Xăng, dầu trong nước giảm giá chưa tương ứng với giá thế giới

VOV.VN -Từ đầu năm tới nay, giá xăng dầu thế giới giảm tới 50% nhưng giá trong nước mới giảm khoảng 30%.

Với mức giảm 2.050 đồng/lít từ 15 giờ chiều qua (22/12), giá xăng A92 hiện còn 17.880 đồng/lít. Giá các loại dầu cũng được điều chỉnh giảm mạnh, từ 1.420 đồng/lít,kg đến 1.690 đồng/lít,kg. Trong bối cảnh giá xăng dầu thế giới liên tục giảm mạnh trong vài tháng qua, mức giảm giá bán lẻ trong nước liệu đã tương xứng? Phóng viên VOV phỏng vấn Tiến sỹ Ngô Trí Long - Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu giá cả (Bộ Tài chính) về vấn đề này.

Phóng viên: Thưa ông, giá xăng dầu trong nước lại vừa được điều chỉnh giảm mạnh, trong đó giá xăng giảm mạnh nhất lên tới 2.050 đồng/lít. Ông nhận định như thế nào về mức giảm giá lần này, trong bối cảnh giá xăng dầu thế giới liên tục lao dốc?

Ông Ngô Trí Long: Đây là lần thứ 12 giá xăng dầu giảm. Giá xăng có  mức giảm sâu nhất tới 2.050 đồng/lít. Các loại dầu cũng được điều chỉnh giảm giá mạnh. Sở dĩ giá xăng dầu giảm sâu như vậy là do giá xăng dầu thế giới đang lao dốc rất mạnh. Cho đến thời điểm này, giá xăng dầu thế giới giảm tới 50%. Nhưng trong khi đó, nếu tính tổng cộng 12 lần, giảm giá xăng dầu trong nước chỉ giảm khoảng 7.769 đồng/lít. Nếu so về mặt số tương đối thì giá trong nước mới giảm khoảng 30%. Như vậy, việc giảm giá xăng dầu trong nước chưa tương xứng với mức giảm của thế giới.

Phóng viên: Như ông nói, mức giảm giá bán lẻ xăng dầu trong nước chưa tương xứng với mức giảm của giá xăng dầu thế giới, vì sao lại như vậy, thưa ông?

Ông Ngô Trí Long: Lần này giảm sâu là do giá xăng dầu thế giới giảm mạnh. Việc giảm giá là điều tất nhiên. Điều cần xem xét là giá xăng dầu giảm trong nước liệu đã tương xứng với việc giảm giá xăng dầu trên thế giới hay chưa? Thực tế là chưa tương xứng. Vừa qua chúng ta đã nâng thuế suất thuế nhập khẩu từ 18-27%. Giá xăng dầu tùy từng nước có cơ chế, chính sách khác nhau. Chúng ta vừa qua lại nâng thuế lên, do đó mức giảm không tương xứng với giá thế giới. Đồng thời chúng ta lại tăng trích lập quỹ bình ổn giá lên 500 đồng/lít, kg để dự phòng. Hiện trong cơ cấu giá xăng dầu, phần thuế, phí còn chiếm tỷ lệ lớn. Cộng với trích lập quỹ bình ổn giá thì làm giá xăng dầu cao hơn một số nước. Trong bối cảnh doanh nghiệp còn khó khăn, người tiêu dùng sức mua còn thấp, đáng lý ra cần phải giảm sâu hơn nữa để tạo điều kiện nâng cao sức mua, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, vì xăng dầu là đầu vào vô cùng quan trọng của sản xuất và tiêu dùng. Mỗi lần giảm giá xăng dầu trong nước tương xứng với mức giảm giá của thế giới thì sẽ tạo điều kiện cho sản xuất phát triển và nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Phóng viên: Nghị định 83 về kinh doanh xăng dầu có hiệu lực từ tháng 11 vừa qua có tác động như thế nào đến việc điều hành giá xăng dầu hiện nay, thưa ông?

