Nhà trường tổ chức nhiều hoạt động lấy lại động lực cho học sinh sau Tết

VOV.VN - Sáng nay (19/2), học sinh ở nhiều địa phương trên cả nước đã trở lại trường học sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Nhiều trường đã tổ chức các hoạt động vui tươi để lấy lại động lực học tập cho các em.

Nhiều hoạt động sôi nổi

Sáng nay, gần 1,7 triệu học sinh từ mầm non đến THPT ở TP.HCM đã trở lại trường học sau Kỳ nghỉ Tết nguyên đán. Các trường đã tổ chức nhiều hoạt động vui tươi, nhằm tạo không khí phấn khởi sau kỳ nghỉ dài.

Tại Trường THPT Bùi Thị Xuân, cùng với sự trở lại của các em HS, nhà trường cũng đón đoàn thực tập sư phạm với gần 60 giáo sinh nên không khí đầu năm mới lại càng thêm rộn ràng.

Sáng nay 98% HS Trường THPT đến trường, vắng 50 em. Theo thầy hiệu trưởng Huỳnh Thanh Phú, số em vắng chủ yếu là những em đi nước ngoài với gia đình và đã xin phép.

Trong buổi sáng đầu tiên đi học trở lại, nhà trường gửi quà tặng lì xì các em 50.000 đồng đến 500.000 đồng. Lãnh đạo nhà trường gửi lời chúc mừng năm mới. Đồng thời, căn dặn các em những điều cần làm trong thời gian tới để hoàn tất một năm học. “Sáng nay, thầy cô ai cũng diện đồ đẹp, đồ mới, học sinh hồ hởi trò chuyện với nhau”, thầy Huỳnh Thanh Phú chia sẻ.

Để tạo thêm sự hào hứng cho học sinh trong ngày đầu tiên trở lại trường sau Tết, trường THPT Bùi Thị Xuân cũng phổ biến nhiều kế hoạch trong tháng 3 như: giải bóng đá nữ sinh chào mừng quốc tế phụ nữ 8/3, hoạt động “một ngày làm giáo viên” để các em trải nghiệm công tác quản lý lớp, kế hoạch cắm trại tự hào tuổi trẻ Bùi Thị Xuân... “Các hoạt động đều được học sinh hưởng ứng vì đó là hoạt động mới lạ, sáng tạo nhưng đáp ứng được thị hiếu cũng như phát huy tính năng động của tuổi trẻ học đường, làm sao các em cảm thấy “mỗi ngày đến trường là một ngày vui” – Đây cũng là một trong những tiêu chí trường học hạnh phúc của trường Bùi Thị Xuân đang hướng đến”.

Theo thầy Huỳnh Thanh Phú, không khó khăn để học sinh Trường THPT bắt nhịp học tập sau kỳ nghỉ dài. Bởi vì ngay từ ngày mùng 6 Tết, nhà trường đã có động thái chuẩn bị. Theo đó, thầy cô khuyến khích các em lấy tài liệu trên phần mềm 360 của nhà trường để tự ôn tập, củng cố kiến thức. “Qua theo dõi các em HS tương tác tốt nên không tốn thời gian để các em bắt nhịp trở lại việc học”.

Trước đó, trong bức thư nhắn nhủ đến học sinh nhân dịp năm mới Giáp Thìn, thầy hiệu trưởng Trường THPT Bùi Thị Xuân cũng đã nêu 12 tiêu chí với mong muốn sau kỳ nghỉ Tết, mỗi học sinh sẽ tạo đột phá nhiều hơn trong học tập và hoạt động giáo dục.

“Chương trình giáo dục phổ thông 2018 hướng tới hoạt động phát triển kỹ năng hình thành phẩm chất, chúng ta không "chăm bẵm" vào điểm số nhằm tạo ra thế hệ HS mới năng động, có kỹ năng ngoại ngữ, công nghệ thông tin giỏi, đáp ứng được công dân toàn cầu”.

Thầy Huỳnh Thanh Phú cho biết, 12 mục mà thầy gửi đến nằm trong tầm tay của học trò. Nếu làm được, sẽ góp phần giúp các em trở thành công dân toàn cầu, trở thành con người bản lĩnh, tự tin, khi ra xã hội sẽ là thế hệ “vừa hồng vừa chuyên”.

Trong ngày đầu tiên đi học trở lại sau kì nghỉ Tết Nguyên Đán, trường Tiểu học Nguyễn Thái Học, Quận 1, TP.HCM cũng đã tổ chức cho học sinh buổi hoạt náo, xem kịch "Cô bé Lọ Lem".

