Thu 1.000 tỷ đồng tiền thuế từ các cá nhân kinh doanh trên Facebook, Google

VOV.VN - Theo số liệu của Tổng cục Thuế, số tiền thuế thu về từ các cá nhân kiếm tiền trên nền tảng Google, Facebook trong năm 2019 - 2020 đạt xấp xỉ 1.000 tỷ đồng.

Ông Đặng Ngọc Minh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế cho biết, số thuế nêu trên đến từ hai nguồn, đó là: các cá nhân kiếm tiền trên nền tảng Google, Facebook tự kê khai thuế và nộp vào ngân sách; cơ quan thuế xác định số thuế mà các cá nhân phải nộp khi thực hiện nhiệm vụ về quản lý thuế.

“Đây là số thu đối với riêng cá nhân có phát sinh doanh thu từ Google, Facebook,… và được xác định thông qua phần doanh thu mà doanh nghiệp trả cho cá nhân qua hoạt động quảng cáo. Có trường hợp là cá nhân tự kê khai, có trường hợp là cơ quan thuế yêu cầu cung cấp”, đại diện Tổng cục Thuế thông tin.

Theo lãnh đạo Tổng cục Thuế, năm 2020, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều loại hình kinh doanh truyền thống đã phải thay đổi cách thức hoạt động. Trong đó, các hoạt động kinh doanh về kinh tế số ghi nhận sự phát triển rất nhanh. Người dân tham gia các hoạt động mua sắm và giải trí trực tuyến, thực hiện thanh toán không tiền mặt với tần suất cao hơn do chịu tác động tiêu cực từ dịch Covid-19. Còn doanh nghiệp phải thay đổi mô hình sản xuất và kinh doanh theo hướng số hóa – áp dụng công nghệ trực tuyến với sản phẩm, hoạt động tiếp xúc khách hàng – nhằm tạo nguồn doanh thu mới.

Ông Minh cho rằng, số thu thuế từ hoạt động kinh doanh trên nền tảng số sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới nhờ tốc độ phát triển nhanh của các dịch vụ kinh tế số.

“Cùng với xu hướng chung của thế giới, Việt Nam sẽ đi đầu về các dịch vụ kinh tế số, các dịch vụ này phát triển cũng tạo điều kiện cho sản xuất kinh doanh trong năm 2021. Đây là tiền đề tốt cho phát triển kinh tế nói chung và là cơ sở phát triển nguồn thu trong tương lai”, ông Đặng Ngọc Minh nhận định.

Tuy vậy, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế cũng thừa nhận hoạt động kinh doanh trên nền tảng số vẫn là một lĩnh vực rất mới và mang nhiều thách thức cho cả doanh nghiệp và cơ quan quản lý thuế. Hiện Tổng cục Thuế đã chỉ đạo toàn bộ các cơ quan thuế trong hệ thống phải thành lập các tổ chuyên môn trách khảo sát các hệ thống kinh doanh trực tuyến. Đồng thời phối hợp với các đơn vị quản lý thị trường và công ty trung gian thanh toán để tìm giải pháp quản lý doanh thu từ các dịch vụ số.

“Hai yếu tố quan trọng nhất để quản lý thuế hành lang pháp lý và sự hỗ trợ về giải pháp công nghệ. Nếu làm được thì sẽ không còn tình trạng cá nhân, tổ chức cố tình tìm cách né tránh thuế nữa”, ông Đặng Ngọc Minh cho biết.

Về thể chế, Tổng cục Thuế đã đưa ra các quy định mới về quản lý số, đặc biệt là giao dịch xuyên biên giới. Theo đó, cơ quan này sẽ ban hành một số Thông tư hướng dẫn về trách nhiệm của các bên trong công tác quản lý thuế.

Với doanh nghiệp nước ngoài đang thực hiện cung ứng nền tảng tại Việt Nam, cơ quan thuế đã có kế hoạch làm việc với các công ty tư vấn, kiểm toán để mời các doanh nghiệp, gồm: Netflix, Amazon, Google, Youtube tới trao đổi, hướng dẫn về nghĩa vụ thuế và phương pháp quản lý thuế theo quy định mới để cùng phối hợp quản lý thuế.

