Tịch thu sung công quỹ 26 siêu xe tạm nhập tái xuất

Cơ quan chức năng không khởi tố vụ án do không xác định được chủ sở hữu và các siêu xe tạm nhập tái xuất bị tịch thu sung công quỹ.

Bộ Tài chính đã có quyết định tịch thu sung công quỹ lô xe ôtô bị tạm giữ ở Hải Phòng có cả chiếc xe sang như Mercedes-Benz S500 không xác định được chủ dù đã được thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng.

Cách đây 3 năm, vào ngày 5/5/2013, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an đã tiến hành phá chuyên án “Dũng mặt sắt”, bắt giữ một loạt xe ô tô tạm nhập tái xuất của Công ty TNHH Tuấn Đông tại cửa khẩu Bắc Phong Sinh, Quảng Ninh và xe của Công ty cổ phần thương mại quốc tế NC.

Bộ Tài chính đã có quyết định tịch thu sung công quỹ lô xe ôtô bị tạm giữ.
(Ảnh: Internet)
Tại thời điểm này, cơ quan hải quan đã tiến hành rà soát toàn bộ ô tô tạm nhập tái xuất đang tồn ở Việt Nam, trong đó có 26 xe ô tô trị giá hàng chục tỷ đồng (gồm nhiều xe hạng sang như Lexus, Range Rover, Vitara) đã làm thủ tục hải quan đang chờ xuất sang Trung Quốc của 4 doanh nghiệp, gồm: Công ty cổ phần đầu tư thương mại xuất nhập khẩu Hải Thăng Long; Công ty TNHH Trường Giang Móng Cái; Công ty cổ phần thương mại quốc tế NC; và Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Đức Thịnh. Các lô hàng này do liên quan tới đối tượng đang bị điều tra, bắt giữ nên chưa được tái xuất để điều tra xác minh.

Theo kết quả giám định của Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an, trong số 26 xe, có 1 chiếc xe hiệu Mercedes Benz S500 là xe đã qua sử dụng của Công ty TNHH Trường Giang Móng Cái thuộc danh mục hàng hoá tạm ngừng kinh doanh tạm nhập tái xuất được Cơ quan Cảnh sát điều tra đồng ý tiếp nhận để phụ vụ điều tra. 25 chiếc xe còn lại do Tổng cục Hải quan tiếp tục quản lý chờ kết quả xác minh, điều tra.

Cơ quan hải quan cũng đã tiến hành xác minh tại Hong Kong và Trung Quốc cho thấy, các hợp đồng mua xe của các doanh nghiệp Việt Nam ký với doanh nghiệp phía Hong Kong và Trung Quốc là giả. Các doanh nghiệp Hải Thăng Long, Trường Giang Móng Cái và Đức Thịnh đều cho biết, không biết các công ty mua bán trong hợp đồng ở đâu ngoài thông tin được ghi trong hợp đồng. Các công ty này chỉ làm dịch vụ, không thực hiện mua hàng với đối tác Hong Kong và bán hàng sang Trung Quốc.

Việc ký kết hợp đồng và nhận hồ sơ tài liệu cũng do người đại diện các đối tác mang sang Việt Nam bằng tiểu ngạch tại Móng Cái nên cả 3 doanh nghiệp không có bất cứ bản sao giấy tờ cá nhân (hộ chiếu, giấy thông hành…) của các đối tượng này và hiện nay không biết đang ở đâu.

Riêng công ty Quốc tế NC khai nhận cho đối tượng tên là Hồ Quang Đoàn (Móng Cái, Quảng Ninh) mượn pháp nhân để tạm nhập tái xuất xe ô tô. Đoàn trực tiếp giao dịch với đối tác sau đó chuyển thông tin cho NC làm hợp đồng, ký rồi chuyển lại cho Đoàn chuyển cho đối tác ký, có hàng về Đoàn trực tiếp đi giao xe. Công ty này không biết đối tác hiện ở đâu.

