Việt Nam đã khai thác tốt nhiều thị trường trong CPTPP

VOV.VN - Sau hơn 2 năm có hiệu lực, Hiệp định CPTPP đã đem lại những tác động rất tích cực đến hoạt động xây dựng thể chế cũng như hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Sau 2 năm chính thức có hiệu lực với Việt Nam (từ ngày 14/1/2019), Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) được đánh giá đã tác động tích cực tới xuất khẩu hàng Việt, đồng thời giúp Việt Nam có cơ hội cơ cấu lại thị trường xuất nhập khẩu theo hướng cân bằng hơn.

Cụ thể, ngay trong năm đầu tiên CPTPP có hiệu lực, bên cạnh các thị trường truyền thống như Nhật Bản cũng tăng trưởng tốt (đạt 9,9% so với năm trước) thì các thị trường mà Việt Nam chưa có các FTA song phương cũng đã cho giá trị xuất khẩu cao, như: Canada tăng khoảng 33%, Mexico tăng gần 24%... Trong năm 2020 và những tháng đầu năm 2021, mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19, song, xuất khẩu sang các thị trường CPTPP cũng ghi nhận sự gia tăng đáng kể. 

Phóng viên VOV có cuộc phỏng vấn ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục XNK, Bộ Công Thương về nội dung này.

PV: Thưa ông, dưới góc độ quản lý nhà nước về hoạt động thương mại hàng hóa, ông đánh giá như thế nào về hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam và các đối tác sau hơn 2 năm Hiệp định Đối tác Toàn diện và tiến bộ (CPTPP) có hiệu lực?

Ông Trần Thanh Hải: Sau hơn 2 năm có hiệu lực, Hiệp định CPTPP đã đem lại những tác động rất tích cực đến hoạt động xây dựng thể chế cũng như hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Từ góc độ thể chế, cho đến nay Quốc hội, Chính phủ và các bộ ngành đã ban hành 16 văn bản quy phạm pháp luật để thực thi các cam kết của hiệp định TPP (gồm 02 Luật, 04 Nghị định, 09 Thông tư, 01 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ). Việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật của chúng ta về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu của Hiệp định, được các nước thành viên CPTPP ghi nhận và đánh giá cao.

Về hiệu quả lớn nhất ở đây chúng ta nhìn thấy chính là hoạt động thương mại xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với 10 nước thành viên còn lại của CPTPP, đặc biệt là những nước mà chúng ta chưa từng có các Hiệp định thương mại tự do trước đây (FTA) ở khu vực châu Mỹ như: Canada và Mexico…

Qua hai năm, chúng ta thấy kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và các nước này đều có tăng trưởng mạnh, đặc biệt là xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường này tăng rất rõ rệt. Riêng đối với 2 nước Canada và Mexico là hai nước lần đầu tiên ta có FTA, kim ngạch cấp C/O trong năm 2020 ở mức khá cao, lần lượt là 867,3 triệu USD và 402 triệu USD, chiếm tỷ lệ khoảng 27,45% và 9,2% trong tổng kim ngạch xuật khẩu sang hai thị trường này.

Đơn cử, xuất khẩu của Việt Nam năm 2020 sang Canada đạt 4,3 tỷ USD, tăng 12%; Mexico đạt 3,1 tỉ USD, tăng 11%; Chile đạt 1 tỷ USD, tăng 8,3%...

Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các đối tác trong Hiệp định CPTPP cũng đạt mức tăng trưởng cao trong 3 tháng đầu năm 2021 như: Canada tăng 13,7%, Australia tăng 17%, Chile tăng 25,6%, Mexico tăng 12,7%, NewZealand tăng 35,1%...

PV: Những khó khăn lớn nhất mà doanh nghiệp Việt Nam gặp phải qua thực thi Hiệp định CPTPP là gì, thưa ông? 

Ông Trần Thanh Hải: Cho đến nay các doanh nghiệp của Việt Nam cũng đã làm quen với việc thực hiện các cam kết cũng như tận dụng được các ưu đãi từ các FTA. Tuy nhiên trên thực tế các doanh nghiệp cũng gặp phải một số khó khăn nhất định, đặc biệt đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Khó khăn lớn nhất là doanh nghiệp chưa hiểu hết được ý nghĩa của các cam kết trong từng ngành hàng, từng mặt hàng, nhất là những mặt hàng mà doanh nghiệp đang có quan tâm và sản xuất.

Việc tận dụng được các ưu đãi đó gắn liền với việc đáp ứng được các điều kiện về xuất xứ hàng hóa. Và để đáp ứng được điều kiện về xuất xứ hàng hóa, trong một số trường hợp doanh nghiệp phải có được những thay đổi về chuỗi cung ứng, tìm các nguồn nguyên phụ liệu đáp ứng được các tiêu chí về điều kiện cắt giảm thuế quan, hoặc thay đổi được quy trình sản xuất để đáp ứng các tiêu chí về chuyển đổi mã số…

Thứ hai là các doanh nghiệp của chúng ta cũng có những hạn chế về mặt tiếp cận thị trường, về công tác xúc tiến thương mại. Vì cam kết là do các Chính phủ đàm phán để đem lại cơ hội, doanh nghiệp phải tận dụng cơ hội đó để mở rộng các mối quan hệ với các đối tác ở thị trường đó thì chúng ta mới có thể biến những cam kết đó thành lợi ích thực sự.

Về công tác xúc tiến thương mại trong thời gian vừa qua, nhất là năm 2020, cũng bị ảnh hưởng rất nhiều bởi dịch Covid-19. Bộ Công Thương cũng đã tích cực tham gia hỗ trợ các doanh nghiệp thông qua việc tổ chức các diễn đàn trực tuyến và những buổi kết nối giao thương trực tuyến để giúp cho các doanh nghiệp có thể tìm được bạn hàng, đối tác thông qua môi trường mạng. Điều này cũng đã đóng góp rất tốt cho các doanh nghiệp để chúng ta đạt được kim ngạch xuất khẩu như thời gian vừa qua.

PV: Với các khó khăn đó, theo ông, Chính phủ và các bộ ngành, trực tiếp là Bộ Công Thương cần có giải pháp gì để hỗ trợ, giúp doanh nghiệp và nền kinh tế có thể khai thác hiệu quả hơn các cơ hội từ Hiệp định này?

Ông Trần Thanh Hải: Thực tế cho thấy, khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp chính là thiếu thông tin. Để giải quyết vấn đề này, Bộ Công Thương cũng đã phối hợp với Ngân hàng thế giới (WB) thiết lập và cho vận hành Cổng thông tin điện tử về các Hiệp định thương mại tự do (FTA) trong đó có Hiệp Định CPTPP.

Cổng thông tin điện tử này cũng đã hoàn tất việc nạp dữ liệu cũng như cập nhật bổ sung các file dữ liệu để phục vụ tốt nhất cho các doanh nghiệp có thể tra cứu. Doanh nghiệp có thể tìm được thấy những cam kết về thuế, về quy tắc xuất xứ, về dịch vụ, đầu tư, cũng như các thông tin về tình hình thị trường, các quy định/thị trường xuất nhập khẩu, về trách nhiệm xã hội...

Bên cạnh đó, Bộ Công thương cũng tích cực phối hợp với các bộ ngành, đặc biệt là Bộ NN & PTNT trong việc đàm phán, mở cửa thị trường về mặt kỹ thuật để giúp cho các sản phẩm nông sản - đặc biệt là trái cây - có thể thâm nhập được thị trường của các nước CPTPP. Vì các hiệp định thương mại tự do (FTA) đem lại các ưu đãi về mặt thuế quan nhưng đối với những biện pháp kỹ thuật, đặc biệt là các sản phẩm liên quan đến thực phẩm, liên quan đến con người thì yêu cầu về mặt kỹ thuật vẫn là một hàng rào hết sức khắt khe.

Tiếp theo nữa là hoạt động về xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương cũng sẽ tiếp tục đổi mới các hình thức về xúc tiến thương mại để giúp cho doanh nghiệp có thể đạt được hiệu quả xúc tiến cũng như mở rộng tầm với của doanh nghiệp để vươn đến các thị trường khác trong CPTPP trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 vẫn chưa có dấu hiệu thoái thoái lui như hiện nay.

PV: Mới đây Bộ Công Thương đã phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam cam kết hỗ trợ doanh nghiệp khai thác tốt hiệp định thương mại tự do với EU (EVFTA) trên nền tảng thương mại điện tử. Ông nhìn nhận như thế nào về kênh này đối với thị trường CPTPP?

