Thu hồi đất lâm trường giao đồng bào thiểu số nghèo

VOV.VN -UBND huyện miền núi Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa vừa giao hơn 60 ha đất sản xuất, thu hồi từ các lâm trường, cho 52 hộ đồng bào dân tộc thiểu số.

Nhiều năm nay, do thiếu đất sản xuất nên ông K’Nai Y Hùng, ở thôn Hòn Lay, xã Khánh Hiệp, huyện Khánh Vĩnh phải đi làm thuê kiếm sống. Làm ngày nào mua gạo ngày đó. Những ngày mưa thì cuộc sống vô cùng vất vả vì không có ai thuê làm. Gia đình vừa được giao 9 sào đất sản xuất ở nơi  tương đối bằng phẳng, lại gần nhà, ông Hùng quyết định trồng sắn mang lại nguồn thu trước mắt.

Ông K’Nai Y Hùng phấn khởi: “Đi làm thuê, làm mướn không có đủ ăn. Bây giờ Nhà nước giao cho 9 sào, trồng cây canh tác keo hay là mì để gia đình có điều kiện để sản xuất, thu nhập cao hơn một chút. Chúng tôi xin hứa là không bán đất”.

Ông K’Nai Y Hùng là 1 trong số 52 hộ dân tại xã Khánh Hiệp vừa được giao đất sản xuất. Khu đất này trước đây do Lâm trường Bắc Khánh Vĩnh nay là Công ty TNHH một thành viên lâm nghiệp Trầm Hương quản lý, trồng rừng sản xuất. 

Ông Võ Văn Thế, Phó Chủ tịch UBND xã Khánh Hiệp cho biết, toàn xã có gần 900 hộ dân, đa phần là đồng bào dân tộc thiểu số như: Raglay, Ê đê, Tày, Nùng… Hầu hết bà con đều thiếu đất sản xuất. Trong khi đó, ngay tại xã Khánh Hiệp có đến hàng ngàn héc ta đất đồi, tương đối bằng phẳng do Công ty TNHH một thành viên lâm nghiệp Trầm Hương quản lý, sử dụng không hiệu quả.

Ông Võ Văn Thế cho biết: “Không có đất sản xuất thì việc phát triển kinh tế, công tác giảm nghèo của địa phương gặp khó khăn. Đất có thể sản xuất được nhưng mà vẫn trồng rừng trước đây theo Dự án 327, người dân và lâm trường cùng nhau làm cái đó, sau này lại trở thành đất của lâm trường, bà con lại không có đất để sản xuất và những diện tích đất đó rất thuận lợi trong phát triển sản xuất”.

Theo ông Nguyễn Văn Đồng, Chủ tịch UBND huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa, giao đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo là chủ trương lớn được tỉnh Khánh Hòa triển khai từ năm 2003. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, vì nhiều diện tích là rừng phòng hộ, nhiều diện tích rừng sản xuất lại ở xa, đồi núi hiểm trở. Một số diện tích khác có vị trí thuận lợi thì địa phương không có kinh phí bồi thường cho các nông lâm trường quốc doanh khi tiến hành thu hồi.

Từ tháng 7/2015, UBND huyện Khánh Vĩnh xây dựng phương án thu hồi 1200 ha đất rừng của các công ty lâm nghiệp đang quản lý để bàn giao đất cho người dân tổ chức sản xuất. Huyện Khánh Vĩnh đặt ra mục tiêu từ nay đến năm 2020 sẽ hoàn thành việc thu hồi đất giao cho đồng bào dân tộc thiểu số phát triển sản xuất, nghiêm cấm các hộ dân mua bán, sang nhượng, cho thuê đất.

Ông Nguyễn Văn Đồng, Chủ tịch UBND huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa cho biết, sau khi được cấp đất, huyện sẽ hỗ trợ người dân trồng các loại cây trồng chủ lực có giá trị kinh tế cao. “Chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc với 2 lâm trường, xác định lại diện tích nào có thể bóc tiếp và tham mưu tỉnh thu hồi, giao trả huyện bóc tách tiếp cho các hộ dân còn lại. Tiến độ về cơ bản rất thuận lợi, chúng tôi sẽ định hướng cho bà con nhằm vào cây trồng chủ lực để phát triển, Nhà nước hỗ trợ bằng ngân sách, chuyển giao công nghệ, giống bà con có đất phối hợp vào để sản xuất”.

Kết quả giám sát của Ban Dân tộc, Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hòa cho thấy, UBND tỉnh đã có quyết định thu hồi, bóc tách hơn 3.350 ha đất rừng, đồng thời yêu cầu các địa phương xây dựng phương án giao đất nhưng các địa phương triển khai chậm, tỷ lệ giao đất đạt thấp. Hiện chỉ có huyện Khánh Sơn đạt tiến độ, còn tại huyện Khánh Vĩnh cũng chỉ mới khoảng 70 hộ được giao đất. Trên thực tế, diện tích bóc tách được thu hồi để giao lại cho các huyện quản lý, giao cho các hộ dân là đất đã có chủ, bị lấn chiếm sử dụng từ trước. Mặt khác, diện tích bóc tách lại nằm ở đồi núi cao, sông suối, không đủ điều kiện để sản xuất.

