VN – Index tăng khiêm tốn

Tưởng chừng VN-Index sẽ có phiên tăng điểm ấn tượng để vượt qua mốc 495 điểm. Tuy nhiên, tâm lý canh thị trường lên để bán của nhà đầu tư đã kéo chỉ số VN-Index dần hạ nhiệt về cuối phiên và chỉ còn giữ được mức tăng khiêm tốn khi kết thúc phiên.

Mở cửa phiên giao dịch, chỉ số VN-Index tăng 1,79 điểm lên 493,4 điểm (tăng 0,36%). Tổng khối lượng khớp lệnh thành công đạt 2.270.420 đơn vị, giá trị giao dịch đạt 66,98 tỷ đồng. Sau đợt khớp lệnh mở cửa, có 113 mã tăng, 88 mã đứng giá, 54 mã giảm giá.

Bước vào đợt khớp lệnh liên tục, chỉ số VN-Index bắt đầu tăng mạnh lên ngưỡng 496 điểm, số mã tăng bắt đầu áp đảo mã giảm. Nhiều mã bluechip bắt đầu chuyển sắc xanh, nhà đầu tư nước ngoài cũng tham gia tích cực hơn trên thị trường. Tuy vậy, nhà đầu tư vẫn khá thận trọng khiến chỉ số VN-Index dần hạ nhiệt.

Sau 75 phút khớp lệnh liên tục, chỉ số VN-Index tăng 1,11 điểm, lên 492,72 điểm (tăng 0,23%). Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 31.694.440 đơn vị, giá trị giao dịch 930,14 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 3/8/2010, chỉ số VN-Index đóng cửa ở 491,9 điểm, tăng 0,29 điểm (+0,06%). Tổng khối lượng giao dịch khớp lệnh đạt 38.497.170 đơn vị, tăng 12,66% so với phiên trước. Tổng giá trị giao dịch khớp lệnh đạt 1.136,852 tỷ đồng, tăng 17,26%.

Tổng giao dịch thỏa thuận đạt 3.863.770 đơn vị, với tổng giá trị hơn 127,65 tỷ đồng. Như vậy, tổng khối lượng giao dịch toàn phiên đạt 42.360.940 đơn vị (+13,34%) và tổng giá trị giao dịch đạt 1.264,505 tỷ đồng (+12,30%).

Trong tổng số 255 mã niêm yết trên sàn HOSE, có 75 mã tăng, 128 mã giảm, 52 mã đứng giá. Trong đó, có 11 mã tăng trần và 7 mã giảm sàn.

Trong 10 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường, có 2 mã tăng, 6 mã giảm, 2 mã đứng giá là STB, MSN.

Cụ thể, VNM tăng 500 đồng/cổ phiếu (+0,55%), đạt 91.500 đồng. HAG tăng 500 đồng/cổ phiếu (+0,63%), đạt 80.500 đồng.

Hai mã MSN và STB giữ nguyên mức giá tham chiếu tương ứng là 52.500 đồng và 17.000 đồng/cổ phiếu.

SSI giảm 100 đồng/cổ phiếu (-0,31%), còn 32.200 đồng. BVH giảm 100 đồng/cổ phiếu (-0,22%), còn 46.400 đồng.

EIB giảm 100 đồng/cổ phiếu (-0,53%), còn 18.600 đồng. VCB giảm 100 đồng/cổ phiếu (-0,27%), còn 36.900 đồng.

CTG giảm 200 đồng/cổ phiếu (-0,81%), còn 24.600 đồng. VIC giảm 500 đồng/cổ phiếu (-0,73%), còn 68.000 đồng.

Mã TCM tiếp tục dẫn đầu thị trường về khối lượng giao dịch khớp lệnh với hơn 1,7 triệu đơn vị (chiếm 4,47% tổng khối lượng thị trường), đóng cửa ở mức 21.400 đồng/cổ phiếu sau khi tăng 1.000 đồng (+4,90%).

Tổng khối lượng của 5 mã có giao dịch lớn nhất thị trường chiếm 16,36% so với tổng khối lượng khớp lệnh trong phiên sáng 3/8.

Trong phiên giao dịch sáng 3/8, cổ phiếu tăng giá mạnh nhất là ANV với mức tăng 5,00% lên 18.900 đồng (tăng 900 đồng/cổ phiếu), tổng khối lượng giao dịch hơn 664.000 cổ phiếu. Ngược lại, STG giảm 4,88% xuống còn 39.000 đồng/cổ phiếu.

Ngoài ra, xét về mức tuyệt đối thì HRC, DPR là 2 cổ phiếu cùng tăng giá mạnh nhất với mức tăng 3.000 đồng/cổ phiếu lên mức giá tương ứng là 65.500 đồng và 64.500 đồng. Trong khi đó, mã BT6 giảm tới 3.000 đồng xuống còn 68.500 đồng/cổ phiếu, khối lượng giao dịch đạt 430 đơn vị.

Trong 4 chứng chỉ quỹ đang niêm yết trên HOSE, có 1 mã tăng, 1 mã giảm và 2 mã đứng giá. Cụ thể, VFMVF1 và PRUBF1 đứng ở giá tham chiếu là 12.000 đồng và 4.900 đồng/chứng chỉ quỹ. VFMVF4 giảm 100 đồng xuống 6.800 đồng (-1,45%). MAFPF1 tăng 100 đồng lên 5.100 đồng (+2,00%).

Nhà đầu tư nước ngoài hôm nay mua vào 87 mã cổ phiếu với tổng khối lượng mua vào là 3.665.960 đơn vị, bằng 9,52% tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường.

Trong đó, DPM được họ mua vào nhiều nhất với 484.890 đơn vị, chiếm 50,77% tổng khối lượng giao dịch của mã này. Tiếp theo là các mã như FPT (339.780 đơn vị), SAM (275.000 đơn vị), HAG (258.640 đơn vị) và ITA (257.840 đơn vị).

Đáng chú ý, các mã được nhà đầu tư nước ngoài mua vào chiếm tỷ trọng lớn trên tổng khối lượng giao dịch là DHG (100%), BVH (99,92%), CTD (98,96%), BMP (80,65%) và VFG (80,10%)./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên