Thống đốc NHNN: Rủi ro lạm phát năm 2022 rất lớn

VOV.VN - Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng bày tỏ lo ngại về rủi ro lạm phát năm 2022. Bà cũng cho rằng phải đánh giá hoạt động tiền tệ của ngân hàng và kinh tế vĩ mô để xác định dư địa giảm lãi suất.

Lạm phát và lãi suất là những vấn đề làm nóng nghị trường trong phiên chất vấn của Quốc hội sáng nay (12/11). Các đại biểu đặt vấn để về áp lực lạm phát và nêu câu hỏi liệu còn dư địa để giảm lãi suất hay không.

Phát biểu trước Quốc hội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng cho biết đại dịch Covid-19 đã tác động nghiêm trọng đến tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và người dân.

Từ đầu năm 2020 khi dịch bệnh xảy ra, trong tổ chức điều hành về lãi suất, NHNN đã 3 lần giảm lãi suất điều hành với tổng mức giảm 1,5-2%/năm. Đây là mức giảm sâu so với các nước trong khu vực.

Bên cạnh đó, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nêu rõ: NHNN cũng đã chỉ đạo và kêu gọi các tổ chức tín dụng thực hiện giảm lãi suất và mặt bằng đã giảm khoảng 1,66%/năm so với trước dịch.

Thống đốc NHNN cho biết thêm, từ khi có dịch Covid-19 đến nay, các tổ chức tín dụng đã giảm khoảng 30.000 tỷ đồng tiền lãi để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp và sẽ tiếp tục thực hiện giảm từ nay cho đến cuối năm. Ngoài ra, hệ thống ngân hàng đã giảm hơn 2.000 tỷ đồng tiền phí cho các khách hàng.

"Thông qua các chính sách giảm lãi suất, phí này đã giảm được chi phí đầu vào của các doanh nghiệp và người dân", Thống đốc Nguyễn Thị Hồng chia sẻ.

Có thể đạt mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới 4% năm nay

Lãnh đạo NHNN nhấn mạnh, nhiệm vụ của hoạt động quản lý tiền tệ là đảm bảo điều hành của ngân hàng trung ương, góp phần kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, nhưng không chủ quan với lạm phát và đảm bảo vai trò huyết mạch của nền kinh tế.

Theo đó, các tổ chức tín dụng phải vừa hoạt động đảm bảo an toàn, hiệu quả để sẵn sàng khả năng chi trả cho khách hàng vừa phải hỗ trợ người dân, doanh nghiệp. Vì vậy, việc xem xét các chính sách, công cụ thời gian tới, NHNN luôn phải đảm bảo đạt được 2 mục tiêu. Đồng thời, đảm bảo các cân đối lớn của vĩ mô như nợ công, bội chi ngân sách.

Thống đốc NHNN cho rằng, để có thể xác định còn dư địa giảm lãi suất nữa hay không, qua đánh giá thực trạng về hoạt động tiền tệ của ngân hàng và kinh tế vĩ mô, NHNN cho rằng mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới 4% năm nay có thể đạt được (lạm phát đến hết tháng 10 là 1,81%). Tuy nhiên, trong năm 2022, rủi ro lạm phát đang có áp lực lớn.

Phân tích rõ hơn, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết các nền kinh tế thế giới đang gần phục hồi khi chiến lược vaccine bao phủ, điều này dẫn tới giá cả hàng hóa đang có xu hướng gia tăng, các chỉ số của giá nhiều mặt hàng hóa như xăng dầu đã tăng 55% so với cuối năm trước. Các nước phát triển thì lạm phát đã tăng lên mức cao nhất trong lịch sử. Lạm phát tại Mỹ đã tăng 5,3% trong tháng 9. Trong khi đó, nền kinh tế Việt Nam có độ mới cửa lớn với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt trên 200% GDP nên áp lực rủi ro lạm phát nhập khẩu rất lớn.

Nợ xấu của các tổ chức tín dụng đang gia tăng

Về chính sách lãi suất, Thống đốc NHNN cho biết các ngân hàng trung ương thế giới đang có xu hướng dừng chính sách nới lỏng tiền tệ. Hiện có tới 65 lượt tăng lãi suất trên thế giới.

Trong khi đó, với thị trường trong nước, nợ xấu của các tổ chức tín dụng đang gia tăng. Trong thời gian vừa qua, các ngân hàng đã giảm lãi suất bằng chính nguồn lực tài chính của mình chứ không phải tiền ngân sách, nên khi nợ xấu gia tăng chắc chắn bản thân các ngân hàng phải sử dụng nguồn lực tự có để xử lý.

"Nếu để tình hình tài chính của các tổ chức tín dụng suy giảm sẽ ảnh hưởng tới khả năng chi trả và an toàn của hệ thống. Đây là bài học kinh nghiệm rất lớn từ thời gian trước khi mà tăng trưởng tín dụng cao, thực hiện các gói hỗ trợ lãi suất năm 2008, không tính toán cẩn thận dẫn đến rủi ro lạm phát năm 2011, có thời điểm lên tới 18%", Thống đốc Nguyễn Thị Hồng chỉ rõ.

Về phía NHNN, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết trong thời gian tới, cơ quan quản lý tiền tệ sẽ tiếp tục chỉ đạo hệ thống các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí hoạt động để tiếp tục giảm lãi suất. Tuy nhiên, vẫn phải đảm bảo an toàn hoạt động của từng tổ chức tín dụng cũng như toàn hệ thống để tránh tác động dây chuyền.

