Thu nhập hàng trăm triệu nhờ nông sản hàng hóa chất lượng cao

VOV.VN - Nhờ chủ động phát triển mô hình kinh tế hộ, nhiều gia đình ở Lai Châu có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tỉnh Lai Châu đã hình thành nhiều vùng sản xuất hàng hóa tập trung chất lượng cao, dựa trên thế mạnh khí hậu, thổ nhưỡng của từng vùng miền, bước đầu tạo thu nhập ổn định và nâng cao đời sống cho người nông dân.

Nhiều hộ gia đình ở Lai Châu có thu nhập cao và ổn định nhờ trồng chè chất lương cao.

Cụ thể, đến nay ngoài các cánh đồng lớn trồng lúa để đảm bảo an ninh lương thực như: Mường Than, Mường So, Noong Hẻo, Mường Tè... Lai Châu đã có hơn 20.000 ha cây chè, cao su, sơn tra, quế. Ngoài ra, căn cứ vào lợi thế của từng vùng, địa phương còn phát triển hơn 5.000 ha cây ăn quả như: mắc ca, cam, bưởi da xanh, chuối...

Từ những vùng sản xuất hàng hóa tập trung, bà con nông dân đã chủ động  phát triển mô hình kinh tế hộ, nhiều hộ gia đình có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm, góp phần nâng cao thu nhập cho đồng bào các dân tộc địa phương và làm thay đổi bộ mặt nông thôn vùng cao.

Theo ông Hà Văn Um, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lai Châu, nông nghiệp Lai Châu đang đi đúng hướng theo đề án tái cơ cấu nông nghiệp của địa phương. Từ việc chỉ trồng những giống cây đơn thuần theo hình thức tự phát, đến nay bà con nông dân đã biết trồng, chăm sóc những giống cây có giá trị kinh tế cao. Nhờ đó, đời sống của nhiều vùng nông thôn vùng sâu, vùng xa, biên giới đã được nâng lên.

"Chúng tôi tập trung đưa những loại cây trồng có giá trị kinh tế cao vào để bổ sung cho cơ cấu sản xuất như là cây chè, cây cao su, cây ăn quả ở những vùng có lợi thế. Tới đây, Lai Châu đang nhắm tới các loại cây có giá trị kinh tế nữa đó là cây dược liệu. Chúng tôi sẽ phát triển cây dược liệu ở vùng cao huyện Sìn Hồ, rồi dược liệu ở vùng Mường Tè; phát huy những loại sản phẩm đã có và là thế mạnh của Lai Châu như là sâm, tam thất hoang...", ông Hà Văn Um cho hay./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tái cơ cấu nông nghiệp trên vùng hạn - cách làm mới từ Ninh Thuận
Tái cơ cấu nông nghiệp trên vùng hạn - cách làm mới từ Ninh Thuận

VOV.VN - Trên những vùng đất cát mênh mông đầy nắng gió của Ninh Thuận, giờ đây đã mọc lên nhiều trang trại cây đặc sản chịu hạn xanh mát mắt.

Tái cơ cấu nông nghiệp trên vùng hạn - cách làm mới từ Ninh Thuận

Tái cơ cấu nông nghiệp trên vùng hạn - cách làm mới từ Ninh Thuận

VOV.VN - Trên những vùng đất cát mênh mông đầy nắng gió của Ninh Thuận, giờ đây đã mọc lên nhiều trang trại cây đặc sản chịu hạn xanh mát mắt.

Tái cơ cấu nông nghiệp: Biến nguy cơ thành cơ hội
Tái cơ cấu nông nghiệp: Biến nguy cơ thành cơ hội

VOV.VN - Nhiều địa phương đã xác định đúng tiềm năng lợi thế, biến nguy cơ rủi ro từ biến đổi khí hậu thành cơ hội phát triển.

Tái cơ cấu nông nghiệp: Biến nguy cơ thành cơ hội

Tái cơ cấu nông nghiệp: Biến nguy cơ thành cơ hội

VOV.VN - Nhiều địa phương đã xác định đúng tiềm năng lợi thế, biến nguy cơ rủi ro từ biến đổi khí hậu thành cơ hội phát triển.

Tái cơ cấu nông nghiệp phải là yêu cầu bức thiết của cả nước
Tái cơ cấu nông nghiệp phải là yêu cầu bức thiết của cả nước

VOV.VN - Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ khẳng định, tái cơ cấu nông nghiệp là yêu cầu bức thiết đối với cả nước nói chung và ĐBSCL nói riêng.

Tái cơ cấu nông nghiệp phải là yêu cầu bức thiết của cả nước

Tái cơ cấu nông nghiệp phải là yêu cầu bức thiết của cả nước

VOV.VN - Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ khẳng định, tái cơ cấu nông nghiệp là yêu cầu bức thiết đối với cả nước nói chung và ĐBSCL nói riêng.

Tái cơ cấu nông nghiệp: Cần thoát khỏi tư duy “tự cung tự cấp”
Tái cơ cấu nông nghiệp: Cần thoát khỏi tư duy “tự cung tự cấp”

VOV.VN - Đại biểu Quốc hội cho rằng, tư duy sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam vẫn mang tính “tự cung tự cấp”, chưa mang tính sản xuất hàng hóa.

Tái cơ cấu nông nghiệp: Cần thoát khỏi tư duy “tự cung tự cấp”

Tái cơ cấu nông nghiệp: Cần thoát khỏi tư duy “tự cung tự cấp”

VOV.VN - Đại biểu Quốc hội cho rằng, tư duy sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam vẫn mang tính “tự cung tự cấp”, chưa mang tính sản xuất hàng hóa.