Thu hút FDI: Cần đón nhà đầu tư tạo ra thế bứt phá mới

VOV.VN - Việt Nam cần đón những nhà đầu tư FDI tạo ra thế bứt phá mới, kết nối được với các doanh nghiệp trong nước để tạo đà phát triển cùng đi lên.

Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và góp vốn mua cổ phần của Trung Quốc và Hong Kong (Trung Quốc) vào Việt Nam trong nửa đầu năm nay đã đạt 7,5 tỷ USD.

Con số nêu trên được giới chuyên gia đánh giá là mức gia tăng đột biến bởi tổng nguồn vốn đăng ký mới và góp vốn cổ phần của hai thị trường này trong cả năm 2017 mới chỉ đạt 3,7 tỷ USD, năm 2018 là 5,8 tỷ USD.

Tuy nhiên, theo đánh giá của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), Trung Quốc không phải là “tay chơi lớn”, khi dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ nước này vào Việt Nam chiếm tỉ lệ nhỏ và chỉ tăng mạnh trong thời gian gần đây.

Vốn FDI từ Trung Quốc chảy vào Việt Nam tập trung chủ yếu các lĩnh vực dệt may, hóa chất và khai khoáng... Song, sự hiện diện của dòng vốn Trung Quốc ở Việt Nam trong nhiều lĩnh vực lại đang đặt ra nhiều dấu hỏi chưa có giải đáp thỏa đáng. Vốn FDI từ Trung Quốc cũng dấy lên lo ngại do những bất cập về vấn đề công nghệ, môi trường...

Việt Nam đã có dự thảo về Chiến lược thu hút nguồn vốn FDI giai đoạn mới. (Ảnh minh họa: KT)

Thu hút FDI có chọn lọc

TS. Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng VEPR nhìn nhận, Việt Nam đã qua thời chấp nhận thu hút FDI bằng mọi giá để chuyển sang giai đoạn có lựa chọn hơn với các dự án đầu tư. Điều này càng trở nên quan trọng khi đó lại là các nguồn vốn đến từ thị trường Trung Quốc mà thời gian qua đã có hiện tượng nhiều dự án chậm tiến độ, gây ô nhiễm môi trường lớn, chất lượng công trình chưa cao...

Thực tế hiện nay, Việt Nam đã có dự thảo về Chiến lược thu hút nguồn vốn FDI giai đoạn mới theo hướng thu hút FDI có chọn lọc, nguồn vốn chất lượng và hiệu quả. Dù vậy, không ít chuyên gia vẫn tỏ ra khá quan ngại bởi việc sàng lọc nguồn vốn FDI không hề dễ dàng. Ngay cả định nghĩa thế nào là công nghệ cao, thế nào là công nghệ nguồn, mức ưu tiên ra sao… cũng còn chưa thực sự rõ ràng. Điều này đã dẫn tới việc các địa phương chủ yếu nhận dự án dựa trên việc nhìn vào nhà đầu tư, số lượng vốn cam kết mà thiếu cái nhìn theo chiều sâu về chất lượng dự án.

Theo TS. Trần Toàn Thắng - Trưởng ban Kinh tế thế giới, Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế - xã hội (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), để hiểu đúng bản chất về vốn đầu tư của Trung Quốc tại Việt Nam là một thách thức. 

Dù có đánh giá con số FDI vốn Trung Quốc vào Việt Nam ít, nhưng theo ông Thắng, nếu cộng cả Hong Kong, Macau... sẽ là con số "khủng". Do đó, để đánh giá kỹ lưỡng tác động của FDI đến nền kinh tế cần phải phân ngành, có cái nhìn và nghiên cứu kỹ mới có được kết luận xác đáng về FDI của Trung Quốc vào Việt Nam và những tác động.

“Nếu dữ liệu tiếp cận ở dạng bộ hồ sơ doanh nghiệp thì sẽ có kết luận dễ dàng hơn”, TS. Trần Toàn Thắng đề xuất.

Không bài trừ dòng vốn của bất kỳ nước nào

Theo đánh giá của PGS. TS Hoàng Văn Cường - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, rõ ràng Việt Nam không bài trừ dòng vốn của bất kỳ nước nào, nhưng việc lựa chọn là điều hết sức quan trọng.

"Nếu như chúng ta chỉ đón nhận dòng vốn đó theo cách thuần túy là có tiền vốn đầu tư vào thì nếu không cẩn trọng chúng ta sẽ tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt cho chính các doanh nghiệp trong nước và làm triệt tiêu đi, thậm chí là mất chỗ đứng của các doanh nghiệp trong nước," ông Cường nói.

Chính vì vậy, PGS. TS. Hoàng Văn Cường cho rằng, Việt Nam cần phải đón nhận những nhà đầu tư nào không có sự cạnh tranh, tạo ra sự phát triển mới, tạo ra thế bứt phá mới. Đặc biệt, khi các doanh nghiệp này vào thì phải kết nối được với các doanh nghiệp trong nước để tạo ra đà phát triển cùng đi lên.

“Nếu chúng ta làm được điều đó thì các doanh nghiệp FDI dù là của nước nào cũng sẽ tạo ra được cú hích cho phát triển trong nước", ông Cường khẳng định.