Đồng thời NHNN sẽ tiếp tục phối hợp với các Bộ Tài chính, Bộ KHĐT để tính toán gói hỗ trợ lãi suất với quy mô, phạm vi, đối tượng hợp lý trên cơ sở vẫn đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô và phòng ngừa rủi ro lạm phát cũng như phòng ngừa rủi ro đối với an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng, bà Hồng thông tin thêm./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Dịch bệnh cũng làm bộc lộ sự yếu kém về y tế dự phòng và y tế cơ sở
Dịch bệnh cũng làm bộc lộ sự yếu kém về y tế dự phòng và y tế cơ sở

VOV.VN - Dịch bệnh cũng làm bộc lộ sự yếu kém về y tế dự phòng và y tế cơ sở nên cần phải củng cố.

Dịch bệnh cũng làm bộc lộ sự yếu kém về y tế dự phòng và y tế cơ sở

Dịch bệnh cũng làm bộc lộ sự yếu kém về y tế dự phòng và y tế cơ sở

VOV.VN - Dịch bệnh cũng làm bộc lộ sự yếu kém về y tế dự phòng và y tế cơ sở nên cần phải củng cố.

Các ĐBQH ấn tượng với phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo
Các ĐBQH ấn tượng với phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo

VOV.VN - Theo đánh giá của các đại biểu Quốc hội (ĐBQH), Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo mặc dù mới nhận nhiệm vụ trong thời gian gần đây nhưng nắm tình hình của ngành khá vững, chuẩn bị rất kỹ và trả lời rõ ràng, mạch lạc đối với các vấn đề đại biểu quan tâm.

Các ĐBQH ấn tượng với phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo

Các ĐBQH ấn tượng với phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo

VOV.VN - Theo đánh giá của các đại biểu Quốc hội (ĐBQH), Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo mặc dù mới nhận nhiệm vụ trong thời gian gần đây nhưng nắm tình hình của ngành khá vững, chuẩn bị rất kỹ và trả lời rõ ràng, mạch lạc đối với các vấn đề đại biểu quan tâm.

ĐBQH chất vấn học trực tuyến lâu dài có đảm bảo hiệu quả, công bằng?
ĐBQH chất vấn học trực tuyến lâu dài có đảm bảo hiệu quả, công bằng?

VOV.VN - Trả lời chất vấn trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT khẳng định, ngành giáo dục đang hoàn thiện chiến lược giáo dục đào tạo giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045, xác định chọn chuyển đổi số, tăng cường hạ tầng là khâu mang tính đột phá. 

ĐBQH chất vấn học trực tuyến lâu dài có đảm bảo hiệu quả, công bằng?

ĐBQH chất vấn học trực tuyến lâu dài có đảm bảo hiệu quả, công bằng?

VOV.VN - Trả lời chất vấn trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT khẳng định, ngành giáo dục đang hoàn thiện chiến lược giáo dục đào tạo giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045, xác định chọn chuyển đổi số, tăng cường hạ tầng là khâu mang tính đột phá. 

Vì sao lựa chọn chất vấn Bộ trưởng KHĐT Nguyễn Chí Dũng?
Vì sao lựa chọn chất vấn Bộ trưởng KHĐT Nguyễn Chí Dũng?

VOV.VN - Bộ Kế hoạch và Đầu tư được ví như Tổng tham mưu về kinh tế của đất nước, thay mặt các Bộ trong khối kinh tế, để giúp Quốc hội giải đáp được thực trạng, xu hướng, bối cảnh tới đây...

Vì sao lựa chọn chất vấn Bộ trưởng KHĐT Nguyễn Chí Dũng?

Vì sao lựa chọn chất vấn Bộ trưởng KHĐT Nguyễn Chí Dũng?

VOV.VN - Bộ Kế hoạch và Đầu tư được ví như Tổng tham mưu về kinh tế của đất nước, thay mặt các Bộ trong khối kinh tế, để giúp Quốc hội giải đáp được thực trạng, xu hướng, bối cảnh tới đây...

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời chất vấn trước Quốc hội chiều nay 11/11
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời chất vấn trước Quốc hội chiều nay 11/11

VOV.VN - Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng sẽ trả lời chất vấn trực tiếp tại nghị trường chiều nay (11/11) về nhóm vấn đề thứ tư thuộc lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời chất vấn trước Quốc hội chiều nay 11/11

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời chất vấn trước Quốc hội chiều nay 11/11

VOV.VN - Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng sẽ trả lời chất vấn trực tiếp tại nghị trường chiều nay (11/11) về nhóm vấn đề thứ tư thuộc lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.

"Chốt" 4 Bộ trưởng đăng đàn, 2 người lần đầu trả lời chất vấn trước Quốc hội
"Chốt" 4 Bộ trưởng đăng đàn, 2 người lần đầu trả lời chất vấn trước Quốc hội

VOV.VN - 4 Bộ trưởng được đại biểu Quốc hội lựa chọn để tiến hành chất vấn tại Kỳ họp thứ 2: Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng LĐ-TB-XH Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng và Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn.

"Chốt" 4 Bộ trưởng đăng đàn, 2 người lần đầu trả lời chất vấn trước Quốc hội

"Chốt" 4 Bộ trưởng đăng đàn, 2 người lần đầu trả lời chất vấn trước Quốc hội

VOV.VN - 4 Bộ trưởng được đại biểu Quốc hội lựa chọn để tiến hành chất vấn tại Kỳ họp thứ 2: Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng LĐ-TB-XH Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng và Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn.