Thực hiện hiệu quả các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo

VOV.VN - Đây là ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải  về tình hình và giải pháp xuất khẩu gạo. 

Tại Thông báo số 239/TB-VPCP về tình hình và giải pháp xuất khẩu gạo, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chỉ đạo Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) theo dõi sát diễn biến thị trường gạo thế giới, cân đối cung cầu lúa gạo hàng hóa trong nước và tình hình thực tế xuất khẩu gạo để kịp thời thực hiện có hiệu quả các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo.

Theo đó, Bộ Công Thương xác định các thị trường xuất khẩu gạo truyền thống là mục tiêu hàng đầu để đẩy mạnh xuất khẩu gạo. Tiếp tục triển khai thực hiện cơ chế điều hành xuất khẩu gạo vào các thị trường có hợp đồng tập trung theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 1375 ngày 4/3/2014.

Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Hiệp hội Lương thực Việt Nam báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, điều chỉnh cơ chế điều hành xuất khẩu gạo vào từng thị trường có hợp đồng tập trung, bảo đảm khai thác tối đa cơ hội xuất khẩu và phù hợp với đặc thù của từng thị trường có hợp đồng tập trung.

Phó Thủ tướng cũng giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với cơ quan hải quan, Hiệp hội Lương thực Việt Nam và Ủy ban nhân dân các tỉnh biên giới liên quan rà soát, nắm chắc số liệu về xuất khẩu gạo (kể cả xuất khẩu chính ngạch và dưới hình thức mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới); số liệu tồn kho, dự trữ lưu thông của các doanh nghiệp để bảo đảm tính chính xác về số liệu cung cầu gạo xuất khẩu. Đồng thời đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại gạo tại các thị trường xuất khẩu gạo truyền thống và thị trường mới; triển khai có hiệu quả các Bản ghi nhớ về thương mại nông sản, thương mại gạo đã ký, thúc đẩy ký kết Bản ghi nhớ về thương mại gạo với các nước nhập khẩu gạo lớn.

Bộ Công Thương phối hợp Bộ Ngoại giao chỉ đạo cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện thương mại ở nước ngoài tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện hoạt động xúc tiến xuất khẩu gạo; đưa nội dung hợp tác về thương mại gạo vào chương trình làm việc của Ủy ban liên Chính phủ với các nước nhập khẩu gạo lớn, tiềm năng. Ưu tiên dành nguồn kinh phí bổ sung ngoài dự toán năm 2014 cho Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia phục vụ các hoạt động xúc tiến thương mại gạo từ nay đến cuối năm 2014.

Phó Thủ tướng giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Hiệp hội Lương thực Việt Nam, các địa phương liên quan rà soát năng lực kho chứa thóc, gạo để bảo đảm yêu cầu dự trữ, tạm trữ khi cần thiết. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, Hiệp hội Lương thực Việt Nam xây dựng Đề án phát triển thương hiệu gạo xuất khẩu của Việt Nam, bảo đảm tính toàn diện, từ khâu sản xuất đến chế biến, xuất khẩu; ở các cấp độ thương hiệu quốc gia, thương hiệu vùng, địa phương và thương hiệu doanh nghiệp, sản phẩm; có các chính sách khuyến khích cụ thể để phát triển thương hiệu gạo xuất khẩu của Việt Nam.

Phó Thủ tướng giao Hiệp hội Lương thực Việt Nam nghiên cứu, điều chỉnh kịp thời giá sàn xuất khẩu gạo cho phù hợp với cân đối cung cầu lúa gạo hàng hóa trong nước và dự báo thị trường xuất khẩu gạo, ngăn ngừa những diễn biến bất lợi cho xuất khẩu gạo của Việt Nam.

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, xuất khẩu gạo 5 tháng đầu năm 2014 đạt 2,336 triệu tấn, trị giá đạt hơn 1 tỷ USD, giá xuất khẩu bình quân đạt 433 USD/tấn. So với 5 tháng đầu năm 2013, số lượng giảm 16,18%, trị giá giảm 15,68 %, giá bình quân giảm 0,72 USD/tấn./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Trả chỉ tiêu xuất khẩu gạo, doanh nghiệp sẽ phải trả giá?
Trả chỉ tiêu xuất khẩu gạo, doanh nghiệp sẽ phải trả giá?

