối mặt nhiều khó khăn. Châu Âu sẽ phải đối mặt với một mùa Đông gian khó và tình trạng này thậm chí còn nghiêm trọng hơn vào mùa Đông năm tới, khi Liên minh châu Âu (EU) tìm cách chấm dứt sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga.

Đây cũng là nhận định của Thủ tướng Đức Olaf Scholz và người đồng cấp Anh Rishi Sunak, khi cả 2 đều thừa nhận những khó khăn này sẽ không mất đi trong năm tới trong bài phát biểu năm mới 2023 của mình.

Người đứng đầu IMF nhận định thêm, đối với hầu hết các nền kinh tế thế giới, 2023 sẽ là một năm khó khăn hơn cả những năm đã qua, bởi 3 nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ, Liên minh châu Âu và Trung Quốc đều tăng trưởng chậm. Mỹ có “kiên cường hơn” và nước này có thể tránh được nguy cơ suy thoái vào năm 2023.

“Chúng ta chứng kiến cuộc xung đột ở Ukraine đã kìm hãm kinh tế châu Âu lớn như thế nào. Tác động lan rộng của cuộc xung đột, ảnh hưởng mạnh đến giá lương thực và giá năng lượng, lạm phát trên toàn cầu, dẫn đến các điều kiện tài chính bị thắt chặt, qua đó dội gáo nước lạnh vào sự phục hồi và tăng trưởng kinh tế thế giới. Một nguyên nhân khác là sự suy giảm tăng trưởng kinh tế đồng thời ở Mỹ, ở châu Âu và cả ở Trung Quốc là rất lớn”, bà Georgieva chỉ ra.

Theo người đứng đầu IMF, lần đầu tiên sau 40 năm, tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc trong năm 2022 có thể sẽ bằng hoặc thấp hơn tốc độ tăng trưởng toàn cầu. Bên cạnh đó, sự bùng phát các ca nhiễm Covid-19 theo như dự báo ở nước này trong những tháng tới, nhiều khả năng sẽ tác động nhiều hơn đến nền kinh tế Trung Quốc trong năm nay, khiến tốc độ tăng trưởng của khu vực cũng như thế giới chậm lại. Trong khi đó, một nửa Liên minh châu Âu (EU) sẽ suy thoái trong năm sau.

Theo bà Georgieva, triển vọng của các thị trường mới nổi thậm chí còn tồi tệ hơn vì mức nợ cao và đồng USD mạnh. IMF dự đoán 1/3 nền kinh tế toàn cầu sẽ suy thoái trong năm 2023.

Trước đó, tháng 10/2022, IMF đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023, trong bối cảnh các nước đang chịu tác động từ cuộc xung đột ở Ukraine, giá năng lượng và thực phẩm tăng, lạm phát leo thang và lãi suất tăng mạnh.

IMF cho rằng, kinh tế thế giới năm 2023 sẽ chỉ tăng trưởng 2,7%, thấp hơn mức dự báo 2,9% IMF đưa ra hồi tháng 7/2022./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Xu hướng lãi suất quốc tế còn tăng, Việt Nam khó đi ngược dòng chảy chung của thế giới
Xu hướng lãi suất quốc tế còn tăng, Việt Nam khó đi ngược dòng chảy chung của thế giới

VOV.VN - Tại cuộc họp báo tổng kết nhiệm vụ năm 2022 - định hướng năm 2023 ngành ngân hàng, đại diện NHNN nhận định: Xu hướng lãi suất quốc tế còn tăng, Việt Nam khó đi ngược dòng chảy chung của thế giới.

Xu hướng lãi suất quốc tế còn tăng, Việt Nam khó đi ngược dòng chảy chung của thế giới

Xu hướng lãi suất quốc tế còn tăng, Việt Nam khó đi ngược dòng chảy chung của thế giới

VOV.VN - Tại cuộc họp báo tổng kết nhiệm vụ năm 2022 - định hướng năm 2023 ngành ngân hàng, đại diện NHNN nhận định: Xu hướng lãi suất quốc tế còn tăng, Việt Nam khó đi ngược dòng chảy chung của thế giới.

Trung Quốc năm 2023 tiếp tục là động lực của kinh tế thế giới?
Trung Quốc năm 2023 tiếp tục là động lực của kinh tế thế giới?

VOV.VN - Dù không đạt mục tiêu tăng trưởng đề ra trong năm 2022, nhưng với sự nới lỏng các biện pháp kiểm soát Covid-19 và quyết tâm mở cửa trở lại đất nước, kinh tế Trung Quốc hứa hẹn sẽ hồi sinh trong năm 2023.

Trung Quốc năm 2023 tiếp tục là động lực của kinh tế thế giới?

Trung Quốc năm 2023 tiếp tục là động lực của kinh tế thế giới?

VOV.VN - Dù không đạt mục tiêu tăng trưởng đề ra trong năm 2022, nhưng với sự nới lỏng các biện pháp kiểm soát Covid-19 và quyết tâm mở cửa trở lại đất nước, kinh tế Trung Quốc hứa hẹn sẽ hồi sinh trong năm 2023.

Lạm phát – “Kẻ thù” lớn của nền kinh tế số 1 thế giới
Lạm phát – “Kẻ thù” lớn của nền kinh tế số 1 thế giới

VOV.VN - Lạm phát tại nền kinh tế lớn nhất thế giới vẫn chưa đạt đến đỉnh điểm bởi giá cả vẫn tiếp tục leo thang, làm dấy lên lo ngại có thể châm ngòi cho một cuộc suy thoái.

Lạm phát – “Kẻ thù” lớn của nền kinh tế số 1 thế giới

Lạm phát – “Kẻ thù” lớn của nền kinh tế số 1 thế giới

VOV.VN - Lạm phát tại nền kinh tế lớn nhất thế giới vẫn chưa đạt đến đỉnh điểm bởi giá cả vẫn tiếp tục leo thang, làm dấy lên lo ngại có thể châm ngòi cho một cuộc suy thoái.