Trầm lắng thị trường mai Tết Bình Định

VOV.VN - Chỉ còn hơn 10 ngày nữa là đến Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, thế nhưng người trồng mai ở tỉnh Bình Định bán được rất ít. Thị trường mai trầm lắng, giá cả lại thấp khiến người trồng mai lo lắng một mùa mai Tết thất bát, không có kinh phí đầu tư chăm sóc vườn mai vào năm sau.

Những ngày này, dọc Quốc lộ 1A đoạn qua thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định có rất nhiều điểm bày bán mai Tết. Trong đó, nhiều cây mai đẹp với đủ dáng, thế phục vụ người chơi mai dịp Tết. Hoa mai bắt đầu khoe sắc dịp xuân về. Số lượng mai được người dân bày bán nhiều, nhưng khách đến mua ít. Chưa bao giờ người trồng mai ở thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định lại thấp thỏm như dịp Tết năm nay.

Ông Tạ Văn Hùng, ở phường Nhơn Hưng, thị xã An Nhơn cho biết, năm nay gia đình có khoảng một ngàn chậu mai từ 4 - 9 tuổi xuất bán vào dịp Tết, giá bán trung bình 400.000 - đến 3,2 triệu đồng mỗi chậu. Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, thương lái ở 2 đầu đất nước không đến mua như mọi năm nên số lượng mai còn rất nhiều.

Khoảng một tuần nay, ông Tạ Văn Hùng thuê một lô đất ven Quốc lộ 1A thuộc phường Bình Định, thị xã An Nhơn với giá 7 triệu đồng rồi dựng lều, đưa mai đến bày bán. Cùng thời điểm này năm trước, mỗi ngày ông Hùng bán được vài chục chậu mai, thế nhưng năm nay mỗi ngày chỉ vài tài xế xe khách ghé mua mai.

Ông Tạ Văn Hùng lo lắng: “Cây mai năm nay kịp Tết rất nhiều, khách mua thì quá ít. Tôi cứ đưa ra tương đối đầy bãi hết rồi mình chở, không tập kết hết một lần. Thị trường năm này giảm hơn mọi năm, người trồng mai ai cũng mong có một ít vốn để xoay xở cho năm tới cho nên không được giá cao, giá thấp thì người ta vẫn bán để có chi phí cho năm tới”.

Thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định là thủ phủ mai vàng của miền Trung với khoảng 15.000 hộ dân trồng mai. Năm nay, dịch bệnh Covid-19 vẫn còn phức tạp nên một số thương lái còn e ngại khi trực tiếp đến tận vườn để hỏi mua. Trước tình hình vắng khách đến mua mai Tết, năm nay một số chủ vườn đã đưa hình ảnh mai lên các trang mạng xã hội như Facebook, zalo để chào bán, tìm người mua.

Đến thời điểm này, việc tiêu thụ mai Tết của người dân gặp khó khăn, sức mua của thị trường giảm một nửa so với mọi năm. Hiện chỉ có thương lái ở các tỉnh Bắc Trung Bộ đến hỏi mua mai, còn thị trường phía Nam và phía Bắc tiêu thụ rất ít. Mặt khác, năm nay thị xã An Nhơn không tổ chức hội thi trưng bày triển lãm, quảng bá mai xuân cũng phần nào ảnh hưởng đến thị trường mai.

Ông Bùi Văn Cư, Phó Chủ tịch UBND thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định cho biết: “Đến thời điểm này, người dân trên địa bàn thị xã An Nhơn mới bán ra thị trường khoảng 53 tỷ đồng, giảm 50% so với những năm trước đây. Địa phương cũng tạo các vị trí các bãi đất trống thuận lợi để người dân trao đổi, mua bán vừa đảm bảo trật tự an toàn giao thông và phòng chống dịch Covid-19".

Trước tình trạng khó khăn của người dân trong việc tiêu thụ mai Tết, Hội Nông dân tỉnh Bình Định đang rà soát và có hướng đề nghị các ngân hàng hỗ trợ người dân như giãn nợ và giảm lãi suất trong những gói vay trồng mai năm 2022.

