VN-Index vượt ngưỡng 490 điểm
Bảng điện tử tràn ngập một màu xanh trong phiên giao dịch sáng nay (10/8), báo hiệu một tuần giao dịch tràn đầy hy vọng
Chỉ số VN-Index mở đầu phiên tăng nhẹ với khối lượng thăm dò, và bùng nổ chỉ sau 30 phút khớp lệnh liên tục và vượt ngưỡng 490 điểm một cách dễ dàng.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 10/8, chỉ số VN-Index dừng lại ở mức 491,2 điểm, tăng 10,55 điểm (tăng 2,19%) so với phiên trước đó. Tổng khối lượng giao dịch khớp lệnh đạt 46.840.640 đơn vị, tăng 12,66% so với phiên trước. Tổng giá trị giao dịch khớp lệnh đạt 1.713,287 tỷ đồng, tăng 12,91%.
Tổng giao dịch thỏa thuận đạt 1.200.680 đơn vị, với tổng giá trị hơn 36,85 tỷ đồng. Như vậy, tổng khối lượng giao dịch toàn phiên đạt 48.041.320 đơn vị (+13,75%) và tổng giá trị giao dịch đạt 1.750,141 tỷ đồng (+13,63%).
Trong tổng số 165 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ niêm yết trên sàn HOSE, có 147 mã tăng giá, 6 mã giảm giá là TMS, TS4, UIC, OPC, PTC, SVC 12 mã đứng giá tham chiếu. Trong đó, có 70 mã tăng trần, mã giảm sàn. Kết thúc đợt khớp lệnh đóng cửa, trên bảng điện tử có tới 165 mã không còn dư mua.
Tất cả 10 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường đều tăng giá.
Trong phiên giao dịch sáng nay, có 4 mã cùng tăng hết biên độ cho phép 5% là HLA, SMC, L10, LSS. Ngược lại, với mức giảm giá mạnh nhất 6,76%, mã TMS đóng cửa chỉ còn 34.500 đồng/cổ phiếu (giảm 2.500 đồng), tổng khối lượng giao dịch hơn 14 nghìn cổ phiếu.
Ngoài ra, xét về mức tuyệt đối thì SJS là cổ phiếu tăng giá mạnh nhất khi tăng 6.000 đồng lên mức 136.000 đồng/cổ phiếu, với tổng khối lượng giao dịch hơn 189 nghìn cổ phiếu. Trong khi mã TMS lại giảm tới 2.500 đồng.
Nhà đầu tư nước ngoài hôm nay (10/8) mua vào 74 mã cổ phiếu với tổng khối lượng mua vào là 2.338.010 đơn vị, bằng 4,99% tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường.
HNX-Index tăng mạnh phiên đầu tuần
Phiên giao dịch đầu tuần mới, sàn HNX ghi nhận phiên tăng điểm khá mạnh chặn đứng chuỗi giảm 2 phiên liên tiếp trước đó khi đón nhận những thông tin hỗ trợ tích cực từ bên ngoài. Tuy nhiên, “sức ì” của một số mã bluechip là nguyên nhân chính khiến chỉ số không thể bùng nổ.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 10/08/2009, chỉ số HNX-Index đóng cửa ở mức 154,73 điểm, tăng 3,03 điểm (+2,00%). Tổng khối lượng giao dịch báo giá đạt 21.430.800 đơn vị, giảm 6,02% so với phiên giao dịch trước đó. Tổng giá trị giao dịch đạt hơn 674,97 tỷ đồng, giảm 4,78%.
Sáng nay, các nhà đầu tư trên sàn Hà Nội cũng tiến hành giao dịch thỏa thuận 6 cổ phiếu là ACB, KBC, HOM, STL, BVS, MIC với tổng khối lượng giao dịch là 225.000 đơn vị, giá trị giao dịch đạt 9,99 tỷ đồng. Trong đó, mã ACB được giao dịch thỏa thuận nhiều nhất với 160.000 cổ phiếu, giá trị giao dịch đạt 7,81 tỷ đồng.
Như vậy, tổng khối lượng giao dịch hôm nay đạt 21.655.800 cổ phiếu (giảm 5,29%), tổng giá trị giao dịch đạt 684,97 tỷ đồng (giảm 3,64%).
Trong số 213 cổ phiếu niêm yết trên sàn HNX, có 155 mã tăng giá, 40 mã giảm giá, 14 mã đứng giá tham chiếu và 4 mã không có giao dịch là CJC, HSC, DHT, VTL. Trong đó có 12 mã tăng trần và 5 mã giảm sàn là DST, HBE, HTP, QTC, QST. Đáng chú ý về cuối phiên, có 10 cổ phiếu đóng cửa ở giá sàn và 25 cổ phiếu đóng cửa ở giá trần.
Tất cả 10 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường đều tăng giá. Trong đó, SHB dẫn đầu thị trường về khối lượng giao dịch báo giá với hơn 2,36 triệu đơn vị được giao dịch thành công, bình quân đạt 32.400 đồng/cổ phiếu, tăng 900 đồng (+2,86%).
Cổ phiếu tăng giá mạnh nhất là VGS đạt 24.600 đồng/cổ phiếu, tăng 1.600 đồng (+6,96%) với hơn 81.000 cổ phiếu được khớp lệnh.
Cổ phiếu giảm giá mạnh nhất là DST khi tụt xuống mức 12.000 đồng/cổ phiếu, giảm 900 đồng (-6,98%) với tổng khối lượng giao dịch báo giá là hơn 6.000 cổ phiếu.
Ngoài ra, xét về mức tuyệt đối thì STL là cổ phiếu tăng giá mạnh nhất khi tăng 2.800 đồng lên mức 44.100 đồng/cổ phiếu, khối lượng giao dịch đạt hơn 142.000 đơn vị. Trong khi DTC lại giảm 3.700 đồng xuống còn 77.200 đồng/cổ phiếu, với 6.600 cổ phiếu được giao dịch.
Nhà đầu tư nước ngoài trong phiên này mua vào 396.900 cổ phiếu (27 mã) và bán ra 516.300 cổ phiếu (21 mã).
Cổ phiếu được nhà đầu tư nước ngoài mua vào nhiều nhất là KBC, khi mua vào 230.300 đơn vị, chiếm 23,69% tổng khối lượng giao dịch./.