Thủ tục hành chính làm giảm năng lực cạnh tranh của Việt Nam

(VOV) - Tăng cường cơ sở hạ tầng, cải thiện thủ tục thương mại và tái cấu trúc chuỗi cung ứng là những trụ cột quan trọng để tăng cạnh tranh.

Chương trình quốc gia tạo thuận lợi hóa thương mại, lập giá trị và cải thiện năng lực cạnh tranh - với sự hỗ trợ kỹ thuật của Ngân hàng thế giới (WB) - đã đưa ra được các vấn đề then chốt trong lĩnh vực thương mại quốc tế của Việt Nam cần phải giải quyết trong giai đoạn 2010 - 2020.

Định hướng của chương trình này là hỗ trợ, giúp xây dựng và thực thi những hoạt động nhằm cải thiện năng lực cạnh tranh quốc gia từ khía cạnh thuận lợi hóa thương mại, đặc biệt trong bối cảnh hậu khủng hoảng nền kinh tế toàn cầu.

Trong hơn 1 năm qua, Ủy ban Quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế (NCIEC) đã phối hợp chặt chẽ với WB, các bộ, ngành và nhiều cơ quan liên quan triển khai nghiên cứu, lên kế hoạch hành động quốc gia nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh thương mại của Việt Nam. 

Việt Nam có tiềm năng tích hợp nhiều hơn vào chuỗi giá trị xuất khẩu hàng hóa của khu vực. (Ảnh: Internet)

Các chuyên gia cao cấp của NCIEC và WB với sự tham gia của các chuyên gia uy tín, giàu kinh nghiệm trong nước và quốc tế đã tiến hành các nghiên cứu ở nhiều nội dung như đánh giá toàn diện về hiện trạng thuận lợi hóa thương mại, hạ tầng cơ sở thương mại, phối hợp chặt chẽ với các hoạt động bao gồm phân tích chuỗi cung ứng, phân tích thể chế thuận lợi hóa thương mại.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Cẩm Tú, kiêm Tổng Thư ký NCIEC cho rằng, các hoạt động nghiên cứu phân tích đã tạo cơ sở kiến nghị chính sách mang tính khả thi, nhằm nâng cao năng lực thương mại quốc gia. Những kiến nghị và giải pháp được cụ thể hóa trong việc thiết lập chính sách đưa Việt Nam đạt được những mục tiêu tăng trưởng cao và bền vững, đồng thời chủ động hơn nữa trong việc hội nhập với nền kinh tế thế giới.

“Các nghiên cứu có phạm vi ảnh hưởng không chỉ đối với các cơ quan quản lý và doanh nghiệp nhà nước, mà còn tác động đến quan điểm của tổ chức quốc tế trong việc hợp tác và đầu tư tại Việt Nam. Những nghiên cứu sẽ cung cấp những cái nhìn sâu sắc, toàn diện và khách quan về thực trạng năng lực cạnh tranh thương mại của Việt Nam xét trên khía cạnh thuận lợi hóa thương mại từ đó đưa ra những khuyến nghị chính sách thích hợp để chính phủ Việt Nam có thể xem xét vận dụng vào thực tiễn” – Thứ trưởng Nguyễn Cẩm Tú cho biết.

Mới đây, một cuộc hội thảo đã được WB và NCIEC tổ chức nhằm giới thiệu một số kết quả nghiên cứu quan trọng và tham vấn của các bên liên quan nhằm hoàn thiện báo cáo tổng hợp của chương trình, làm cơ sở đưa ra các đề xuất chính sách cụ thể cho chính phủ Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và cũng như xác định các nhu cầu ưu tiên hỗ trợ của Việt Nam trong giai đoạn sắp tới.

Đánh giá về thực trạng năng lực cạnh tranh thương mại của Việt Nam, ông Thomas Farole - Chuyên gia kinh tế cao cấp của WB nhận định, chỉ trong vòng 1 thập kỉ qua, sự tăng trưởng chủ yếu của nền kinh tế Việt Nam là ở khâu xuất khẩu với thị phần ngày càng tăng, sản phẩm ngày càng đa dạng. Trong xu thế xuất khẩu hàng hóa phát triển mạnh, năng lực cạnh tranh xuất khẩu của Việt Nam phát triển mạnh mẽ, các tỷ lệ năng lực cạnh tranh cốt lõi đứng ở vị trí cao trong khu vực ASEAN.

Tuy nhiên, ông Thomas Farole cũng chỉ ra rằng, hiện nay thâm hụt thương mại của Việt Nam đang tăng lên, một phần là do những yếu kém ở một vài khía cạnh của năng lực cạnh tranh khi Việt Nam ít có những sản phẩm mới, giá trị gia tăng thấp và tham gia vào những phân đoạn hàng hóa chất lượng thấp, trong khi Việt Nam có tiềm năng tích hợp nhiều hơn vào chuỗi giá trị xuất khẩu hàng hóa của khu vực.

“Việt Nam đang được hưởng lợi thế về dữ liệu thương mại phong phú và thống nhất giữa các quốc gia. Tuy nhiên, ngay cả khi được hưởng lợi từ khả năng tiếp cận thị trường với nhiều ưu đãi, những nhà xuất khẩu của Việt Nam thường phải đối mặt với những rào cản đáng kể từ một vài chính sách của nhà nước, khiến họ không thể cạnh tranh có hiệu quả trên thị trường toàn cầu” - ông Thomas Farole chỉ rõ.

Trong vòng 2 thập kỉ trở lại đây, lĩnh vực thương mại quốc tế của Việt Nam đã phát triển ổn định. Tuy vậy, khi phải đối mặt với thâm hụt nghiêm trọng trong cán cân thương mại với các đối tác lớn, năng lực xuất khẩu của Việt Nam đã không có những bước tiến đáng kể trong chuỗi giá trị, thể hiện khá rõ ở việc xuất khẩu chỉ tập trung trong số 10 sản phẩm hàng đầu. Trong khí đó, lượng hàng nhập khẩu vào Việt Nam ít tập trung hơn nhưng lại quá phụ thuộc vào các nguồn hàng từ Trung Quốc và ASEAN.

Ông Phạm Minh Đức, chuyên gia kinh tế cao cấp WB tại Việt Nam chỉ rõ, xuất khẩu của Việt Nam đang xếp hạng sau một số đối thủ cạnh tranh trong khu vực về thời gian, chi phí và độ tin cậy bởi gặp quá nhiều thách thức trong hậu cần thương mại, với hạn chế ở cơ sở hạ tầng giao thông, hiệu quả và minh bạch trong công tác hải quan.

“Để thúc đẩy thương mại và hậu cần thương mại cần quan tâm phát triển 3 trụ cột, đó là: Tăng cường năng lực đáp ứng của dịch vụ hạ tầng giao thông vận tải, cải thiện thủ tục quy định về thương mại và nhất thiết phải tiến hành tái cấu trúc chuỗi cung ứng hàng hóa xuất khẩu” - Ông Đức nhấn mạnh.

Đồng thuận với nhận định cần tăng năng lực cạnh tranh của hậu cần thương mại, ông Hoàng Anh Dũng - Chuyên gia cao cấp về giao thông của WB tại Việt Nam cho rằng, có quá nhiều những quy định của chính phủ với những cách giải thích không rõ ràng, việc thực hiện những quy định này giữa các cơ quan không thống nhất gây ra lãng phí thời gian, đặc biệt trong việc thực hiện thủ tục hải quan xuất nhập khẩu khiến gia tăng chi phí hậu cần cho riêng các thủ tục hải quan.

“Nhiều dự án xây dựng và khai thác cơ sở hạ tầng giao thông của Việt Nam chưa được tính toán kĩ, gây ra sự lãng phí, thiếu hiệu quả trong cung ứng, vận chuyển hàng hóa. Trong khi khi đó, vận tải hàng hóa bằng đường sắt chưa được chú trọng, vận tải đường bộ phân tán thiếu chuẩn, cảng nước sâu được khai thác hiệu quả thấp hơn nhiều so với công suất thiết kế đã không đóng vai trò quan trọng là trung tâm trung chuyển” - ông Hoàng Anh Dũng phân tích.

