Thông tư 37 gây khó khăn cho doanh nghiệp dệt may

VOV.VN - Thông tư 37 sắp được triển khai áp dụng không giải quyết được các vướng mắc của doanh nghiệp, thậm chí có mặt còn phiền hà hơn.

Thông tư số 37 của Bộ Công Thương về kiểm tra hàm lượng Formaldehyt và Amin thơm đối với sản phẩm dệt may sẽ có hiệu lực từ ngày 15/12 tới. Theo đại diện Hiệp hội dệt may Việt Nam, trong Thông tư có tới 7-8 nội dung chưa rõ ràng nên sẽ gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu sản phẩm dệt may trong thời gian tới.

Sau 6 năm triển khai thực hiện, Thông tư 32 của Bộ Công Thương quy định về giới hạn cho phép đối với hàm lượng Formaldehyt và các Amin thơm có thể giải phóng từ thuốc nhuộm azo trong điều kiện khử mùi trên sản phẩm dệt may đã cho thấy những bất cập, vướng mắc trong quy trình kiểm tra.

Dưới sự điều hành của Chính phủ, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 37 thay thế Thông tư số 32 quy định tạm thời về giới hạn cho phép đối với hàm lượng formaldehyt với sản phẩm dệt may. Theo ý kiến các chuyên gia, Thông tư mới không giải quyết được các vướng mắc của doanh nghiệp, thậm chí có mặt còn phiền hà hơn so với Thông tư cũ.

 

TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng Thông tư 37 chưa phù hợp với yêu cầu của Nghị quyết 19 của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh,
nâng cao năng lực cạnh tranh. (Ảnh: Internet)
Thông tư 37 quy định hình thức kiểm tra giảm, áp dụng với sản phẩm dệt may nhập khẩu cùng một mặt hàng, mã hàng do cùng một nhà sản xuất cung cấp, sau 3 lần kiểm tra chất lượng liên tiếp các lô hàng đều đáp ứng yêu cầu. Tuy nhiên, Thông tư lại không quy định rõ doanh nghiệp sẽ được giảm như thế nào, giảm bao nhiêu lần, trong bao lâu? Việc quy định chung chung có thể dẫn đến tình trạng cán bộ hải quan áp dụng tùy tiện, “ban phát” cho doanh nghiệp.

Thông tư 37 cũng cho phép một số trường hợp được kiểm tra hồ sơ, nhưng lại liệt kê thêm một số trường hợp trước kia không thuộc diện kiểm tra, chẳng hạn như vải nhập khẩu phục vụ gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu.

Ông Phạm Thanh Bình, nguyên Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan, Tổng cục Hải quan phân tích: Thông tư 37 có một nội dung rất không rõ, đó là phạm vi kiểm tra đến đâu? Theo Điều 1 của Thông tư thì đối tượng kiểm tra chỉ là những sản phẩm nhập khẩu để tiêu thụ nội địa và nếu đúng được như thế thì giảm được 50-60%. Nhưng toàn bộ thông tư lại không thể hiện như vậy. Toàn bộ thông tư đều thể hiện là kiểm tra toàn bộ. Như vậy là không giảm, thậm chí là tăng lên.

“Thông tư 37 kiểm tra quá mức cần thiết, có rất nhiều nội dung chưa rõ ràng, nhiều cách giải thích khác nhau. Có đến 7-8 nội dung chưa rõ ràng nên chưa thể đánh giá được là với thông tư này thì doanh nghiệp sẽ thuận lợi hơn hay sẽ khó khăn hơn. Nhưng trên bình diện toàn bộ thông tư thì tôi cho rằng thông tư này sẽ gây khó khăn hơn so với trước kia”, ông Bình chỉ rõ.

Theo TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Thông tư 37 chưa phù hợp với yêu cầu của Nghị quyết 19 của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Trong khi Nghị quyết 19 nêu rõ là miễn kiểm tra với 5 loại mặt hàng, thì Thông tư 37 không quy định về việc miễn kiểm tra; kết quả kiểm tra được thông báo qua đường bưu điện hoặc trực tiếp cho tổ chức, cá nhân nhập khẩu hoặc cung cấp trực tiếp đến hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan sẽ làm tăng số lượng hồ sơ, thời gian, chi phí thực hiện thủ tục thông quan hải quan.

“Bộ Công Thương cần phải xem xét lại, nên sửa đổi lại theo đúng yêu cầu của Nghị quyết 19 và Quyết định 2026 của Thủ tướng Chính phủ cũng như phải khắc phục được những vướng mắc của doanh nghiệp, tạo thuận lợi hơn cho họ trong hoạt động kinh doanh như là tinh thần cải cách thủ tục hành chính trong thời gian qua. Thông tư 32 đã thực hiện hơn 6 năm với những khó khăn của doanh nghiệp, nếu chúng ta không để ý đến điều này là không thể chấp nhận được. Khi phục vụ doanh nghiệp, những vướng mắc mà thuộc quản lý nhà nước phải tháo gỡ để tạo thuận lợi cho họ”, TS. Nguyễn Đình Cung nhận định.

Theo kế hoạch ngày 15/12 tới, Bộ Công Thương sẽ triển khai áp dụng Thông tư 37. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều doanh nghiệp còn băn khoăn  trước khi thông tư được áp dụng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Dệt may tăng tốc đón đầu cơ hội từ các hiệp định thương mại
Dệt may tăng tốc đón đầu cơ hội từ các hiệp định thương mại

VOV.VN - Nhiều chuyên gia kinh tế đánh giá, năm nay là một năm khá thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam.

Dệt may tăng tốc đón đầu cơ hội từ các hiệp định thương mại

Dệt may tăng tốc đón đầu cơ hội từ các hiệp định thương mại

VOV.VN - Nhiều chuyên gia kinh tế đánh giá, năm nay là một năm khá thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam.

Bài toán khó về xuất xứ nguyên liệu trong ngành dệt may
Bài toán khó về xuất xứ nguyên liệu trong ngành dệt may

VOV.VN - Để tháo gỡ khó khăn cho ngành dệt may về nguyên phụ liệu, ngoài nỗ lực của các doanh nghiệp dệt may, rất cần có sự hỗ trợ của Nhà nước.

Bài toán khó về xuất xứ nguyên liệu trong ngành dệt may

Bài toán khó về xuất xứ nguyên liệu trong ngành dệt may

VOV.VN - Để tháo gỡ khó khăn cho ngành dệt may về nguyên phụ liệu, ngoài nỗ lực của các doanh nghiệp dệt may, rất cần có sự hỗ trợ của Nhà nước.

Dệt may đối mặt với nhiều thách thức khi gia nhập TPP
Dệt may đối mặt với nhiều thách thức khi gia nhập TPP

VOV.VN -Doanh nghiệp dệt may lo lắng về nguồn nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu đang là rào cản cho việc hội nhập TPP.

Dệt may đối mặt với nhiều thách thức khi gia nhập TPP

Dệt may đối mặt với nhiều thách thức khi gia nhập TPP

VOV.VN -Doanh nghiệp dệt may lo lắng về nguồn nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu đang là rào cản cho việc hội nhập TPP.

Vốn FDI đổ nhiều vào dệt may: Lọc kỹ để tránh họa về môi trường
Vốn FDI đổ nhiều vào dệt may: Lọc kỹ để tránh họa về môi trường

VOV.VN -Việt Nam có thể đón dòng vốn FDI chảy mạnh vào lĩnh vực dệt may, xơ sợi, nhưng cần cảnh giác với hệ quả về môi trường. 

Vốn FDI đổ nhiều vào dệt may: Lọc kỹ để tránh họa về môi trường

Vốn FDI đổ nhiều vào dệt may: Lọc kỹ để tránh họa về môi trường

VOV.VN -Việt Nam có thể đón dòng vốn FDI chảy mạnh vào lĩnh vực dệt may, xơ sợi, nhưng cần cảnh giác với hệ quả về môi trường.