Học sinh cũng được chia sẻ, kể cho nhau nghe những việc mình đã làm trong Tết, cùng nhau chúc Tết thầy cô, được thầy cô gửi nhiều lời chúc ý nghĩa cho ngày đầu năm mới,tham gia hoạt động hái lộc đầu xuân để nhận lì xì đỏ. Đây là tuần ổn định, giúp học sinh bắt nhịp lại nề nếp, sinh hoạt ở trường lớp, tạo tâm lí thoải mái, vui tươi trong học tập cho các em.

Các trường vùng cao, vùng dân tộc thiểu số tăng cường vận động học sinh đến trường

Cũng trong sáng nay, học sinh ở Kon Tum cũng trở lại trường học sau kỳ nghỉ Tết. Thầy Phạm Quang Thiện – hiệu trưởng Trường Tiểu học Lê Văn Tám, thị trấn Đắk Hà, huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum cho biết, từ 6h30 các em đã đến trường tương đối đầy đủ. Một vài em từ quê chưa vào kịp nhưng đã có trao đổi xin phép nhà trường. “Thấy học sinh hăng hái sôi nổi, không có tình trạng uể oải, trễ nải, các em háo hức thích gặp bạn bè giống như ngày tựu trường”.

Trước đó, chiều qua (18/2), các giáo viên của Trường tiểu học Lê Văn Tám đã có mặt tại trường để dọn dẹp vệ sinh, kê lại bàn ghế. Nhà trường thông qua mạng nội bộ Zalo, Facebook cũng nhắc nhở phụ huynh chuẩn bị cho con đến trường.

Ngay ngày tập trung đầu tiên sau Tết, Trường Tiểu học Lê Văn Tám đã tổ chức nhiều hoạt động vui chơi gắn với môi trường lớp học để khởi động hoạt động học tập.

“Mười mấy ngày ở môi trường cộng đồng, gia đình thì chắc chắn tâm lý các em có sự thay đổi. Nhà trường tổ chức một số hoạt động khởi động ban đầu như chia sẻ cảm xúc ngày Tết để kết nối giao lưu giữ các học sinh với nhau”.

Theo thầy Phạm Quang Thiện, Trường Tiểu học Lê Văn Tám có 557 học sinh (124 học sinh dân tộc thiểu số, trong đó có 79 em học sinh dân tộc thiểu số ở điểm trường lẻ tại thôn đặc biệt khó khăn cách điểm trường chính 3km). Trước Tết, nhà trường giáo dục học sinh truyền thống ngày Tết, tổ chức tặng bánh chưng xanh cho những học sinh ở thôn bản khó khăn. Đồng thời, tuyên tuyền nhắc nhở các em ăn Tết an toàn, không đốt pháo, không chơi những trò chơi nguy hiểm.

Tối qua, trước ngày học sinh đi học trở lại, các giáo viên vào tận thôn làng cùng với trưởng thôn để vận động các em ra lớp, đặc biệt là những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt hơn như cha mẹ đi làm xa trong thành phố.

Còn tại Trường THCS và THPT Bát Xát, Lào Cai, sáng hôm qua (18-2), các thầy cô đã tập trung khai xuân, tổng vệ sinh toàn trường và đón HS vào buổi chiều. Sáng nay, học sinh đi học chính khóa bình thường. Theo thầy hiệu trưởng Vũ Xuân Quế, đầu giờ sáng ghi nhận khoảng 90.5% học sinh đến trường. Thời điểm gần trưa có 94% học sinh đã đến trường. Thầy Quế dự báo ở vùng cao thì phải một vài hôm nữa, số lượng học sinh đi học mới đạt 96-98%.

“Những em chưa đến trường ở thời điểm này một phần ở địa bàn xa, một nguyên nhân khác là với phong tục ăn Tết của người Mông, một số ngày hội đầu xuân diễn ra hơi muộn. Do đó một số cháu vẫn còn “la cà” chưa đến trường”.

Trong Tết, nhà trường yêu các thầy cô chủ nhiệm phối hợp với thôn bản nắm bắt thường xuyên tình hình học sinh như an toàn giao thông, học sinh bị lôi kéo đi làm, các vấn đề liên quan đến nguy cơ bỏ học... Trường cũng tuyên truyền về mặt pháp luật phòng chống cháy nổ.

Để tạo không khí vui tươi phấn khởi ngày trở lại trường sau Tết, trong tuần này Trường THCS&THPT Bát Xát tổ chức hoạt động xin chữ đầu năm ngay chiều nay do học sinh và thầy cô Đoàn thanh niên chủ trì. Tiếp đó, các buổi chiều trong tuần diễn ra hoạt động rải rác chiều trong tuần văn nghệ, thể thao bóng chuyền hơi, bóng rổ, bóng đá để thu hút HS và tạo sân chơi đầu năm. “Riêng học sinh lớp 12, vì còn ôn thi tốt nghiệp nên chỉ nghỉ chiều hôm nay còn chiều mai bắt đầu học ôn thi tốt nghiệp bình thường”, thầy Quế cho biết.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Sau 1 ngày mở hệ thống đăng ký thi đánh giá năng lực, các điểm thi ở HN hết chỗ
Sau 1 ngày mở hệ thống đăng ký thi đánh giá năng lực, các điểm thi ở HN hết chỗ

VOV.VN - Hôm nay (18/2), ĐH Quốc gia Hà Nội mở hệ thống đăng ký thi Đánh giá năng lực đợt 1 năm 2024.

Sau 1 ngày mở hệ thống đăng ký thi đánh giá năng lực, các điểm thi ở HN hết chỗ

Sau 1 ngày mở hệ thống đăng ký thi đánh giá năng lực, các điểm thi ở HN hết chỗ

VOV.VN - Hôm nay (18/2), ĐH Quốc gia Hà Nội mở hệ thống đăng ký thi Đánh giá năng lực đợt 1 năm 2024.

Nghẽn mạng đăng ký thi Đánh giá năng lực, thí sinh, phụ huynh hoang mang lo lắng
Nghẽn mạng đăng ký thi Đánh giá năng lực, thí sinh, phụ huynh hoang mang lo lắng

VOV.VN - Sáng nay (18/2), ĐH Quốc gia Hà Nội mở hệ thống đăng ký thi Đánh giá năng lực năm 2024 đợt 1. Tuy nhiên nhiều phụ huynh, học sinh phản ánh không thể truy cập vào link đăng ký thi.

Nghẽn mạng đăng ký thi Đánh giá năng lực, thí sinh, phụ huynh hoang mang lo lắng

Nghẽn mạng đăng ký thi Đánh giá năng lực, thí sinh, phụ huynh hoang mang lo lắng

VOV.VN - Sáng nay (18/2), ĐH Quốc gia Hà Nội mở hệ thống đăng ký thi Đánh giá năng lực năm 2024 đợt 1. Tuy nhiên nhiều phụ huynh, học sinh phản ánh không thể truy cập vào link đăng ký thi.

Mở ngành đào tạo mới cần gắn với đặc thù và thế mạnh đào tạo
Mở ngành đào tạo mới cần gắn với đặc thù và thế mạnh đào tạo

VOV.VN - Những năm gần đây, các cơ sở giáo dục đại học liên tục mở các ngành, chương trình học mới với chiến lược trở thành trường đại học đa ngành, đa lĩnh vực, hoặc phát triển quy mô để chuyển từ “trường đại học” thành “đại học” với các khoa, trường thành viên giống như Đại học Bách khoa Hà Nội.

Mở ngành đào tạo mới cần gắn với đặc thù và thế mạnh đào tạo

Mở ngành đào tạo mới cần gắn với đặc thù và thế mạnh đào tạo

VOV.VN - Những năm gần đây, các cơ sở giáo dục đại học liên tục mở các ngành, chương trình học mới với chiến lược trở thành trường đại học đa ngành, đa lĩnh vực, hoặc phát triển quy mô để chuyển từ “trường đại học” thành “đại học” với các khoa, trường thành viên giống như Đại học Bách khoa Hà Nội.

Tốt nghiệp đại học có nên học ngay thạc sỹ?
Tốt nghiệp đại học có nên học ngay thạc sỹ?

VOV.VN - Không thể phủ nhận tấm bằng thạc sỹ giúp bạn có lợi thế cạnh tranh trên thị trường tuyển dụng toàn cầu.Tuy nhiên học thạc sỹ lúc nào là phù hợp? Có nên học thạc sỹ ngay sau khi tốt nghiệp?

Tốt nghiệp đại học có nên học ngay thạc sỹ?

Tốt nghiệp đại học có nên học ngay thạc sỹ?

VOV.VN - Không thể phủ nhận tấm bằng thạc sỹ giúp bạn có lợi thế cạnh tranh trên thị trường tuyển dụng toàn cầu.Tuy nhiên học thạc sỹ lúc nào là phù hợp? Có nên học thạc sỹ ngay sau khi tốt nghiệp?