Theo ông Đỗ Thiện Chế, Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Bình Định, sắp tới Hội Nông dân tỉnh Bình Định sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng xây dựng chuỗi liên kết tạo đầu ra ổn định cho cây mai. “Tết này chưa có giải pháp nào rõ ràng giúp cho người dân tiêu thụ cây mai. Hội Nông dân tỉnh kêu gọi bà con cố gắng đưa hình ảnh cây mai lên internet để quảng bá, mời gọi người mua. Năm 2022, các nguồn vốn vay của Hội Nông dân tỉnh Bình Định sẽ giảm ít nhất 20% phí, giãn nợ và khoanh nợ cho người vay trồng mai. Thứ 2 nữa là triển khai đề án nông dân sản xuất chuỗi giúp nông dân tìm đầu ra"./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

An Giang đảm bảo hàng hóa và bình ổn giá để phục vụ thị trường Tết Nguyên đán
An Giang đảm bảo hàng hóa và bình ổn giá để phục vụ thị trường Tết Nguyên đán

VOV.VN - Giáp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, các doanh nghiệp, tiểu thương trên địa bàn tỉnh An Giang đã chủ động nguồn hàng đa dạng, phong phú chủng loại. Các ngành chức năng phối hợp với địa phương triển khai kế hoạch bình ổn giá, đảm bảo cung ứng hàng hóa phục vụ người dân.

An Giang đảm bảo hàng hóa và bình ổn giá để phục vụ thị trường Tết Nguyên đán

An Giang đảm bảo hàng hóa và bình ổn giá để phục vụ thị trường Tết Nguyên đán

VOV.VN - Giáp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, các doanh nghiệp, tiểu thương trên địa bàn tỉnh An Giang đã chủ động nguồn hàng đa dạng, phong phú chủng loại. Các ngành chức năng phối hợp với địa phương triển khai kế hoạch bình ổn giá, đảm bảo cung ứng hàng hóa phục vụ người dân.

Long An dự trữ hàng hóa bình ổn thị trường Tết trên 560 tỷ đồng
Long An dự trữ hàng hóa bình ổn thị trường Tết trên 560 tỷ đồng

VOV.VN - Đến thời điểm này, 14 doanh nghiệp thương mại chủ lực của tỉnh Long An đã dự trữ nguồn hàng hoá thiết yếu như gạo, đường, bột ngọt, dầu ăn, mì gói, thực phẩm tươi sống...

Long An dự trữ hàng hóa bình ổn thị trường Tết trên 560 tỷ đồng

Long An dự trữ hàng hóa bình ổn thị trường Tết trên 560 tỷ đồng

VOV.VN - Đến thời điểm này, 14 doanh nghiệp thương mại chủ lực của tỉnh Long An đã dự trữ nguồn hàng hoá thiết yếu như gạo, đường, bột ngọt, dầu ăn, mì gói, thực phẩm tươi sống...

Hoa tươi Bến Tre "né" hạn mặn sẵn sàng phục vụ thị trường Tết
Hoa tươi Bến Tre "né" hạn mặn sẵn sàng phục vụ thị trường Tết

VOV.VN - Hướng tới thị trường Tết cổ truyền, năm nay, nông dân huyện Chợ Lách gieo trồng hơn 7 triệu giỏ hoa tươi các loại, giá hoa có tăng hơn so với mọi năm.

Hoa tươi Bến Tre "né" hạn mặn sẵn sàng phục vụ thị trường Tết

Hoa tươi Bến Tre "né" hạn mặn sẵn sàng phục vụ thị trường Tết

VOV.VN - Hướng tới thị trường Tết cổ truyền, năm nay, nông dân huyện Chợ Lách gieo trồng hơn 7 triệu giỏ hoa tươi các loại, giá hoa có tăng hơn so với mọi năm.

Thị trường hàng hóa tiêu dùng sau Tết dồi dào, giá không tăng
Thị trường hàng hóa tiêu dùng sau Tết dồi dào, giá không tăng

VOV.VN - Sức mua trong cả dịp Tết Nguyên Đán Tân Sửu 2021 chỉ tăng từ 3-5% so với tháng thường và tăng 7-10% so với cùng kỳ năm 2020.

Thị trường hàng hóa tiêu dùng sau Tết dồi dào, giá không tăng

Thị trường hàng hóa tiêu dùng sau Tết dồi dào, giá không tăng

VOV.VN - Sức mua trong cả dịp Tết Nguyên Đán Tân Sửu 2021 chỉ tăng từ 3-5% so với tháng thường và tăng 7-10% so với cùng kỳ năm 2020.