Ông Lương Văn Tự, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Cacao Việt Nam (VICOFA) thì cho rằng, việc đưa ra các khuyến nghị của WB cũng như các tổ chức đã có từ lâu, nhưng các tổ chức doanh nghiệp, các bộ phận nghiên cứu vẫn chưa kịp thời hoàn thiện, đưa ra các giải pháp thiết thực nhằm tạo lập giá trị và nâng cao năng lực cạnh tranh thương mại của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập sâu rộng.

“Lĩnh vực xuất khẩu có liên quan đến hoạt động của nhiều bộ, ngành khác nhau, để hiện thực hóa mục tiêu, cần phải tăng cường năng lực và trao thêm quyền hạn cho NCIEC để Ủy ban này có thể đảm nhiệm và điều hành tốt hơn nhiệm vụ quan trọng này” – Ông Lương Văn Tự quả quyết./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

16,5 triệu eurro Hỗ trợ chính sách Thương mại và Đầu tư
16,5 triệu eurro Hỗ trợ chính sách Thương mại và Đầu tư

(VOV) - Dự án vừa được khai trương Hà Nội chiều 11/12

16,5 triệu eurro Hỗ trợ chính sách Thương mại và Đầu tư

16,5 triệu eurro Hỗ trợ chính sách Thương mại và Đầu tư

(VOV) - Dự án vừa được khai trương Hà Nội chiều 11/12

Xuất khẩu cần thận trọng trước phòng vệ thương mại
Xuất khẩu cần thận trọng trước phòng vệ thương mại

(VOV) - Hàng xuất khẩu của Việt Nam ngày càng gia tăng các vụ kiện kép, tức là vừa kiện chống bán phá giá và chống trợ cấp

Xuất khẩu cần thận trọng trước phòng vệ thương mại

Xuất khẩu cần thận trọng trước phòng vệ thương mại

(VOV) - Hàng xuất khẩu của Việt Nam ngày càng gia tăng các vụ kiện kép, tức là vừa kiện chống bán phá giá và chống trợ cấp

CFA thiếu lành mạnh trong cạnh tranh thương mại
CFA thiếu lành mạnh trong cạnh tranh thương mại

Ngoài gặp khó do quyết định áp đặt thuế nhập khẩu của Bộ Thương mại Mỹ, cá tra Việt Nam còn bị Hiệp hội Nuôi cá da trơn Mỹ (CFA) ra sức “bôi bẩn” trên các phương tiện truyền thông.

CFA thiếu lành mạnh trong cạnh tranh thương mại

CFA thiếu lành mạnh trong cạnh tranh thương mại

Ngoài gặp khó do quyết định áp đặt thuế nhập khẩu của Bộ Thương mại Mỹ, cá tra Việt Nam còn bị Hiệp hội Nuôi cá da trơn Mỹ (CFA) ra sức “bôi bẩn” trên các phương tiện truyền thông.

Ngăn chặn kịp thời một vụ lừa đảo thương mại từ Nam Phi
Ngăn chặn kịp thời một vụ lừa đảo thương mại từ Nam Phi

DN cần đề nghị các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước sở tại hoặc thông qua Bộ Công Thương để hỗ trợ thẩm tra đối tác trước khi giao dịch

Ngăn chặn kịp thời một vụ lừa đảo thương mại từ Nam Phi

Ngăn chặn kịp thời một vụ lừa đảo thương mại từ Nam Phi

DN cần đề nghị các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước sở tại hoặc thông qua Bộ Công Thương để hỗ trợ thẩm tra đối tác trước khi giao dịch

Kim ngạch thương mại Việt Nam – Pháp có thể vượt 3 tỷ USD
Kim ngạch thương mại Việt Nam – Pháp có thể vượt 3 tỷ USD

(VOV) - Trong đó, Việt Nam xuất khẩu sang Pháp hơn 2 tỉ và nhập khẩu từ Pháp hơn 1 tỉ.

Kim ngạch thương mại Việt Nam – Pháp có thể vượt 3 tỷ USD

Kim ngạch thương mại Việt Nam – Pháp có thể vượt 3 tỷ USD

(VOV) - Trong đó, Việt Nam xuất khẩu sang Pháp hơn 2 tỉ và nhập khẩu từ Pháp hơn 1 tỉ.