Trước đó, tại Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2019 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, thời gian tới, việc thu hút, quản lý đầu tư nước ngoài đặc biệt lưu ý đến công tác chuẩn bị tiếp nhận đầu tư, cơ sở hạ tầng và các yếu tố đầu vào cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Đồng thời, kiên quyết chấm dứt tình trạng đầu tư chui, kiểm soát, ngăn chặncác dự án đầu tư chất lượng thấp, lạc hậu, tiêu tốn năng lượng, tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường, có dấu hiệu núp bóng đầu tư để lẩn tránh xuất xứ, gian lận thương mại..., Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nêu rõ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Lương tối thiểu không tăng, chỉ doanh nghiệp FDI hưởng lợi?
Lương tối thiểu không tăng, chỉ doanh nghiệp FDI hưởng lợi?

VOV.VN -Tổng Liên đoàn Lao động cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, nếu chính sách tiền lương quá thấp, thì đối tượng hưởng lợi nhất là các doanh nghiệp FDI.

Lương tối thiểu không tăng, chỉ doanh nghiệp FDI hưởng lợi?

Lương tối thiểu không tăng, chỉ doanh nghiệp FDI hưởng lợi?

VOV.VN -Tổng Liên đoàn Lao động cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, nếu chính sách tiền lương quá thấp, thì đối tượng hưởng lợi nhất là các doanh nghiệp FDI.

Vốn FDI từ Trung Quốc gây nhiều hệ quả về môi trường, xã hội
Vốn FDI từ Trung Quốc gây nhiều hệ quả về môi trường, xã hội

VOV.VN - Trong nửa đầu năm 2019, Trung Quốc là nhà đầu tư FDI lớn nhất tại Việt Nam, với 1.676,8 triệu USD, chiếm 22,6% tổng vốn đăng ký cấp mới.

Vốn FDI từ Trung Quốc gây nhiều hệ quả về môi trường, xã hội

Vốn FDI từ Trung Quốc gây nhiều hệ quả về môi trường, xã hội

VOV.VN - Trong nửa đầu năm 2019, Trung Quốc là nhà đầu tư FDI lớn nhất tại Việt Nam, với 1.676,8 triệu USD, chiếm 22,6% tổng vốn đăng ký cấp mới.

Hút FDI vào nông nghiệp công nghệ cao: Bài học từ Israel
Hút FDI vào nông nghiệp công nghệ cao: Bài học từ Israel

Để thu hút dòng vốn FDI vào nông nghiệp công nghệ cao, Việt Nam có thể học tập thêm kinh nghiệm từ Israel.

Hút FDI vào nông nghiệp công nghệ cao: Bài học từ Israel

Hút FDI vào nông nghiệp công nghệ cao: Bài học từ Israel

Để thu hút dòng vốn FDI vào nông nghiệp công nghệ cao, Việt Nam có thể học tập thêm kinh nghiệm từ Israel.

Công nghiệp điện tử: Vẫn khó kết nối DN nội với khối FDI
Công nghiệp điện tử: Vẫn khó kết nối DN nội với khối FDI

VOV.VN - Các doanh nghiệp nội địa vẫn chưa đủ sức tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu khi có đến 77% giá trị sản phẩm là nhập khẩu.

Công nghiệp điện tử: Vẫn khó kết nối DN nội với khối FDI

Công nghiệp điện tử: Vẫn khó kết nối DN nội với khối FDI

VOV.VN - Các doanh nghiệp nội địa vẫn chưa đủ sức tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu khi có đến 77% giá trị sản phẩm là nhập khẩu.

Thủ tướng kêu gọi Nhật Bản đầu tư FDI chất lượng cao vào Việt Nam
Thủ tướng kêu gọi Nhật Bản đầu tư FDI chất lượng cao vào Việt Nam

VOV.VN - Việt Nam khuyến khích các dự án đầu tư chất lượng cao từ Nhật Bản và sẽ tổ chức đối thoại thường xuyên với nhà đầu tư Nhật Bản để tháo gỡ khó khăn.

Thủ tướng kêu gọi Nhật Bản đầu tư FDI chất lượng cao vào Việt Nam

Thủ tướng kêu gọi Nhật Bản đầu tư FDI chất lượng cao vào Việt Nam

VOV.VN - Việt Nam khuyến khích các dự án đầu tư chất lượng cao từ Nhật Bản và sẽ tổ chức đối thoại thường xuyên với nhà đầu tư Nhật Bản để tháo gỡ khó khăn.

Vốn FDI vào Việt Nam: Trung Quốc chưa phải là “tay chơi” lớn?
Vốn FDI vào Việt Nam: Trung Quốc chưa phải là “tay chơi” lớn?

VOV.VN - Trung Quốc chưa phải là “tay chơi” lớn nếu so với các quốc gia khác như Nhật Bản, Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam.

Vốn FDI vào Việt Nam: Trung Quốc chưa phải là “tay chơi” lớn?

Vốn FDI vào Việt Nam: Trung Quốc chưa phải là “tay chơi” lớn?

VOV.VN - Trung Quốc chưa phải là “tay chơi” lớn nếu so với các quốc gia khác như Nhật Bản, Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam.