Tiến độ nhiều gói thầu ở ĐBSCL ảnh hưởng do thiếu cát

VOV.VN - Gần đây, khi các tỉnh vùng thượng nguồn của khu vực ĐBSCL ngưng hoạt động một số mỏ cát hoặc hạn chế khai thác đã dẫn đến tình hình khan hàng, sốt giá cát tại hạ nguồn, ảnh hưởng đến tiến độ thi công nhiều công trình, dự án.

Cát san lấp mặt bằng giá đã trên 230.000 đồng/khối, cát xây dựng cũng lên mức 320.000 đồng/khối, nhưng hầu hết các bãi vật liệu xây dựng đều khan hàng. Khoảng 2 tuần nay, nhiều doanh nghiệp kinh doanh vật liệu trên địa bàn tỉnh Tiền Giang xuất hiện tình trạng cạn nguồn cát lấp.

Ông Nguyễn Minh Hải, chủ doanh nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng tại xã Bình Đức, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang cũng cùng tâm trạng chung với nhiều doanh nghiệp khác chia sẻ: “Cách đây nửa tháng, tôi có mua bán gì được đâu. Ở tỉnh Vĩnh Long có mỏ còn hoạt động nhưng không xuất cho tỉnh khác, không cho mình chở cát về Tiền Giang. Mấy ngày nay không có nguồn cát để mua, bây giờ kiến nghị cho mấy mỏ cát trên địa bàn tỉnh mở sớm. Nói chung toàn bộ các khu vực mình đã hết cát. Mấy doanh nghiệp có hợp đồng phải chịu, nói chung không phải đền hợp đồng nhưng mà không thực hiện được hợp đồng thôi”.

Cát là vật liệu chính trong các công trình xây dựng, nhất là các dự án đường giao thông, bờ kè... Do thiếu nguồn cát nên hầu hết các công trình dân dụng, giao thông, thủy lợi trên địa bàn tỉnh Tiền Giang gặp rất nhiều khó khăn, có nguy cơ chậm trễ so với tiến độ đề ra.

Ông Võ Văn Khánh, Giám đốc công ty TNHH Xây dựng Khánh Khanh tại thị trấn Cái Bè, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang – nhà thầu đang thi công nhiều công trình đường giao thông tâm tư: "Chúng tôi cố gắng làm theo tiến độ, ví dụ mình không làm việc có cát được thì làm việc khác, như qua làm móc, lu... Nói chung thiếu cát nhưng chúng tôi qua làm việc khác để lách, bù lại phần tiến độ do cát chậm. 

Năm nay, tôi thấy 100% công trình thì có 99% công trình cần phải có cát lấp. Theo tôi, các tỉnh ĐBSCL thì tỉnh nào khai thác cát được thì ủng hộ các tỉnh lân cận chia nhau lúc khó khăn. Thứ hai, Chính phủ nói ưu tiên dự án đường cao tốc, tỉnh nào cũng góp một phần thôi còn ưu tiên đường cao tốc không rồi các công trình khác cũng vốn đầu tư công của tỉnh rất khó khăn”.

Tại dự án cầu Rạch Miễu 2 nối liền tỉnh Tiền Giang và Bến Tre, vấn đề thiếu cát san lấp mặt bằng rất trầm trọng, nhiều gói thầu đang thi công dở dang và bị ngưng trệ do hết nguồn cát. 

Ông Võ Quốc Cường, Phó Giám đốc Công ty cổ phần xây dựng Tân Nam, phụ trách 2 gói thầu XL 03 và XL 05 của dự án cầu Rạch Miễu 2 cho biết: "Bên đây đang khó khăn về nguồn cát, hiện tại phải ngưng 2 tuần nay rồi do chưa kiếm được nguồn cát để triển khai. Mấy đơn vị ở các tỉnh bị thu hồi giấy phép thành ra không khai thác được nên ảnh hưởng đến tiến độ. Bên đây cũng than lên chủ đầu tư nhờ chủ đầu tư dẫn kiếm nguồn cát ”.

Tỉnh Tiền Giang và Bến Tre hiện có rất nhiều công trình, dự án xây dựng từ nguồn vốn đầu tư công của Nhà nước có quy mô lớn như: Cầu Mỹ Thuận 2, cầu Rạch Miễu 2, kênh Chợ Gạo, đường tỉnh 864 Cái Bè- Gò Công (Tiền Giang).

Trong tương lai khu vực này còn có nhiều dự án lớn, mang tính liên vùng có quy mô lớn như: Dự án trục đường ven biển; cầu Đình Khao (nối Bến Tre - Vĩnh Long); đường Đồng Tháp Mười (Tiền Giang), các dự án xây Khu công nghiệp, các khu vực xử lý sạt lở bờ sông, bờ biển...