Điểm chung là các doanh nghiệp trên cùng chỉ làm dịch vụ để hưởng tiền dịch vụ, thực tế không thanh toán tiền mua và bán hàng như ghi trong hợp đồng. Các doanh nghiệp đều thừa nhận họ không phải là chủ sở hữu của lô hàng. Do vậy, không xác định được chủ sở hữu thực sự. Cơ quan hải quan đã thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết công khai tại trụ sở hải quan, nhưng đến nay đã quá thời hạn 30 ngày, chủ sở hữu của các lô hàng vẫn không đến nhận.

Trước đó, các doanh nghiệp này gửi đơn kêu cứu Thủ tướng rằng: Tháng 5/2013, 3 doanh nghiệp đột ngột nhận được thông báo của Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan) phải tạm dừng tạm nhập tái xuất các lô 26 ô tô trị giá hàng chục tỷ đồng do liên quan đến một vụ án khác. Tiếp đó, cuối năm 2015, Cục Hải quan Hải Phòng quyết định tạm giữ lô hàng này khiến họ rơi vào nguy cơ phá sản.

Tuy nhiên, sau khi làm việc, cả 3 doanh nghiệp trên đều thừa nhận không phải là chủ sở hữu lô hàng. Ngày 16/5, Tổng cục Hải quan nhận được đơn xin rút đơn cầu cứu của Công ty Trường Giang Móng Cái. Doanh nghiệp trình bày do chưa hiểu biết hết các quy định của pháp luật nên đã cùng hai công ty còn lại làm đơn gửi các cơ quan chức năng phản ánh, kiến nghị chưa đúng sự thật. Công ty này xin chấp hành mọi quyết định xử lý của cơ quan chức năng về lô hàng trên và không có bất cứ thắc mắc khiếu kiện gì.

Cuối cùng, Bộ Tài chính cho biết, qua quá trình điều tra của cơ quan hải quan và sau khi cơ quan điều tra công an Quảng Ninh ra quyết định không khởi tố vụ án do không xác định được chủ sở hữu, các doanh nghiệp trên chỉ bị xử phạt hành chính. Và số hàng hoá nêu trên bị tịch thu sung công quỹ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Dàn siêu xe liên quan đến Dũng “mặt sắt” bán 107 tỷ đồng
Dàn siêu xe liên quan đến Dũng “mặt sắt” bán 107 tỷ đồng

144 chiếc siêu xe thuộc diện tạm nhập tái xuất bị tạm giữ tại Quảng Ninh vừa được bán đấu giá khoảng 107 tỷ đồng.

Dàn siêu xe liên quan đến Dũng “mặt sắt” bán 107 tỷ đồng

Dàn siêu xe liên quan đến Dũng “mặt sắt” bán 107 tỷ đồng

144 chiếc siêu xe thuộc diện tạm nhập tái xuất bị tạm giữ tại Quảng Ninh vừa được bán đấu giá khoảng 107 tỷ đồng.

Truy nã “ông trùm đường biên” Dũng "mặt sắt"
Truy nã “ông trùm đường biên” Dũng "mặt sắt"

Đối tượng bảo kê sàn nhảy, buôn lậu, vận chuyển hàng hóa… vùng biên đang bị truy nã trên toàn quốc.

Truy nã “ông trùm đường biên” Dũng "mặt sắt"

Truy nã “ông trùm đường biên” Dũng "mặt sắt"

Đối tượng bảo kê sàn nhảy, buôn lậu, vận chuyển hàng hóa… vùng biên đang bị truy nã trên toàn quốc.

Trả hồ sơ lần thứ hai vụ trùm buôn lậu Dũng “mặt sắt”
Trả hồ sơ lần thứ hai vụ trùm buôn lậu Dũng “mặt sắt”

Lần thứ hai, TAND tỉnh Quảng Ninh trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để làm rõ một số vấn đề liên quan đến vụ án.

Trả hồ sơ lần thứ hai vụ trùm buôn lậu Dũng “mặt sắt”

Trả hồ sơ lần thứ hai vụ trùm buôn lậu Dũng “mặt sắt”

Lần thứ hai, TAND tỉnh Quảng Ninh trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để làm rõ một số vấn đề liên quan đến vụ án.