Thoát nghèo từ những mô hình sản xuất, chăn nuôi hiệu quả ở Quảng Ngãi

VOV.VN - Tỉnh Quảng Ngãi đã triển khai hiệu quả và nhân rộng nhiều mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng sinh kế thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững cho hàng trăm hộ dân.

Tại tỉnh Quảng Ngãi, việc nhân rộng các dự án hỗ trợ sinh kế và mô hình giảm nghèo đã phát huy hiệu quả. Từ đó, thay đổi rõ nét nếp nghĩ cách làm của người dân, tránh tư tưởng trông chờ ỷ lại vào sự hỗ trợ hoàn toàn của Nhà nước. Đó là nhờ có sự tham gia của nhiều phía từ người dân, chính quyền đến doanh nghiệp.

Mấy năm trước, gia đình bà Phạm Thị An, ở thôn Nước Y, xã Ba Vinh, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi thuộc diện hộ nghèo. Từ nguồn hỗ trợ 10 triệu đồng của nhà nước và 5 triệu đồng vốn đối ứng của gia đình, bà Phạm Thị An đã chọn mua 1 con trâu giống. Được cán bộ thú y hướng dẫn tận tình, sau thời gian nuôi, đến nay con trâu giống chóng lớn, mạnh khỏe. Từ những kinh nghiệm chăn nuôi học được, bà Phạm Thị An biết cách chăm sóc, mở rộng đàn trâu nhà gần chục con, từ đó vươn lên thoát nghèo. “Trâu nuôi được vệ sinh sạch sẽ, tiêm phòng đầy đủ. Bây giờ gia đình tôi đã thoát nghèo, không còn hộ cận nghèo nữa”, bà An cho biết.
 

Tại huyện Ba Tơ, các hộ gia đình tham gia mô hình giảm nghèo được chính quyền họp dân chọn lựa. Bà con tham gia mô hình phải có kế hoạch sản xuất kinh doanh và cam kết thoát nghèo với địa phương. Tùy vào hoàn cảnh từng gia đình, mỗi hộ tham gia mô hình được nhận hỗ trợ từ 5 đến 10 triệu đồng mua gia súc, gia cầm phát triển chăn nuôi.

Ông Phạm Văn In, Phó Chủ tịch UBND xã Ba Vinh, huyện Ba Tơ cho biết, trong quá trình triển khai thực hiện mô hình giảm nghèo đều có cán bộ xã, thôn hướng dẫn, giám sát. “Khi cam kết, người dân có trách nhiệm phải phấn đấu thoát nghèo. Thời gian qua, khi triển khai chương trình, bà con có ý thức vươn lên xóa đói, giảm nghèo”, ông In nói.

Nhiều năm nay, mô hình liên kết theo nhóm hộ chăn nuôi, sản xuất tiêu thụ nông sản ở miền núi Sơn Hà đã góp phần nâng cao thu nhập, xóa đói, giảm nghèo cho người dân địa phương. Từ năm 2016 đến nay, từ nguồn lực hỗ trợ của các chương trình 30a; 135; chương trình giảm nghèo khu vực Tây Nguyên… địa phương đã đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ người dân xây dựng các mô hình nông nghiệp theo chuỗi giá trị hàng hóa, kết nối tiêu thụ nông sản, mở ra hướng tiêu thụ bền vững và tạo nguồn thu nhập ổn định cho người dân. Trong 5 năm, hơn 2.200 hộ dân đã thoát nghèo.

Ông Phùng Tô Long, Phó Chủ tịch UBND huyện Sơn Hà cho biết, huyện Sơn Hà được đưa ra khỏi danh sách những huyện nghèo của cả nước. “Chúng tôi hỗ trợ theo hướng cầm tay chỉ việc. Hỗ trợ vật tư, đầu vào, kiến thức chăn nuôi trồng trọt và kiến thức về thị trường. Sau đó, chúng tôi xây dựng đội ngũ truyền thông, liên kết thị trường… để giúp các hộ nông dân tiêu chuẩn hóa các sản phẩm. Đặc biệt là việc kiểm định xây dựng thương hiệu để giới thiệu cho khách hàng, đối tác”, ông Long cho hay.