Ông Trần Thanh Hải: Hiện nay, kênh thương mại điện tử là một công cụ rất tốt để hỗ trợ cho các doanh nghiệp giao dịch với các đối tác mà không bị phụ thuộc vào khoảng cách địa lý và các nước. Trong thị trường CPTPP, chúng ta cũng thấy là bên cạnh một số nước ASEAN thì các quốc gia còn lại đều nằm ở rất xa, đặc biệt là các quốc gia ở khu vực châu Mỹ. Việc triển khai các công cụ về thương mại điện tử sẽ giúp ích rất nhiều cho các doanh nghiệp tìm kiếm các đối tác mới ở những thị trường này, đặc biệt là những thị trường như: Canada, Chile, Peru, Mexico.

Và điều này cũng đã được chứng minh thông qua việc các doanh nghiệp của chúng ta cũng đã có được những đơn hàng mới từ những thị trường đó và góp phần đẩy kim ngạch xuất khẩu trong 2 năm vừa qua cũng đã có sự gia tăng rất mạnh mẽ.

PV: Xin cảm ơn ông!/.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Doanh nghiệp Việt cần nâng cao năng lực cạnh tranh để hưởng "trái ngọt" từ CPTPP
Doanh nghiệp Việt cần nâng cao năng lực cạnh tranh để hưởng "trái ngọt" từ CPTPP

VOV.VN - Việc hiện thực hóa các cơ hội từ CPTPP còn hạn chế là do sự thua kém về năng lực cạnh tranh, các biến động đầy tính bất định của thị trường...

Doanh nghiệp Việt cần nâng cao năng lực cạnh tranh để hưởng "trái ngọt" từ CPTPP

Doanh nghiệp Việt cần nâng cao năng lực cạnh tranh để hưởng "trái ngọt" từ CPTPP

VOV.VN - Việc hiện thực hóa các cơ hội từ CPTPP còn hạn chế là do sự thua kém về năng lực cạnh tranh, các biến động đầy tính bất định của thị trường...

Hiệp định CPTPP tác động ban đầu cho xuất khẩu
Hiệp định CPTPP tác động ban đầu cho xuất khẩu

VOV.VN - Trong bối cảnh hầu như tất cả các đối tác CPTPP đều giảm nhập khẩu, việc Việt Nam vẫn đạt mức tăng trưởng này cho thấy CPTPP đang ít nhiều tạo ra những tác động ban đầu tích cực.

Hiệp định CPTPP tác động ban đầu cho xuất khẩu

Hiệp định CPTPP tác động ban đầu cho xuất khẩu

VOV.VN - Trong bối cảnh hầu như tất cả các đối tác CPTPP đều giảm nhập khẩu, việc Việt Nam vẫn đạt mức tăng trưởng này cho thấy CPTPP đang ít nhiều tạo ra những tác động ban đầu tích cực.

Doanh nghiệp lơ mơ về các cam kết của Hiệp định CPTPP
Doanh nghiệp lơ mơ về các cam kết của Hiệp định CPTPP

VOV.VN - 69% DN nghe nói hoặc biết sơ bộ về Hiệp định CPTPP, 25% DN có hiểu biết nhất định, tỷ lệ các DN biết rõ về các cam kết CPTPP còn rất ít.

Doanh nghiệp lơ mơ về các cam kết của Hiệp định CPTPP

Doanh nghiệp lơ mơ về các cam kết của Hiệp định CPTPP

VOV.VN - 69% DN nghe nói hoặc biết sơ bộ về Hiệp định CPTPP, 25% DN có hiểu biết nhất định, tỷ lệ các DN biết rõ về các cam kết CPTPP còn rất ít.

Việt Nam sẵn sàng chia sẻ thông tin, kinh nghiệm tham gia CPTPP với Anh
Việt Nam sẵn sàng chia sẻ thông tin, kinh nghiệm tham gia CPTPP với Anh

VOV.VN - Việt Nam ủng hộ Anh tăng cường quan hệ kinh tế - thương mại với khu vực, sẵn sàng chia sẻ thông tin, kinh nghiệm tham gia CPTPP với Anh.

Việt Nam sẵn sàng chia sẻ thông tin, kinh nghiệm tham gia CPTPP với Anh

Việt Nam sẵn sàng chia sẻ thông tin, kinh nghiệm tham gia CPTPP với Anh

VOV.VN - Việt Nam ủng hộ Anh tăng cường quan hệ kinh tế - thương mại với khu vực, sẵn sàng chia sẻ thông tin, kinh nghiệm tham gia CPTPP với Anh.