Thương hiệu gạo Séng Cù dẻo thơm nức tiếng vươn xa

VOV.VN - Để sản phẩm gạo Séng Cù ngày càng vươn xa, chính quyền địa phương đang tích cực đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân về việc giữ gìn, xây dựng và phát triển thương hiệu.

Sau khi được Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu "Gạo đặc sản Séng Cù Than Uyên", những năm qua huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu đã có nhiều giải pháp trong việc quản lý, giữ vững và phát triển để thương hiệu gạo Séng Cù vươn xa. Sản phẩm nức tiếng của cánh đồng lớn thứ 3 Tây Bắc - Tam Than đã khẳng định được thương hiệu, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp của địa phương ngày càng phát triển và mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người nông dân.

Cánh đồng Mường Than, huyện Than Uyên là vựa lúa lớn thứ 3 trên vùng đất Tây Bắc và là cánh đồng lớn nhất tỉnh Lai Châu, có tổng diện tích sản xuất đất nông nghiệp khoảng 2.000ha. Nơi đây được thiên nhiên ban tặng cho vùng đất màu mỡ, nguồn nước trong lành, khí hậu ôn hòa và đã tạo ra sản phẩm gạo Séng Cù Than Uyên thơm, dẻo ngon đặc trưng.

Ông Tòng Văn Phát, ở bản Pom Pó, xã Mường Cang, huyện Than Uyên chia sẻ, gạo Séng Cù ngày nay có xuất phát từ giống lúa thuần chủng của đồng bào địa phương ngày xưa. Khi gạo nấu thành cơm dẻo và có vị thơm ngon đặc trưng của núi, của rừng. Do là giống thuần chủng nên năng suất thấp hơn so với các giống lúa lai, nhưng giá trị lại cao gấp nhiều lần và chỉ khi có liên kết của hợp tác xã bà con mới trồng cấy nhiều.

“Gia đình tôi đã ký kết hợp đồng với Hợp tác xã Xây dựng Thanh Xuân, 2 năm qua triển khai giống do hợp tác xã cũng cấp, ruộng liên kết sản xuất gia đình đăng ký 2 sào. Gia đình nhất trí bán toàn bộ sản phẩm sau thu hoạch cho hợp tác xã, nếu trời mưa hợp tác xã mua về sấy để không bị ẩm mốc, nếu trời nắng ráo gia đình tự phơi rồi mới bán và giá cả cũng ổn định”, ông Phát cho biết.

Năm 2021, sản phẩm gạo Séng Cù đã được tỉnh Lai Châu công nhận là sản phẩm OCOP 4 sao và được Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu "Gạo đặc sản Séng Cù Than Uyên". Để thương hiệu gạo Séng Cù ngày càng vươn xa, huyện Than Uyên đã triển khai dự án ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và chế biến, với quy mô diện tích lên tới hàng trăm héc ta. Toàn bộ sản phẩm của người nông dân sau thu hoạch sẽ do hợp tác xã thu mua và bao tiêu.

Ông Nguyễn Văn Yên, Chủ tịch HĐQT Hợp tác xã xây dựng Thanh Xuân, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu cho biết, tới đây Hợp tác xã sẽ chuẩn bị một số nội dung để nâng cấp sao cho các sản phẩm; đặc biệt là nâng cấp gạo Séng Cù từ 4 sao lên 5 sao. “Để làm được điều này, hợp tác xã đã liên kết với bà con thành một vùng tập trung để sản xuất theo quy trình VietGAP. Hiện đơn vị cũng đã chuẩn bị đủ các nội dung và để được công nhận VietGAP và tới đây sẽ trình lên để xin cơ quan chức năng công nhận nâng sao cho sản phẩm này”, ông Yên thông tin.

Hợp tác xã xây dựng Thanh Xuân hiện đang thực hiện liên kết với khoảng 400 hộ nông dân thực hiện cấy lúa; trong đó giống lúa Séng Cù gần 100ha tại xã Mường Cang, Hua Nà. Ngoài ra, hợp tác xã còn liên kết sản xuất các sản phẩm mới từ các giống lúa Tan Pỏm, Tẻ Tròn, tại xã Tà Hừa và Mường Than.

Với mục tiêu nâng hạng gạo Séng Cù từ 4 sao lên 5 sao trong năm nay và duy trì liên kết sản xuất khép kín theo tiêu chuẩn VietGAP, hợp tác xã xây dựng Thanh Xuân đã đầu tư dây chuyền xay xát, giàn sấy, hệ thống nhà xưởng; thành lập trang web và thực hiện đưa các sản phẩm lên các sàn giao dịch điện tử để quảng bá, giới thiệu.

Ông Lò Văn Hương, Chủ tịch UBND huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu cho biết, với hướng đi như hiện nay, huyện đã bảo tồn và phát triển được giống lúa đặc sản của địa phương, thắt chặt liên kết sản xuất giữa người nông dân với hợp tác xã. Nhờ mô hình liên kết này đã thay đổi tư duy sản xuất của người nông dân, nâng cao năng suất cây trồng và thu nhập cho bà con ngay từ chính đồng ruộng của quê hương mình.

“Sản phẩm nông nghiệp của huyện Than Uyên thời gian qua được đặc biệt quan tâm, trong đó có 2 đơn vị được Sở Công Thương quan tâm giúp đỡ và hỗ trợ. Thời gian qua, hợp tác xã Thanh Xuân chính thức được Sở Công Thương ban hành quyết định, trao địa chỉ trang Web để tiến hành đưa sản phẩm nông nghiệp lên ứng dụng sàn giao dịch thương mại điện tử, từ đó tổ chức triển khai giới thiệu sản phẩm nông nghiệp”, ông Hương cho hay.

Để sản phẩm gạo Séng Cù ngày càng vươn xa, huyện Than Uyên đang tích cực đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân về việc giữ gìn, xây dựng và phát triển thương hiệu. Địa phương khuyến cáo người nông dân sản xuất phải đảm bảo thực hiện đúng quy trình kỹ thuật canh tác, chăm sóc như sản xuất giống, sản xuất lúa thương phẩm, bảo quản và chế biến sản phẩm gạo.

Cùng với đó, tăng cường quản lý quy chế thương hiệu, quy trình sử dụng nhãn hiệu chứng nhận và kiểm soát chất lượng sản phẩm; xây dựng các kênh tiêu thụ, từ đó đưa sản phẩm thực sự có chỗ đứng vững chắc trên thị trường./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Liên kết sản xuất để xây dựng thương hiệu gạo
Liên kết sản xuất để xây dựng thương hiệu gạo

VOV.VN - Liên kết sản xuất lúa gạo bền vững, xây dựng vùng nguyên liệu đạt chuẩn và hướng đến quy mô sản xuất hơn 1 triệu tấn gạo chất lượng cao vào năm 2030 nằm trong những nội dung được đưa ra tại Hội thảo với chủ đề “Chuỗi liên kết sản xuất lúa gạo bền vững” tổ chức ngày 12/4 tại Đồng Tháp.

Liên kết sản xuất để xây dựng thương hiệu gạo

Liên kết sản xuất để xây dựng thương hiệu gạo

VOV.VN - Liên kết sản xuất lúa gạo bền vững, xây dựng vùng nguyên liệu đạt chuẩn và hướng đến quy mô sản xuất hơn 1 triệu tấn gạo chất lượng cao vào năm 2030 nằm trong những nội dung được đưa ra tại Hội thảo với chủ đề “Chuỗi liên kết sản xuất lúa gạo bền vững” tổ chức ngày 12/4 tại Đồng Tháp.

7 giống gạo nổi tiếng tham dự cuộc thi "Gạo ngon thương hiệu Việt"
7 giống gạo nổi tiếng tham dự cuộc thi "Gạo ngon thương hiệu Việt"

VOV.VN - Trong khuôn khổ Festival Lúa gạo Việt Nam lần thứ 5- Vĩnh Long năm 2021, sáng nay (9/1), đã diễn ra Vòng chung kết cuộc thi Gạo ngon thương hiệu Việt tại Trung tâm triển lãm của Festival ở Phường 9- TP Vĩnh Long.

7 giống gạo nổi tiếng tham dự cuộc thi "Gạo ngon thương hiệu Việt"

7 giống gạo nổi tiếng tham dự cuộc thi "Gạo ngon thương hiệu Việt"

VOV.VN - Trong khuôn khổ Festival Lúa gạo Việt Nam lần thứ 5- Vĩnh Long năm 2021, sáng nay (9/1), đã diễn ra Vòng chung kết cuộc thi Gạo ngon thương hiệu Việt tại Trung tâm triển lãm của Festival ở Phường 9- TP Vĩnh Long.

Bài học đắt giá từ gạo ST25 và việc làm thương hiệu chẳng giống ai của Việt Nam
Bài học đắt giá từ gạo ST25 và việc làm thương hiệu chẳng giống ai của Việt Nam

VOV.VN - Thương hiệu gạo ST25 đang bị xâm hại nghiêm trọng. Trong khi gạo Hom Mali của Thái Lan đoạt giải nhất thế giới năm 2020, lập tức được chính phủ nước này tập trung xây dựng thành sản phẩm thương hiệu quốc gia.

Bài học đắt giá từ gạo ST25 và việc làm thương hiệu chẳng giống ai của Việt Nam

Bài học đắt giá từ gạo ST25 và việc làm thương hiệu chẳng giống ai của Việt Nam

VOV.VN - Thương hiệu gạo ST25 đang bị xâm hại nghiêm trọng. Trong khi gạo Hom Mali của Thái Lan đoạt giải nhất thế giới năm 2020, lập tức được chính phủ nước này tập trung xây dựng thành sản phẩm thương hiệu quốc gia.