“Những trường hợp trốn thuế là hành vi mà xã hội cần lên tiếng. Trách nhiệm tuân thủ pháp luật là trách nhiệm của công dân và doanh nghiệp, không ai né tránh mãi được. Khi muốn làm ăn chân chính, bền vững cần tuân thủ pháp luật. Tổng cục Thuế có hành lang pháp lý. Việc quản lý thông qua các nền tảng và các dòng tiền, Tổng cục Thuế sẽ biết được việc đó”, lãnh đạo Tổng cục Thuế nhấn mạnh.

Đại diện Tổng cục Thuế cũng cho biết, cơ quan thuế sẽ phối hợp với các ngân hàng để truy xuất dòng tiền thu nhập bất thường của các cá nhân, doanh nghiệp trên các mạng xã hội như YouTube, Google, Facebook… nếu họ không tự giác kê khai thuế hoặc chây ì, cố tình không nộp thuế. Các cá nhân trốn thuế sẽ bị xử phạt hành chính, thậm chí có thể chuyển sang truy tố hình sự khi trốn nộp số thuế lớn./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bất chấp dịch bệnh, ngành Thuế ước thu ngân sách năm 2020 vượt dự toán 1%
Bất chấp dịch bệnh, ngành Thuế ước thu ngân sách năm 2020 vượt dự toán 1%

VOV.VN - Dù năm 2020 dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình kinh tế, tuy nhiên, cơ quan thuế vẫn hoàn thành vượt dự toán mức thu ngân sách được Quốc hội giao từ đầu năm.

Bất chấp dịch bệnh, ngành Thuế ước thu ngân sách năm 2020 vượt dự toán 1%

Bất chấp dịch bệnh, ngành Thuế ước thu ngân sách năm 2020 vượt dự toán 1%

VOV.VN - Dù năm 2020 dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình kinh tế, tuy nhiên, cơ quan thuế vẫn hoàn thành vượt dự toán mức thu ngân sách được Quốc hội giao từ đầu năm.

Các doanh nghiệp kinh doanh vận tải ứng dụng công nghệ khai thuế như thế nào?
Các doanh nghiệp kinh doanh vận tải ứng dụng công nghệ khai thuế như thế nào?

VOV.VN - Theo Nghị định 126/2020/NĐ-CP, các doanh nghiệp có trách nhiệm khai thuế GTGT cho toàn bộ doanh thu của hoạt động hợp tác kinh doanh với mức thuế là 10%.

Các doanh nghiệp kinh doanh vận tải ứng dụng công nghệ khai thuế như thế nào?

Các doanh nghiệp kinh doanh vận tải ứng dụng công nghệ khai thuế như thế nào?

VOV.VN - Theo Nghị định 126/2020/NĐ-CP, các doanh nghiệp có trách nhiệm khai thuế GTGT cho toàn bộ doanh thu của hoạt động hợp tác kinh doanh với mức thuế là 10%.

Grab “tố” Tổng cục Thuế áp dụng Nghị định 126 là không hợp pháp: Ai sai, ai đúng?
Grab “tố” Tổng cục Thuế áp dụng Nghị định 126 là không hợp pháp: Ai sai, ai đúng?

VOV.VN - Việc Grab "mượn" quy định tại Nghị định 126 để tăng giá cước và phần trăm chiết khấu đang gây ra nhiều tranh cãi, bởi Grab dù là mô hình kinh tế chia sẻ nhưng lại đẩy phần khó về phía các đối tác và giành phần lợi ích về phía mình.

Grab “tố” Tổng cục Thuế áp dụng Nghị định 126 là không hợp pháp: Ai sai, ai đúng?

Grab “tố” Tổng cục Thuế áp dụng Nghị định 126 là không hợp pháp: Ai sai, ai đúng?

VOV.VN - Việc Grab "mượn" quy định tại Nghị định 126 để tăng giá cước và phần trăm chiết khấu đang gây ra nhiều tranh cãi, bởi Grab dù là mô hình kinh tế chia sẻ nhưng lại đẩy phần khó về phía các đối tác và giành phần lợi ích về phía mình.