Trái phiếu Việt Nam tăng trưởng theo quý mạnh nhất khu vực

VOV.VN - Tổng giá trị trái phiếu phát hành tại Việt Nam có mức tăng trưởng theo quý lớn nhất trong số các thị trường Đông Á mới nổi.

Báo cáo Theo dõi Trái phiếu châu Á thuộc Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố ngày hôm nay (20/3) cho biết, Việt Nam có tốc độ tăng trưởng trái phiếu nhanh theo quý với 14,8%.

Tại Việt Nam, tổng giá trị trái phiếu đã phát hành với khối lượng lớn trái phiếu chính phủ khiến thị trường này có mức tăng trưởng theo quý lớn nhất trong số các thị trường Đông Á mới nổi, cụ thể tăng 14,8% lên 29 tỷ USD, mức cao kỷ lục đối với quốc gia này. Trong đó, trái phiếu chính phủ tăng 15,4% trong quý lên mức 28 tỷ USD và trái phiếu công ty giảm 6,8% trong quý xuống còn 700 triệu USD, mức thấp nhất trong vòng 4 nãm.

Tuy nhiên, quy mô thực tế của thị trường trái phiếu công ty có thể lớn hơn con số này vì một số trái phiếu được phát hành thông qua những giao dịch riêng giữa các doanh nghiệp và ngân hàng.

Các nền kinh tế Đông Á mới nổi được xác định bao gồm: Trung Quốc, Hồng Kông (Trung Quốc), Indonesia, Hàn Quốc, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.

Cũng theo báo cáo, Indonesia là quốc gia có tốc độ tăng trưởng trái phiếu cao nhất theo năm với 20,1%.

Tuy nhiên, ADB cảnh báo các rủi ro có dấu hiệu đang gia tăng và các quốc gia cần phải chuẩn bị sẵn sàng.

Trong đó, ADB cảnh báo mặc dù các thị trường trái phiếu bằng đồng nội tệ ở khu vực Đông Á mới nổi đã vượt qua được những biến động gần đây của thị trường nhưng các rủi ro có dấu hiệu đang gia tăng và các quốc gia cần phải chuẩn bị sẵn sàng.

Ông Iwan J. Azis, Trưởng Ban Hội nhập Kinh tế Khu vực của ADB cho biết: "Năm nay cho tới lúc này, các số liệu kinh tế tốt, lợi tức hấp dẫn và sự hồi phục của một số đồng tiền cho thấy Châu Á vẫn là nơi tốt nhất để đầu tư nhưng nguy cơ tác động dây chuyền cũng cao hơn so với trước đây.”

Báo cáo cho biết để tránh bị cuốn theo tình trạng rối loạn chung của thị trường mới nổi do tác động của khủng hoảng từ một hoặc hai nền kinh tế, các chính phủ ở Châu Á cần thực thi các cải cách cơ cấu để củng cố sự vững vàng của các nền kinh tế và thúc đẩy năng suất tăng trưởng.

Nguy cơ chịu tác động dây chuyền cao nhất đối với các quốc gia có thâm hụt tài khoản vãng lai lớn và dự trữ ngoại hối thấp, trong khi những quốc gia đi vay có nợ đồng ngoại tệ ở mức cao sẽ dễ chịu tác động nhất nếu các đồng tiền này giảm giá.

Các trái phiếu bằng đồng nội tệ tại khu vực thị trường Đông Á mới nổi nhìn chung được giữ vững trong quý IV năm 2013 trong khi bất ổn đe dọa các thị trường mới nổi khác, mặc dù lợi tức của hầu hết các trái phiếu chính phủ đã tăng trong tháng 1, đặc biệt là ở Indonesia và Philippines. Do Hoa Kỳ giảm lượng mua trái phiếu kho bạc Liên bang trong những tháng tới, thị trường toàn cầu nhiều khả năng sẽ còn tiếp tục bất ổn.

Theo báo cáo, tỷ lệ nước ngoài nắm giữ các trái phiếu chính phủ bằng đồng nội tệ của khu vực vẫn ổn định trong ba tháng cuối năm 2013 trong bối cảnh triển vọng vững vàng của kinh tế khu vực và lợi tức hấp dẫn hơn so với các thị trường khác. Indonesia có tỷ lệ nước ngoài sở hữu trái phiếu cao nhất tính đến cuối năm 2013 với việc các nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ 32,5% lượng trái phiếu chính phủ chưa thanh toán, tiếp đó là Malaysia với 29,4%.

Trong khi các chính phủ trong những năm gần đây có xu hướng phát hành trái phiếu bằng đồng nội tệ nhiều hơn là trái phiếu bằng ngoại tệ, nhiều công ty, chẳng hạn như các công ty bất động sản tại Trung Quốc, đã tận dụng việc hiện đang có nhu cầu lớn để phát hành các trái phiếu bằng đồng USD.

Năm 2013, khu vực đã bán một khối lượng kỷ lục trái phiếu bằng đồng USD, yên Nhật và Euro trị giá 141,5 tỷ USD, trong đó 128,4 tỷ USD được phát hành bởi các công ty thuộc khu vực. Khi đồng nội tệ giảm giá, chi phí vay nợ sẽ cao hơn trong bối cảnh nền kinh tế trong nước khi đó nhiều khả năng ở trong tình trạng yếu đi. Tổng lượng phát hành trái phiếu bằng đồng nội tệ của các công ty trong năm ngoái là 765,6 tỷ USD.

Trị giá phát hành các “sukuk” (trái phiếu Hồi giáo) của Đông Á mới nổi vẫn vững vàng ở mức 91,7 tỷ USD trong năm ngoái, dẫn đầu là Malaysia và Indonesia. Một phần đặc biệt trong báo cáo ghi nhân rằng “sukuk” là một nguồn cung cấp tài chính có tiềm năng lớn cho các dự án cơ sở hạ tầng, tuy nhiên các chính phủ cần phải xây dựng những khuôn khổ pháp lý phù hợp nhằm khuyến khích những người đi vay sử dụng chúng một cách thường xuyên hơn./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Huy động 25.000 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ
Huy động 25.000 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ

Theo đó, HNX đã tổ chức 7 phiên đấu thầu trái phiếu Chính phủ và huy động được 25.070 tỷ đồng, trong đó KBNN huy động 23.000 tỷ đồng.

Huy động 25.000 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ

Huy động 25.000 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ

Theo đó, HNX đã tổ chức 7 phiên đấu thầu trái phiếu Chính phủ và huy động được 25.070 tỷ đồng, trong đó KBNN huy động 23.000 tỷ đồng.

Bổ sung không quá 9.000 tỉ đồng vốn trái phiếu Chính phủ
Bổ sung không quá 9.000 tỉ đồng vốn trái phiếu Chính phủ

VOV.VN - Chính phủ xem xét, giao bổ sung kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ năm 2014 trong tháng 3/2014.

Bổ sung không quá 9.000 tỉ đồng vốn trái phiếu Chính phủ

Bổ sung không quá 9.000 tỉ đồng vốn trái phiếu Chính phủ

VOV.VN - Chính phủ xem xét, giao bổ sung kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ năm 2014 trong tháng 3/2014.

Vốn ngân hàng đổ mạnh vào trái phiếu
Vốn ngân hàng đổ mạnh vào trái phiếu

Các chuyên gia cho rằng, ngân hàng đổ mạnh tiền vào trái phiếu cho thấy lối thoát cho tín dụng vẫn bế tắc.

Vốn ngân hàng đổ mạnh vào trái phiếu

Vốn ngân hàng đổ mạnh vào trái phiếu

Các chuyên gia cho rằng, ngân hàng đổ mạnh tiền vào trái phiếu cho thấy lối thoát cho tín dụng vẫn bế tắc.

Không bố trí vốn trái phiếu Chính phủ bổ sung cho 9 dự án
Không bố trí vốn trái phiếu Chính phủ bổ sung cho 9 dự án

VOV.VN -Không bố trí vốn trái phiếu cho 9 dự án tạm đình hoãn để xử lý sau hoặc chuyển đổi hình thức đầu tư.

Không bố trí vốn trái phiếu Chính phủ bổ sung cho 9 dự án

Không bố trí vốn trái phiếu Chính phủ bổ sung cho 9 dự án

VOV.VN -Không bố trí vốn trái phiếu cho 9 dự án tạm đình hoãn để xử lý sau hoặc chuyển đổi hình thức đầu tư.