DN xin trả chỉ tiêu vì giá gạo xuất quá thấp, quá nhiều ràng buộc, còn lãnh đạo Vinafood 2 “dọa” DN sẽ phải trả giá.

Trả chỉ tiêu xuất khẩu gạo, doanh nghiệp sẽ phải trả giá?

Trả chỉ tiêu xuất khẩu gạo, doanh nghiệp sẽ phải trả giá?

DN xin trả chỉ tiêu vì giá gạo xuất quá thấp, quá nhiều ràng buộc, còn lãnh đạo Vinafood 2 “dọa” DN sẽ phải trả giá.

Doanh nghiệp trả chỉ tiêu xuất khẩu gạo
Doanh nghiệp trả chỉ tiêu xuất khẩu gạo

Một trong các lý do là gạo đấu thầu với giá thấp, ràng buộc nhiều điều kiện không có tiền lệ.

Doanh nghiệp trả chỉ tiêu xuất khẩu gạo

Doanh nghiệp trả chỉ tiêu xuất khẩu gạo

Một trong các lý do là gạo đấu thầu với giá thấp, ràng buộc nhiều điều kiện không có tiền lệ.

Bỏ giá sàn nhằm tăng kim ngạch xuất khẩu gạo
Bỏ giá sàn nhằm tăng kim ngạch xuất khẩu gạo

Doanh nghiệp có thể đàm phán và bán gạo với mức giá phù hợp mà không cần căn cứ trên giá sàn.

Bỏ giá sàn nhằm tăng kim ngạch xuất khẩu gạo

Bỏ giá sàn nhằm tăng kim ngạch xuất khẩu gạo

Doanh nghiệp có thể đàm phán và bán gạo với mức giá phù hợp mà không cần căn cứ trên giá sàn.

Xuất khẩu gạo sang Trung Quốc tăng 51% trong tháng 4
Xuất khẩu gạo sang Trung Quốc tăng 51% trong tháng 4

Đây là năm thứ 2 liên tiếp, Trung Quốc giữ vị trí là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam.

Xuất khẩu gạo sang Trung Quốc tăng 51% trong tháng 4

Xuất khẩu gạo sang Trung Quốc tăng 51% trong tháng 4

Đây là năm thứ 2 liên tiếp, Trung Quốc giữ vị trí là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam.

Xuất khẩu gạo 5 tháng đạt 2,19 triệu tấn, giảm 7%
Xuất khẩu gạo 5 tháng đạt 2,19 triệu tấn, giảm 7%

VOV.VN-Kết quả xuất khẩu gạo này tương đương giá trị CIF 1,013 tỷ USD; giá gạo xuất khẩu tăng 1,8% so cùng kỳ năm 2013.

Xuất khẩu gạo 5 tháng đạt 2,19 triệu tấn, giảm 7%

Xuất khẩu gạo 5 tháng đạt 2,19 triệu tấn, giảm 7%

VOV.VN-Kết quả xuất khẩu gạo này tương đương giá trị CIF 1,013 tỷ USD; giá gạo xuất khẩu tăng 1,8% so cùng kỳ năm 2013.

Kim ngạch xuất khẩu gạo vùng ĐBSCL đạt gần 1 tỷ USD
Kim ngạch xuất khẩu gạo vùng ĐBSCL đạt gần 1 tỷ USD

Châu Á là thị trường tiêu thụ nhiều nhất, chiếm 78% số lượng gạo đã xuất, tăng hơn 5% so cùng kỳ năm ngoái, trong đó Philippines mua nhiều gấp bốn lần.

Kim ngạch xuất khẩu gạo vùng ĐBSCL đạt gần 1 tỷ USD

Kim ngạch xuất khẩu gạo vùng ĐBSCL đạt gần 1 tỷ USD

Châu Á là thị trường tiêu thụ nhiều nhất, chiếm 78% số lượng gạo đã xuất, tăng hơn 5% so cùng kỳ năm ngoái, trong đó Philippines mua nhiều gấp bốn lần.