Tỉnh Quảng Ngãi đã triển khai hiệu quả và nhân rộng nhiều mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng sinh kế thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững cho hàng trăm hộ dân. 5 năm qua, nhiều chính sách giảm nghèo được tỉnh Quảng Ngãi triển khai kịp thời với những cách làm mới, hiệu quả.

Cụ thể, không hỗ trợ 100% vốn, cây con giống như trước mà bắt buộc các hộ dân phải đóng góp theo hình thức đối ứng. Từ đó, người dân không còn trông chờ ỷ lại vào sự hỗ trợ hoàn toàn từ các chính sách của Nhà nước. Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo ở tỉnh Quảng Ngãi đến nay giảm xuống còn khoảng 6%.

Ông Võ Phiên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi cho rằng, để các mô hình giảm nghèo phát huy hiệu quả và bền vững, phải có sự tham gia của chính quyền, doanh nghiệp, nhất là ý thức vươn lên của từng hộ dân.

“Tỉnh hỗ trợ về cơ chế, chính sách, hồ sơ, thủ tục... làm “bà đỡ” ban đầu; hỗ trợ các mô hình để làm bước đệm cho người nông dân trong việc hình thành chuỗi liên kết sản xuất. Chúng tôi hỗ trợ các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp, công nghệ cao, an toàn… Doanh nghiệp cũng sẽ là cầu nối để tiêu thụ sản phẩm cho người nông dân", ông Phiên thông tin thêm./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Mượn đất lập nghiệp giúp thanh niên Trà Vinh thoát nghèo
Mượn đất lập nghiệp giúp thanh niên Trà Vinh thoát nghèo

VOV.VN - Mô hình hỗ trợ hộ đoàn viên thanh niên nghèo phát triển kinh tế gia đình, thoát nghèo đã và đang mang lại hiệu quả thiết thực và ngày càng lan tỏa ở tỉnh Trà Vinh.

Mượn đất lập nghiệp giúp thanh niên Trà Vinh thoát nghèo

Mượn đất lập nghiệp giúp thanh niên Trà Vinh thoát nghèo

VOV.VN - Mô hình hỗ trợ hộ đoàn viên thanh niên nghèo phát triển kinh tế gia đình, thoát nghèo đã và đang mang lại hiệu quả thiết thực và ngày càng lan tỏa ở tỉnh Trà Vinh.

Nông dân thoát nghèo nhờ vườn cây chuyên canh
Nông dân thoát nghèo nhờ vườn cây chuyên canh

VOV.VN - Thay vì trồng lúa hay cây tạp, nông dân nhiều vùng hiện nay đã chuyển qua trồng cây ăn quả chuyên canh: Cam, mít, bưởi... giúp bà con nâng cao hiệu quả kinh tế, thoát nghèo.

Nông dân thoát nghèo nhờ vườn cây chuyên canh

Nông dân thoát nghèo nhờ vườn cây chuyên canh

VOV.VN - Thay vì trồng lúa hay cây tạp, nông dân nhiều vùng hiện nay đã chuyển qua trồng cây ăn quả chuyên canh: Cam, mít, bưởi... giúp bà con nâng cao hiệu quả kinh tế, thoát nghèo.

Trồng nấm hương giúp nông dân Lạc Dương thoát nghèo
Trồng nấm hương giúp nông dân Lạc Dương thoát nghèo

VOV.VN - Mô hình liên kết sản xuất nấm hương tại huyện Lạc Dương (Lâm Đông) phù hợp với trình độ canh tác của người dân, mở ra cơ hội cho nhiều gia đình khó khăn vươn lên thoát nghèo.

Trồng nấm hương giúp nông dân Lạc Dương thoát nghèo

Trồng nấm hương giúp nông dân Lạc Dương thoát nghèo

VOV.VN - Mô hình liên kết sản xuất nấm hương tại huyện Lạc Dương (Lâm Đông) phù hợp với trình độ canh tác của người dân, mở ra cơ hội cho nhiều gia đình khó khăn vươn lên thoát nghèo.