Ông Nguyễn Quốc Thịnh, Phó Trưởng Ban Dân tộc, Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hòa, cho biết: “Đến nay, trong tổng số 3.350 ha được thu hồi nhưng diện tích đề nghị cấp cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo thiếu đất sản xuất chỉ khoảng 30%. Điều tra quỹ đất của địa phương xem khả năng bóc tách đất đó có đưa vào sản xuất được hay không thì lập phương án bóc tách. Nếu đất của hộ dân có nhiều đất, Nhà nước sẽ lấy kinh phí điều chỉnh lại đất đó, giao cho các hộ đồng bào nghèo thiếu đất”.

Tỉnh Khánh Hòa đã yêu cầu các địa phương thống kê số hộ đồng bào dân tộc nghèo thiếu đất sản xuất, căn cứ vào quỹ đất còn lại để tiến hành giao đất “sạch”, đủ điều kiện sản xuất cho người dân./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Quảng Ngãi: Đất lâm nghiệp bỏ hoang, dân lại thiếu đất sản xuất
Quảng Ngãi: Đất lâm nghiệp bỏ hoang, dân lại thiếu đất sản xuất

VOV.VN-Các lâm trường tại Quảng Ngãi quản lý hàng ngàn hec-ta đất lâm nghiệp nhưng sử dụng rất ít, số còn lại bỏ hoang, còn người dân lại thiếu đất sản xuất.

Quảng Ngãi: Đất lâm nghiệp bỏ hoang, dân lại thiếu đất sản xuất

Quảng Ngãi: Đất lâm nghiệp bỏ hoang, dân lại thiếu đất sản xuất

VOV.VN-Các lâm trường tại Quảng Ngãi quản lý hàng ngàn hec-ta đất lâm nghiệp nhưng sử dụng rất ít, số còn lại bỏ hoang, còn người dân lại thiếu đất sản xuất.

Giám đốc lừa bán đất rừng để chiếm đoạt tiền tỷ
Giám đốc lừa bán đất rừng để chiếm đoạt tiền tỷ

VOV.VN -Đất rừng thuộc dự án đã chấm dứt, nhưng Lê Văn Phùng - Giám đốc Công ty Lê Gia vẫn rao bán và lừa đảo chiếm đoạt tiền tỷ.

Giám đốc lừa bán đất rừng để chiếm đoạt tiền tỷ

Giám đốc lừa bán đất rừng để chiếm đoạt tiền tỷ

VOV.VN -Đất rừng thuộc dự án đã chấm dứt, nhưng Lê Văn Phùng - Giám đốc Công ty Lê Gia vẫn rao bán và lừa đảo chiếm đoạt tiền tỷ.

Biển xâm thực 40ha đất rừng mỗi năm ở huyện An Minh - Kiên Giang
Biển xâm thực 40ha đất rừng mỗi năm ở huyện An Minh - Kiên Giang

VOV.VN -Rừng phòng hộ ven biển thuộc huyện An Minh mỗi năm bị nước biển xâm thực 40ha, gây tác động không nhỏ đến môi trường và cuộc sống người dân.

Biển xâm thực 40ha đất rừng mỗi năm ở huyện An Minh - Kiên Giang

Biển xâm thực 40ha đất rừng mỗi năm ở huyện An Minh - Kiên Giang

VOV.VN -Rừng phòng hộ ven biển thuộc huyện An Minh mỗi năm bị nước biển xâm thực 40ha, gây tác động không nhỏ đến môi trường và cuộc sống người dân.

Thu gom sổ đỏ đất lâm nghiệp để lừa đảo
Thu gom sổ đỏ đất lâm nghiệp để lừa đảo

(VOV) -Phương thức, thủ đoạn của các đối tượng là đề nghị người môi giới được hưởng đến 2 triệu đồng/ha khi dự án được giải ngân

Thu gom sổ đỏ đất lâm nghiệp để lừa đảo

Thu gom sổ đỏ đất lâm nghiệp để lừa đảo

(VOV) -Phương thức, thủ đoạn của các đối tượng là đề nghị người môi giới được hưởng đến 2 triệu đồng/ha khi dự án được giải ngân

“Nghe báo cáo cứ tưởng đất rừng còn nhiều lắm”
“Nghe báo cáo cứ tưởng đất rừng còn nhiều lắm”

VOV.VN - Đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND mà chỉ nghe báo cáo, không kiểm tra chẳng khác gì “cưỡi ngựa xem hoa”.

“Nghe báo cáo cứ tưởng đất rừng còn nhiều lắm”

“Nghe báo cáo cứ tưởng đất rừng còn nhiều lắm”

VOV.VN - Đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND mà chỉ nghe báo cáo, không kiểm tra chẳng khác gì “cưỡi ngựa xem hoa”.