Do đó, nguồn vật liệu cát phục vụ cho việc san lấp mặt bằng, cát xây dựng cần rất lớn. Trong khi đó, các mỏ cát đã được quy hoạch, thăm dò trên hệ thống sông lớn tại tỉnh Tiền Giang và Bến Tre chậm triển khai, các quy trình, thủ tục để khai thác các mỏ cát chưa được khẩn trương cần được chính quyền và các ngành chức năng địa phương quan tâm đúng mức.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đứt gãy nguồn cung cát, thị trường vật liệu xây dựng miền Tây hỗn loạn
Đứt gãy nguồn cung cát, thị trường vật liệu xây dựng miền Tây hỗn loạn

VOV.VN - Đã hơn 3 tuần nay, tình hình vật liệu xây dựng tại khu vực miền Tây biến động lớn. Từ đơn vị thi công cao tốc, công trình khẩn cấp chống sạt lở đến các công trình xây dựng dân dụng… đều đang “đỏ mắt” tìm kiếm mọi nguồn để có cát vì nguồn cung loại vật liệu này đang bị đứt gãy.

Đứt gãy nguồn cung cát, thị trường vật liệu xây dựng miền Tây hỗn loạn

Đứt gãy nguồn cung cát, thị trường vật liệu xây dựng miền Tây hỗn loạn

VOV.VN - Đã hơn 3 tuần nay, tình hình vật liệu xây dựng tại khu vực miền Tây biến động lớn. Từ đơn vị thi công cao tốc, công trình khẩn cấp chống sạt lở đến các công trình xây dựng dân dụng… đều đang “đỏ mắt” tìm kiếm mọi nguồn để có cát vì nguồn cung loại vật liệu này đang bị đứt gãy.

Xây dựng cảng biển Trần Đề giải quyết điểm nghẽn vận tải vùng ĐBSCL
Xây dựng cảng biển Trần Đề giải quyết điểm nghẽn vận tải vùng ĐBSCL

VOV.VN - Một trong những nguyên nhân được các chuyên gia, nhà quản lý chỉ ra là hạ tầng giao thông vận tải thiếu đồng bộ, đặc biệt là khu vực chưa có cảng biển đầu mối, tất cả hàng hoá xuất, nhập khẩu phải thông qua các cảng biển ở vùng Đông Nam bộ.

Xây dựng cảng biển Trần Đề giải quyết điểm nghẽn vận tải vùng ĐBSCL

Xây dựng cảng biển Trần Đề giải quyết điểm nghẽn vận tải vùng ĐBSCL

VOV.VN - Một trong những nguyên nhân được các chuyên gia, nhà quản lý chỉ ra là hạ tầng giao thông vận tải thiếu đồng bộ, đặc biệt là khu vực chưa có cảng biển đầu mối, tất cả hàng hoá xuất, nhập khẩu phải thông qua các cảng biển ở vùng Đông Nam bộ.

TP. HCM và vùng ĐBSCL hợp tác “xoay chuyển” phát triển đa ngành
TP. HCM và vùng ĐBSCL hợp tác “xoay chuyển” phát triển đa ngành

VOV.VN - Chiều 21/7, tại Cần Thơ, UBND TP. HCM phối hợp với UBND các tỉnh, thành vùng ĐBSCL tổ chức Hội nghị công bố Kế hoạch triển khai Thỏa thuận hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giữa TP. Hồ Chí Minh với các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL năm 2023 và giai đoạn 2024 - 2025 (ký kết vào ngày 11/3/2023 tại tỉnh Bến Tre).

TP. HCM và vùng ĐBSCL hợp tác “xoay chuyển” phát triển đa ngành

TP. HCM và vùng ĐBSCL hợp tác “xoay chuyển” phát triển đa ngành

VOV.VN - Chiều 21/7, tại Cần Thơ, UBND TP. HCM phối hợp với UBND các tỉnh, thành vùng ĐBSCL tổ chức Hội nghị công bố Kế hoạch triển khai Thỏa thuận hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giữa TP. Hồ Chí Minh với các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL năm 2023 và giai đoạn 2024 - 2025 (ký kết vào ngày 11/3/2023 tại tỉnh Bến Tre).

Giải pháp môi trường phát triển bền vững ngành tôm tại ĐBSCL
Giải pháp môi trường phát triển bền vững ngành tôm tại ĐBSCL

VOV.VN - Sáng nay 21/7, tỉnh Bạc Liêu phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, báo Tuổi Trẻ TP.HCM tổ chức hội thảo “Giải pháp môi trường phát triển bền vững ngành tôm”.

Giải pháp môi trường phát triển bền vững ngành tôm tại ĐBSCL

Giải pháp môi trường phát triển bền vững ngành tôm tại ĐBSCL

VOV.VN - Sáng nay 21/7, tỉnh Bạc Liêu phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, báo Tuổi Trẻ TP.HCM tổ chức hội thảo “Giải pháp môi trường phát triển bền vững ngành tôm”.