Phá vỡ những cấm kỵ hỗ trợ vũ khí cho Ukraine: Phương Tây đã bớt e ngại Nga?

VOV.VN - 3 loại xe bọc thép mà phương Tây vận chuyển cho Ukraine tuần này đã cho thấy các nước này đã sẵn sàng cho một năm giao tranh đẫm máu tiếp theo khi cuộc xung đột ở Ukraine bước vào giai đoạn mới.

Thời kỳ của những điều cấm kỵ đã qua?

Sau khi Pháp, Mỹ và Đức thông báo về việc hỗ trợ xe chiến đấu bộ binh mới cho Ukraine, Ngoại trưởng nước này – ông Dmytro Kuleba tự tin tuyên bố: “Thời kỳ của những điều cấm kỵ trong hỗ trợ vũ khí cho Ukraine đã qua".

Trong khi đó, Đại sứ quán Nga tại Berlin cho rằng: "Các phương tiện mới là một động thái tiếp theo dẫn đến leo thang căng thẳng trong cuộc xung đột ở Ukraine".

Trên chiến trường, quân đội Ukraine có một cảm nhận chung rằng trong khi các nước phương Tây không để họ thua thì cũng không để họ thắng.

Dù vậy, các phương tiện mới được hỗ trợ trên dường như đã đánh dấu sự thay đổi chính sách ở Washington, Paris và Berlin khi cung cấp các vũ khí mang tính sát thương cao hơn cho bộ binh Ukraine. Điều đó cho thấy phương Tây dường như đang giảm dần mối lo ngại về việc Nga leo thang căng thẳng cũng như đang cố gắng dồn sức với hy vọng sẽ đưa Ukraine đến chiến thắng quyết định trong năm 2023.

Quyết định gần như cùng lúc của Pháp, Mỹ và Đức đã "nhấn mạnh sự ủng hộ cho Ukraine trước cuộc tấn công mới trong những tháng tiếp theo", Ulrich Speck, một nhà phân tích chính sách đối ngoại của Đức cho hay.

Ông nhận định: "Điều đó cũng gửi đi tín hiệu tới Moscow rằng các cuộc đàm phán hòa bình chưa thể sớm diễn ra”.

Quyết định này cũng phản ánh "sự thay đổi thái độ" ở các nước phương Tây cũng như cho thấy "mối lo ngại đã giảm bớt khi họ cảm nhận rằng Nga ít có khả năng hoặc không sẵn sàng leo thang", ông Speck đánh giá.

Xe chiến đấu bộ binh AMX-10 của Pháp, Marder của Đức và M2 Bradley của Mỹ sẽ đi vào chiến đấu với nhiệm vụ hỗ trợ Ukraine thực hiện các cuộc tấn công nhằm đẩy lùi quân đội Nga khỏi khu vực Đông Bắc và khu vực phía Nam nước này.

"Ukraine đang lên kế hoạch thực hiện nhiều chiến dịch tấn công hơn nhằm vào các vị trí của Nga, vì thế việc nhận được xe chiến đấu bộ binh tốt hơn để tiến gần hơn các vị trí phòng thủ có vai trò rất quan trọng", Rob Lee - một nhà phân tích quân sự tại Viện Nghiên cứu Chính sách Đối ngoại bình luận.

Quân đội Ukraine và quan chức Mỹ đều có chung nhận định rằng các phương tiện mới được hỗ trợ đúng thời điểm bởi sau hơn 10 tháng giao tranh ác liệt, các phương tiện thời Liên Xô của Ukraine có khả năng tương tự AMX, M2 và Marder đã bị hư hại và phá hủy.

Cơn đau đầu mới của Ukraine

Dù vậy, nếu các xe chiến đấu bộ binh mà phương Tây cam kết hỗ trợ cho Ukraine không được cung cấp với số lượng lớn thì động thái này hầu như không thể thay đổi tình hình chiến trường và thậm chí còn làm gia tăng gánh nặng hậu cần cho Ukraine giữa bối cảnh Kiev đang chật vật vận hành và bảo trì các loại phương tiện khác nhau với mỗi phương tiện lại yêu cầu các bộ phận và loại đạn dược riêng.

3 phương tiện chiến đấu bộ binh trên không phải là các xe bọc thép đầu tiên mà phương Tây hỗ trợ Ukraine nhưng chúng có lẽ là loại tiên tiến nhất mà Kiev nhận được tới nay. Chúng không hẳn là xe bọc thép chở quân nhân dù một số xe có thể chở các binh lính và chúng cũng không hẳn là xe tăng.

