Bất thường:

Thương lái Trung Quốc sang VN đặt may gia công rồi xuất ngược lại?

Mang vải từ Trung Quốc sang Việt Nam đặt gia công quần áo với chi phí rẻ hơn. Sau đó, họ xuất trở lại Trung Quốc và bán với giá gấp 2 - 3 lần.

Ngoài việc xuất trở lại Trung Quốc còn bán cho các lái buôn người Việt sang đánh hàng. Đây đang là cách thức làm ăn mới trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ - Trung hiện nay của thương lái Trung Quốc.

Thị trường Trung Quốc rất rộng lớn, vì thế, ngay sau khi chiến tranh thương mại nổ ra các công ty, các xưởng may của Trung Quốc quay lại phục vụ thị trường trong nước. Với hơn 1 tỷ dân thì đó vẫn luôn là mảnh đất màu mỡ để các doanh nghiệp Trung Quốc khai thác.

Tuy nhiên trước kia, các doanh nghiệp may mặc Trung Quốc đã quen với việc xuất khẩu hàng hoá có giá trị cao, nên khi quay trở lại thị trường nội địa, buộc phải hạ giá thành. Vì thế, các doanh nghiệp này tìm sang các thị trường lân cận để gia công với mức chi phí thấp.

Các xưởng nhỏ hiện nay nhận được khá nhiều đơn hàng từ Trung Quốc, Hàn Quốc. (Ảnh: kt)

Anh V.N.M (Gia Lâm, Hà Nội) là chủ một xưởng chuyên may sơ mi, gần đây nhận được khá nhiều đơn hàng từ khách Trung Quốc. Anh cho biết: “Thương lái Trung Quốc mang vải từ bên đó sang đặt tôi may gia công, sau đó gắn nhãn mác tiếng Trung Quốc vào. Họ lấy hàng rồi đóng gói như hàng sản xuất tại Trung Quốc, rồi xuất ngược trở lại Trung Quốc.”

“Loại hàng đẹp, làm kĩ càng sẽ được bán tại thị trường nội địa Trung Quốc với giá cao hơn ít nhất là 3 lần so với giá nhập của tôi. Còn với loại hàng kém chất lượng hơn sẽ đẩy về các chợ đầu mối cực lớn ở Quảng Châu, Quảng Đông, Trung Quốc”, anh M nói.

Cũng theo anh M: “Hàng về đến các chợ đầu mối nổi tiếng đó, thương lái Trung Quốc sẽ bán với giá cao gấp 2 lần. Nhưng buồn một nỗi, lái buôn sang mua hàng rất nhiều người Việt. Họ lại sang nhập chính hàng đó mang về Việt Nam bán.”

“Một chiếc áo sơ mi như tôi làm cho khách Trung Quốc khoảng 110.000 - 120.000 đồng/cái loại thường và 140.000 - 160.000 đồng/cái loại đẹp hơn. Thì lái buôn người Việt sang nhập với giá 250.000 - 300.000 đồng/cái. Nghe giá thì tưởng là rẻ, nhưng kì thực đó là giá buôn, loại hàng này mang về bán lẻ ở Hà Nội hoàn toàn có thể bán với giá 500.000 - 600.000 đồng/cái”, anh M cho biết thêm.

Chợ đầu mối tại Trung Quốc. (Ảnh: VietQ)

Trong cơ cấu giá thành của một chiếc áo sơ mi, có khá nhiều yếu tố như: Tiền công trả cho thợ làm hàng đẹp hay hàng xấu; phụ liệu gồm cúc, chỉ, túi, nhãn mác,… Tuy nhiên hiện nay, nếu cùng một mức giá 100.000 đồng/áo thì chất lượng gia công của Việt Nam đang cao hơn của Trung Quốc.

Bởi theo anh M: “Nếu so sánh cùng một mức giá, hàng Việt Nam gia công đẹp hơn ở đường may và cách may, chất lượng hoàn thiện tốt hơn. Chỉ có điều, về sự đa dạng mẫu mã, vải và ánh màu của vải thì chúng ta không thể bằng được. Nhưng xét về tổng thể thì gia công ở Việt Nam vẫn được cho là rẻ hơn và chất lượng hơn.”

“Vì thế, tôi đang có dự định sẽ nhập vải thẳng từ xưởng của Trung Quốc về, cắt may gia công tại xưởng, đặt cả nhãn mác của họ rồi xuất thẳng sang các chợ ở Quảng Châu, hoặc bán qua các trang thương mại điện tử như Taobao…”, anh M. chia sẻ.

Tuy nhiên, cần phải sang tận chợ đó để nghiên cứu về màu sắc, xu hướng, chất lượng, giá cả rồi về cân đo đong đếm xem thế mạnh của bản thân thế nào thì anh M. mới dám đầu tư vào xu hướng đó.

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đang diễn ra với nhiều diễn biến khó lường. Thế nhưng hiện nay, đơn hàng từ Trung Quốc, Hàn Quốc về các xưởng, các công ty nhỏ như của anh M lại tăng đột biến.

Cách đây khoảng 2 tuần, nhiều doanh nghiệp may mặc nhỏ còn đang loay hoay định nhập hàng Trung Quốc về bán, do hàng thành phẩm Trung Quốc giá rẻ, chất lượng tốt tràn sang. Thì hiện nay, đơn hàng dao động từ khoảng 5.000 - 10.000 áo sơ mi lại rất phổ biến. Nên nhiều doanh nghiệp lại tìm hướng xuất thẳng trở lại Trung Quốc với mức giá cạnh tranh hơn.

Theo một số chuyên gia kinh tế, đây là một xu hướng mới đáng chú ý. Các cơ quan quản lý về xuất nhập khẩu, hải quan, thuế cần theo dõi để giám sát và có giải pháp nếu có tình trạng thương nhân Trung Quốc hoặc các nước, để tránh mức thuế cao từ Mỹ đánh vào hàng xuất khẩu của Trung Quốc sẽ lợi dụng, đưa hàng sang Việt Nam, sử dụng nhãn, mác hàng Việt Nam để né thuế./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Căng thẳng với Mỹ, Trung Quốc quay sang hợp tác với Nga?
Căng thẳng với Mỹ, Trung Quốc quay sang hợp tác với Nga?

VOV.VN - Quan hệ phức tạp giữa Trung Quốc- Nga- Mỹ đã đẩy Trung Quốc- Nga xích lại gần nhau và hợp tác chặt chẽ hơn. 

Căng thẳng với Mỹ, Trung Quốc quay sang hợp tác với Nga?

Căng thẳng với Mỹ, Trung Quốc quay sang hợp tác với Nga?

VOV.VN - Quan hệ phức tạp giữa Trung Quốc- Nga- Mỹ đã đẩy Trung Quốc- Nga xích lại gần nhau và hợp tác chặt chẽ hơn. 

Tổng thống Mỹ: Trung Quốc sẽ dỡ bỏ các rào cản thương mại
Tổng thống Mỹ: Trung Quốc sẽ dỡ bỏ các rào cản thương mại

VOV.VN - Thông tin Trung Quốc sẽ phải dỡ bỏ các rào cản thương mại được Tổng thống Mỹ Donald Trump chia sẻ trên Twitter.

Tổng thống Mỹ: Trung Quốc sẽ dỡ bỏ các rào cản thương mại

Tổng thống Mỹ: Trung Quốc sẽ dỡ bỏ các rào cản thương mại

VOV.VN - Thông tin Trung Quốc sẽ phải dỡ bỏ các rào cản thương mại được Tổng thống Mỹ Donald Trump chia sẻ trên Twitter.

Mỹ-Trung Quốc ra tuyên bố chung về kinh tế, thương mại
Mỹ-Trung Quốc ra tuyên bố chung về kinh tế, thương mại

VOV.VN - Mỹ và Trung Quốc đã ra tuyên bố chung sau 2 ngày tiến hành đàm phán về kinh tế và thương mại.

Mỹ-Trung Quốc ra tuyên bố chung về kinh tế, thương mại

Mỹ-Trung Quốc ra tuyên bố chung về kinh tế, thương mại

VOV.VN - Mỹ và Trung Quốc đã ra tuyên bố chung sau 2 ngày tiến hành đàm phán về kinh tế và thương mại.

Cuộc chiến thương mại Mỹ- Trung Quốc đã được tháo ngòi nổ?
Cuộc chiến thương mại Mỹ- Trung Quốc đã được tháo ngòi nổ?

VOV.VN - Mỹ và Trung Quốc đã thực sự có những “trái ngọt” đầu tiên sau nỗ lực đàm phán cam go nhằm hóa giải những bất đồng thương mại. 

Cuộc chiến thương mại Mỹ- Trung Quốc đã được tháo ngòi nổ?

Cuộc chiến thương mại Mỹ- Trung Quốc đã được tháo ngòi nổ?

VOV.VN - Mỹ và Trung Quốc đã thực sự có những “trái ngọt” đầu tiên sau nỗ lực đàm phán cam go nhằm hóa giải những bất đồng thương mại.