Ông Ngô Trí Long: Giá xăng dầu thế giới thay đổi rất nhanh trong bối cảnh hiện nay. Mà theo nghị định 83 thì tần suất điều chỉnh 15 ngày, chắc chắc sẽ không cùng nhịp đập của giá thế giới. Giá xăng dầu thì biến động từng tuần, từng ngày, chúng ta lại 15 ngày mới điều chỉnh giá. Cho nên trong khoảng thời gian 2 tuần đó thì giá giảm rất sâu nên phải giảm lớn. Trước kia là tính giá bình quân 30 ngày. Có ý kiến chỉ nên 10 ngày. Nhưng liên Bộ Tài chính – Công Thương lựa chọn phương án 15 ngày, do yêu cầu dự trữ. Trong bối cảnh tình hình hiện nay, đáng lý ít nhất là phải tính theo mỗi tuần, chứ không nên là 15 ngày, vì làm cho giá xăng dầu tăng giảm không cùng nhịp với giá thế giới. Mặc dù so với Nghị định 84 tính giá bình quân 30 ngày thì cũng đã khắc phục phần nào, nhưng rõ ràng với việc tính giá bình quân như hiện nay cũng chưa thực sự phù hợp với sự biến động của giá thế giới.

Phóng viên: Vâng, xin cảm ơn ông!/.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Giá xăng giảm kéo chỉ số giá tiêu dùng tháng 11 giảm mạnh
Giá xăng giảm kéo chỉ số giá tiêu dùng tháng 11 giảm mạnh

VOV.VN -Tổng cục Thống kê vừa công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả nước tháng 11/2014 và 11 tháng qua.

Giá xăng giảm kéo chỉ số giá tiêu dùng tháng 11 giảm mạnh

Giá xăng giảm kéo chỉ số giá tiêu dùng tháng 11 giảm mạnh

VOV.VN -Tổng cục Thống kê vừa công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả nước tháng 11/2014 và 11 tháng qua.

Giảm giá xăng dầu từ 13 giờ trưa nay
Giảm giá xăng dầu từ 13 giờ trưa nay

VOV.VN - Giá xăng các loại sẽ giảm 320 đồng/lít. Giá dầu Diezel giảm 240 đồng/lít.

Giảm giá xăng dầu từ 13 giờ trưa nay

Giảm giá xăng dầu từ 13 giờ trưa nay

VOV.VN - Giá xăng các loại sẽ giảm 320 đồng/lít. Giá dầu Diezel giảm 240 đồng/lít.

Giá xăng giảm mạnh, DN không giảm cước: Dân bị “móc túi” đến bao giờ?
Giá xăng giảm mạnh, DN không giảm cước: Dân bị “móc túi” đến bao giờ?

VOV.VN -Sở GTVT Hà Nội cho biết, đang lên danh sách các đơn vị chưa giảm giá cước sau 20/11 để giao cho Thanh tra xử lý.

Giá xăng giảm mạnh, DN không giảm cước: Dân bị “móc túi” đến bao giờ?

Giá xăng giảm mạnh, DN không giảm cước: Dân bị “móc túi” đến bao giờ?

VOV.VN -Sở GTVT Hà Nội cho biết, đang lên danh sách các đơn vị chưa giảm giá cước sau 20/11 để giao cho Thanh tra xử lý.

Giá xăng giảm 10 lần nhưng giá vận tải vẫn giảm nhỏ giọt
Giá xăng giảm 10 lần nhưng giá vận tải vẫn giảm nhỏ giọt

VOV.VN -  Như vậy, người dân vẫn đang phải chịu một mức giá bất hợp lý và trông chờ sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan quản lý.

Giá xăng giảm 10 lần nhưng giá vận tải vẫn giảm nhỏ giọt

Giá xăng giảm 10 lần nhưng giá vận tải vẫn giảm nhỏ giọt

VOV.VN -  Như vậy, người dân vẫn đang phải chịu một mức giá bất hợp lý và trông chờ sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan quản lý.

Giảm kỷ lục hơn 2.000 đồng/lít, giá xăng chưa đến 18.000 đồng/lít
Giảm kỷ lục hơn 2.000 đồng/lít, giá xăng chưa đến 18.000 đồng/lít

VOV.VN - Sau 13 lần giảm giá xăng dầu liên tiếp này, tổng mức giảm của xăng đã là 7.760 đồng/lít.

Giảm kỷ lục hơn 2.000 đồng/lít, giá xăng chưa đến 18.000 đồng/lít

Giảm kỷ lục hơn 2.000 đồng/lít, giá xăng chưa đến 18.000 đồng/lít

VOV.VN - Sau 13 lần giảm giá xăng dầu liên tiếp này, tổng mức giảm của xăng đã là 7.760 đồng/lít.