AMX-10 được trang bị pháo 105mm. M2 Bradley sử dụng pháo cỡ nòng 25mm và tên lửa dẫn đường chống tăng. Trong khi đó Marder dùng súng cỡ nòng 20mm. 3 phương tiện khác nhau sử dụng 3 loại đạn dược khác nhau, đồng nghĩa với việc Ukraine sẽ đối mặt với cơn đau đầu về hậu cần khi sử dụng chúng.

Tuy nhiên, Bradley và Marder có thể chở binh lính, điều khiến chúng đóng vai trò quan trọng trong bất kỳ cuộc tấn công nào của Ukraine trong tương lai nhằm vào các vị trí phòng thủ của Nga dọc tiền tuyến trải dài hơn 900km. Trong những tuần gần đây, khu vực này của Moscow hầu như được giữ ổn định sau khi nước này tăng cường các binh lính mới được huy động.

Ukraine đang hối thúc phương Tây hỗ trợ nhiều vũ khí bộ binh hiện đại hơn, trong đó có xe chiến đấu bộ binh bọc thép và xe tăng hạng nặng như Abrams của Mỹ và Leopard II của Đức. Washington, Paris và Berlin vẫn giữ thái độ thận trọng, cố gắng cung cấp các vũ khí Ukraine thực sự cần và có thể bảo trì, trong khi vẫn phải xem xét tình trạng kho vũ khí của mình.

Các quan chức Mỹ nhận định, Ukraine có đủ xe tăng tốt trong số các xe tăng T-72 thời Liên Xô của nước này, mặc dù chúng đang thiếu đạn dược. Ngoài ra, Mỹ và Đức đều cho rằng, việc huấn luyện Ukraine sử dụng các xe tăng hiện đại như Leopard và Abrams cũng như bảo trì chúng trên chiến trường sẽ mất nhiều tháng. Chuỗi hậu cần cần thiết để vận hành các xe tăng như Abrams cũng sẽ phải mở rộng, một quan chức Mỹ cho hay.

Hiện nay, quân đội Ukraine đang sử dụng các xe tăng thời Liên Xô cho các nhiệm vụ hỗ trợ và triển khai pháo, đồng thời bảo vệ chúng phía sau phòng tuyến.

Phương Tây đã thay đổi thái độ như thế nào?

Ngày 6/1, chính quyền Tổng thống Biden thông báo gói hỗ trợ mới trị giá 3 triệu USD cho Ukraine bao gồm xe chiến đấu bộ binh Bradley, loại phương tiện mà các quan chức Mỹ cho rằng sẽ đặc biệt hữu ích cho các lực lượng của Ukraine khi chiến đấu ở khu vực Donbass. Washington cho biết nước này sẽ cung cấp 50 xe Bradley cho Ukraine trong khi Đức cam kết hỗ trợ 40 xe Marder.

Từ trước đến nay, Thủ tướng Đức Olaf Scholz vẫn đặc biệt giữ thái độ thận trọng khi vạch ra ranh giới giữa các vũ khí phòng thủ như pháo phòng không Gepard với các vũ khí tấn công như Marder và Leopard. Berlin khẳng định nước này sẽ không phải là nước NATO đầu tiên cung cấp các vũ khí trên cho Ukraine.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng có lập trường tương tự song kín đáo hơn. Nhưng ngày 4/1, sau khi trao đổi với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, ông Macron đột nhiên thông báo Pháp sẽ cung cấp xe tăng hạng nhẹ AMX-10 cho Ukraine. Một nhà ngoại giao NATO cho biết hôm 6/1 rằng từ trước đó, Pháp, Đức và Mỹ đã thảo luận về việc cung cấp các phương tiện như vậy cho Ukraine, trong đó có Bradley của Mỹ và Marder của Đức, song ông Macron đã đi trước một bước và thông báo về quyết định của Pháp.

Ngày 5/1, sau cuộc trao đổi giữa Tổng thống Biden và Thủ tướng Scholz, phía Đức cho biết 2 nước đã tham vấn với nhau và thông báo sẽ hỗ trợ xe chiến đấu bộ binh Bradley cùng với Marder cho Ukraine, đáp ứng điều kiện của Đức, đó là Berlin không phải là nước đầu tiên hỗ trợ vũ khí phương Tây mới cho Ukraine.

Đức cũng thông báo sẽ hỗ trợ hệ thống phòng không Patriot cho Ukraine, đánh dấu một điều cấm kỵ nữa hiện đã bị phá vỡ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ukraine trừng phạt nhiều nhân vật hoạt động trong lĩnh vực văn hóa của Nga
Ukraine trừng phạt nhiều nhân vật hoạt động trong lĩnh vực văn hóa của Nga

VOV.VN - Tổng thống Ukraine Zelensky ngày 7/1 đã ký sắc lệnh áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với đạo diễn phim người Nga Nikita Mikhalkov và 118 người khác, theo tài liệu được công bố trên trang web của văn phòng tổng thống Ukraine.

Ukraine trừng phạt nhiều nhân vật hoạt động trong lĩnh vực văn hóa của Nga

Ukraine trừng phạt nhiều nhân vật hoạt động trong lĩnh vực văn hóa của Nga

VOV.VN - Tổng thống Ukraine Zelensky ngày 7/1 đã ký sắc lệnh áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với đạo diễn phim người Nga Nikita Mikhalkov và 118 người khác, theo tài liệu được công bố trên trang web của văn phòng tổng thống Ukraine.

Nga: Tiêm kích MiG-29 của Ukraine bị chính hệ thống phòng không của mình bắn hạ
Nga: Tiêm kích MiG-29 của Ukraine bị chính hệ thống phòng không của mình bắn hạ

VOV.VN - Tiêm kích MiG-29 của Không quân Ukraine đã bị bắn hạ ở Kurakhovo, nước Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng (DPR), bởi hệ thống phòng thủ tên lửa Osa của nước này, Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng của Duma Quốc gia Nga (Hạ viện Nga) cho hay.

Nga: Tiêm kích MiG-29 của Ukraine bị chính hệ thống phòng không của mình bắn hạ

Nga: Tiêm kích MiG-29 của Ukraine bị chính hệ thống phòng không của mình bắn hạ

VOV.VN - Tiêm kích MiG-29 của Không quân Ukraine đã bị bắn hạ ở Kurakhovo, nước Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng (DPR), bởi hệ thống phòng thủ tên lửa Osa của nước này, Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng của Duma Quốc gia Nga (Hạ viện Nga) cho hay.

Năng lực phát triển vũ khí hạt nhân của Ukraine trong bối cảnh xung đột với Nga
Năng lực phát triển vũ khí hạt nhân của Ukraine trong bối cảnh xung đột với Nga

VOV.VN - Trong bối cảnh xung đột vũ trang với Nga, Ukraine vẫn có năng lực sản xuất vũ khí hạt nhân. Một số chính trị gia Ukraine bày tỏ mong muốn theo đuổi mục tiêu này.

Năng lực phát triển vũ khí hạt nhân của Ukraine trong bối cảnh xung đột với Nga

Năng lực phát triển vũ khí hạt nhân của Ukraine trong bối cảnh xung đột với Nga

VOV.VN - Trong bối cảnh xung đột vũ trang với Nga, Ukraine vẫn có năng lực sản xuất vũ khí hạt nhân. Một số chính trị gia Ukraine bày tỏ mong muốn theo đuổi mục tiêu này.

"Ukraine được nhận vũ khí hiện đại từ phương Tây là nhờ nỗ lực của Ba Lan"
"Ukraine được nhận vũ khí hiện đại từ phương Tây là nhờ nỗ lực của Ba Lan"

VOV.VN - Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki mới đây cho rằng, việc các đồng minh phương Tây đồng ý cung cấp thiết bị phòng không và chống tên lửa hạng nặng hiện đại cho Ukraine là nhờ nỗ lực của Ba Lan trong nhiều tháng qua.

"Ukraine được nhận vũ khí hiện đại từ phương Tây là nhờ nỗ lực của Ba Lan"

"Ukraine được nhận vũ khí hiện đại từ phương Tây là nhờ nỗ lực của Ba Lan"

VOV.VN - Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki mới đây cho rằng, việc các đồng minh phương Tây đồng ý cung cấp thiết bị phòng không và chống tên lửa hạng nặng hiện đại cho Ukraine là nhờ nỗ lực của Ba Lan trong nhiều tháng qua.

Diễn biến chính tình hình chiến sự Nga - Ukraine ngày 7/1
Diễn biến chính tình hình chiến sự Nga - Ukraine ngày 7/1

VOV.VN - Dưới đây là những diễn biến chính trong tình hình chiến sự giữa Nga và Ukraine ngày 7/1/2023.

Diễn biến chính tình hình chiến sự Nga - Ukraine ngày 7/1

Diễn biến chính tình hình chiến sự Nga - Ukraine ngày 7/1

VOV.VN - Dưới đây là những diễn biến chính trong tình hình chiến sự giữa Nga và Ukraine ngày 7/1/2023.