VN-Index lùi về mốc 430 điểm

Tuy nhiên, thanh khoản được cải thiện đáng kể cho thấy thị trường xuất hiện dấu hiệu bắt đáy, lượng cổ phiếu được đặt bán sàn ồ ạt  

Thông tin CPI tháng 8 tăng nhẹ như dự báo vẫn không tác động nhiều đến tâm lý nhà đầu tư khi bước vào phiên giao dịch sáng 24/8. VN-Index tiếp tục sụt giảm, với mức giảm mạnh và lui về mốc 430 điểm.

Mở cửa phiên giao dịch, chỉ số VN-Index giảm 6,19 điểm xuống 441,73 điểm (giảm 1,38%). Tổng khối lượng khớp lệnh thành công đạt 1.841.850 đơn vị, giá trị giao dịch đạt 43,50 tỷ đồng. Sau đợt khớp lệnh mở cửa, có 15 mã tăng, 43 mã đứng giá, 200 mã giảm giá. Đáng chú ý, trong đó có 2 mã tăng trần và 20 mã giảm sàn.

VN-Index tiếp tục đi xuống khi bước sang đợt khớp lệnh liên tục. Chỉ số này giảm mạnh hơn 10 điểm xuyên thủng ngưỡng 440 điểm. Nhà đầu tư dường như đang mất phương hướng trước diễn biến của VN-Index.

Sau 75 phút khớp lệnh liên tục, chỉ số VN-Index giảm 13,79 điểm, xuống 434,13 điểm (giảm 3,08%). Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 35.358.400 đơn vị, giá trị giao dịch 838,16 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 24/08/2010, chỉ số VN-Index đóng cửa ở 434,42 điểm, giảm 13,5 điểm (-3,01%). Tổng khối lượng giao dịch khớp lệnh đạt 42.125.950 đơn vị, tăng 102,97% so với phiên trước. Tổng giá trị giao dịch khớp lệnh đạt 1.003,477 tỷ đồng, tăng 89,70%.

Tổng giao dịch thỏa thuận đạt 5.168.913 đơn vị, với tổng giá trị hơn 157,69 tỷ đồng. Như vậy, tổng khối lượng giao dịch toàn phiên đạt 47.294.863 đơn vị (+89,26%) và tổng giá trị giao dịch đạt 1.161,163 tỷ đồng (+52,22%).

Trong tổng số 258 mã niêm yết trên sàn HOSE, có 9 mã tăng, 233 mã giảm, 16 mã đứng giá. Trong đó, có 1 mã tăng trần và 147 mã giảm sàn..

Trong 10 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường, có 1 mã tăng, 9 mã giảm. Cụ thể, MSN là mã duy nhất tăng 400 đồng/cổ phiếu (+0,82%), đạt 49.000 đồng.

Còn lại, EIB giảm 200 đồng/cổ phiếu (-1,23%), còn 16.100 đồng. BVH giảm 300 đồng/cổ phiếu (-0,68%), còn 44.000 đồng. VCB giảm 500 đồng/cổ phiếu (-1,35%), còn 36.500 đồng. CTG giảm 900 đồng/cổ phiếu (-4,00%), còn 21.600 đồng. SSI giảm 1.200 đồng/cổ phiếu (-4,32%), còn 26.600 đồng.

VNM giảm 1.500 đồng/cổ phiếu (-1,69%), còn 87.000 đồng. HAG giảm 3.000 đồng/cổ phiếu (-4,05%), còn 71.000 đồng. Đáng chú ý, trong đó có 1 mã giảm sàn là VIC khi mất đi 3.000 đồng/cổ phiếu (-4,58%), còn 62.500 đồng.

Mã STB dẫn đầu thị trường về khối lượng giao dịch khớp lệnh với hơn 1,5 triệu đơn vị (chiếm 3,65% tổng khối lượng thị trường), đóng cửa ở mức 15.700 đồng/cổ phiếu sau khi giảm 200 đồng (-1,26%).

Tổng khối lượng của 5 mã có giao dịch lớn nhất thị trường chiếm 14,78% so với tổng khối lượng khớp lệnh trong phiên sáng nay.

Trong phiên giao dịch sáng nay, cổ phiếu tăng giá mạnh nhất là TMP với mức tăng 4,72% lên 13.300 đồng (tăng 600 đồng/cổ phiếu), tổng khối lượng giao dịch hơn 3 nghìn cổ phiếu.

Ngoài ra, xét về mức tuyệt đối thì CMV là cổ phiếu tăng giá mạnh nhất khi tăng 800 đồng lên mức 35.000 đồng/cổ phiếu, với tổng khối lượng giao dịch gần 18 nghìn cổ phiếu.

Tất cả 5 chứng chỉ quỹ đang niêm yết trên HOSE đều giảm giá, trong đó có 2 mã giảm sàn. Cụ thể, PRUBF1 giảm 100 đồng xuống 4.400 đồng (-2,22%). VFMVF1 giảm 400 đồng xuống 10.500 đồng (-3,67%). VFMVF4 giảm 200 đồng xuống 5.800 đồng (-3,33%). MAFPF1 giảm 200 đồng xuống 4.600 đồng (-4,17%). VFMVFA giảm 300 đồng xuống 7.600 đồng (-3,80%).

Nhà đầu tư nước ngoài hôm nay mua vào 98 mã cổ phiếu với tổng khối lượng mua vào là 2.351.580 đơn vị, bằng 5,58% tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường.

Trong đó, DPM được họ mua vào nhiều nhất với 218.990 đơn vị, chiếm 53,68% tổng khối lượng giao dịch của mã này. Tiếp theo là các mã như FPT (154.760 đơn vị), HPG (139.500 đơn vị), KBC (135.800 đơn vị) và DIG (135.400 đơn vị).

Tương đồng với sàn TPHCM, trên sàn Hà Nội chỉ số HNX-Index cũng giảm mạnh 4,69 điểm xuống còn 124,4 điểm. KLGD đạt 34,8 triệu CP tương đương 773,7 tỉ đồng. CP AAA của CTCP An Phát là mã tăng mạnh nhất trên sàn với mức tăng trần 3.700 đ/CP

Đáng chú ý, các mã được nhà đầu tư nước ngoài mua vào chiếm tỷ trọng lớn trên tổng khối lượng giao dịch là MPC (chủ yếu giao dịch thỏa thuận), PAC (100%), TRA (98,55%), TRC (98,27%) và BVH (95,51%)./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên