Thương mại điện tử xuyên biên giới: Kênh phân phối hàng hoá Việt hiệu quả

VOV.VN - Thương mại điện tử xuyên biên giới là thị trường “số” rộng lớn, tạo cơ hội cho hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam thuộc mọi lĩnh vực, ngành hàng. Tuy nhiên, để giao thương thành công trên những nền tảng có nhiều khách hàng khó tính như Amazone, các nhà sản xuất, phân phối Việt Nam phải hội đủ nhiều yếu tố.

“Thương mại điện tử (TMĐT) đang là trụ cột chính của kinh tế số - điều này thể hiện qua doanh số bán lẻ trực tuyến tại Việt Nam” - ông Nguyễn Văn Thành, Giám đốc Trung tâm phát triển Thương mại điện tử, Cục Thương mại điện tử và kinh tế số, Bộ Công Thương dẫn chứng: năm 2022, doanh số bán lẻ trực tuyến Việt Nam đạt 16,4 tỷ USD; kinh tế số Việt Nam đạt gần 23 tỷ USD. Dự kiến, tới năm 2025, con số này có thể đạt 49 tỷ USD. Các nhà quan sát quốc tế cũng nhìn nhận, đây là mức tăng trưởng kinh tế số “đáng ngưỡng mộ” - “nhanh nhất thế giới”. Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Thành cho rằng, các nhà sản xuất, phân phối hàng Việt Nam vẫn chưa thể tận dụng, khai thác hết tiềm năng thương mại điện tử toàn cầu do những yếu tố chủ quan.

“Chính phủ, các cơ quan ban ngành đã có nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp như là Nghị định 80, QĐ645/2020, hơn thế nữa là QĐ1415 của Thủ tướng cũng liên quan đến nguồn nhân lực để nâng cao kim ngạch xuất khẩu qua TMĐT…Tuy nhiên, TMĐT và kinh tế số Việt Nam còn nhiều trở ngại, đặc biệt TMĐT xuyên biên giới. Chi phí tham gia các nền tảng cũng như hiểu biết, ngôn ngữ, luật pháp, chế tài của các nước nhập khẩu cho thấy chúng ta còn nhiều vấn đề bất cập, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa”, ông Nguyễn Văn Thành nói.

Đó là lí do nhiều năm qua các cơ quan chức năng phối hợp cùng các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới như: Amazon, Alibaba tổ chức nhiều khoá tập huấn, hỗ trợ các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa Việt Nam có thêm kiến thức để xuất khẩu hàng hoá, đặc biệt là các dòng sản phẩm thủ công mỹ nghệ, gỗ, dệt may.... Những sản phẩm này được khách quốc tế ưa chuộng khi nhắc tới thương hiệu hàng hoá Việt Nam. Trong số đó, Amazon được nhìn nhận là nền tảng khó tiếp cận nhất, bởi đa số khách hàng ở các nước thuộc Liên minh Châu Âu sẵn sàng chi trả nhưng chọn mua sản phẩm rất khắt khe.

“Bán hàng trên Amazon là sẽ tiếp cận được với 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, tiếp cận với hàng trăm triệu khách hàng toàn cầu, trong đó có hơn 2 triệu khách hàng đã trả phí để được tận hưởng các dịch vụ cao cấp của nền tảng này, với những tiện ích về vận chuyển tốt”, bà Đỗ Hồng Hạnh, Giám đốc Quan hệ đối tác chiến lược Amazon Selling - Việt Nam thông tin.

Năm 2022, đã có 1.300 doanh nghiệp diện siêu nhỏ, nhỏ và vừa Việt Nam được tham gia các lớp đào tạo tập huấn diện này, với rất nhiều kiến thức nền tảng về thương mại điện tử và thương mại điện tử toàn cầu: từ lựa chọn sản phẩm theo các tiêu chí, tiêu chuẩn nào cho phù hợp với thị trường; cách thức vận chuyển – logistic xuyên biên giới có gì khác biệt so với vận chuyển nội địa; hợp đồng giao dịch trực tuyến thực hiện thế nào là đảm bảo; việc chốt đơn hàng và nhận đặt cọc, cũng như chuyển phí cho bên trung gian có yếu tố ngoại phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì…? Các doanh nghiệp diện này đã không chỉ có được gian hàng cố định trên Amazon, đang lan toả thương hiệu hàng Việt Nam ra toàn thế giới, mà còn trở thành động lực phát triển cho nhiều doanh nghiệp Việt khác, với kỳ vọng đưa hàng Việt “vươn khơi” và phát triển quy mô doanh nghiệp.

“Tiếp cận Amazon mình có thể bán trực tiếp qua sàn thay vì qua thương lái. Amazon là thị trường uy tín, tiêu chuẩn cao nhưng thách thức liên quan đến việc đảm bảo số lượng, thứ 2 là rào cản về ngôn ngữ. Vừa rồi, 1 số hoạt động xuất nhập khẩu của mình bị lừa đảo ở các thị trường quốc tế nên doanh nghiệp Việt Nam rất cần các vấn đề pháp lý để khi xuất khẩu được đảm bảo. Hiện nay, chuyển đổi số thì các thông tin dễ dàng, doanh nghiệp có thể dễ dàng tìm kiếm nhưng vẫn cần cơ quan chức năng hỗ trợ”, ông Nguyễn Tiến Đạt, Giám đốc điều hành Alan Capital, một doanh nghiệp chuyên cung cấp mặt hàng thủ công mỹ nghệ thuần Việt cho biết.

Tổng số lượng sản phẩm hàng hoá Việt Nam bán được trên các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới trong cả năm 2022 tăng 40% so với năm 2021, với tốc độ tăng trưởng 45% - được các chuyên gia khẳng định là nhanh hơn cả tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử nội địa. Đây rõ ràng vẫn là thị trường “màu mỡ” – là cơ hội tốt cho hàng hoá Việt Nam, đặc biệt là các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, gỗ, dệt may… cần các doanh nghiệp diện siêu nhỏ, nhỏ và vừa sớm nhận diện, tận dụng.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thất thu thuế thương mại điện tử: Ngân hàng và ngành thuế phối hợp chưa chặt chẽ
Thất thu thuế thương mại điện tử: Ngân hàng và ngành thuế phối hợp chưa chặt chẽ

VOV.VN - Tốc độ phát triển của thương mại điện tử ở TP.HCM rất nhanh và sôi động nhất cả nước với mức tăng trưởng hai con số. Tuy nhiên, việc thu thuế ở lĩnh vực này đang gặp nhiều khó khăn.

Thất thu thuế thương mại điện tử: Ngân hàng và ngành thuế phối hợp chưa chặt chẽ

Thất thu thuế thương mại điện tử: Ngân hàng và ngành thuế phối hợp chưa chặt chẽ

VOV.VN - Tốc độ phát triển của thương mại điện tử ở TP.HCM rất nhanh và sôi động nhất cả nước với mức tăng trưởng hai con số. Tuy nhiên, việc thu thuế ở lĩnh vực này đang gặp nhiều khó khăn.

Bất thường hơn 9 tỷ lượt giao dịch thương mại điện tử trong 3 tháng
Bất thường hơn 9 tỷ lượt giao dịch thương mại điện tử trong 3 tháng

VOV.VN - Tổng cục Thuế vừa thông tin về việc phát hiện số liệu bất thường, đó là hơn 9 tỷ lượt giao dịch thương mại điện tử trong quý I năm nay do sàn báo cáo nhầm số liệu.

Bất thường hơn 9 tỷ lượt giao dịch thương mại điện tử trong 3 tháng

Bất thường hơn 9 tỷ lượt giao dịch thương mại điện tử trong 3 tháng

VOV.VN - Tổng cục Thuế vừa thông tin về việc phát hiện số liệu bất thường, đó là hơn 9 tỷ lượt giao dịch thương mại điện tử trong quý I năm nay do sàn báo cáo nhầm số liệu.

Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Australia mở ra nhiều cơ hội về thương mại, đầu tư
Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Australia mở ra nhiều cơ hội về thương mại, đầu tư

VOV.VN - Ngày 27/6, Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Australia đã diễn ra tại thành phố Sydney, Australia, với sự tham gia của các doanh nghiệp đến từ hai quốc gia.

Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Australia mở ra nhiều cơ hội về thương mại, đầu tư

Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Australia mở ra nhiều cơ hội về thương mại, đầu tư

VOV.VN - Ngày 27/6, Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Australia đã diễn ra tại thành phố Sydney, Australia, với sự tham gia của các doanh nghiệp đến từ hai quốc gia.