Tiền xây nhà hát không ảnh hưởng đến đền bù cho người dân Thủ Thiêm

VOV.VN -Theo Bí thư Thành ủy TP HCM, 1.500 tỷ đồng để xây dựng nhà hát không liên quan và không ảnh hưởng gì đến tiền đền bù giải tỏa của người dân Thủ Thiêm.

Chiều 16/10, tại phiên bế mạc Hội nghị lần thứ 18 của Ban chấp hành Đảng bộ TP HCM khóa 10, UVBCT, Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân thông tin thêm về dự án xây dựng Nhà hát 1.500 tỷ đồng tại Thủ Thiêm mà dư luận đang quan tâm.

Báo cáo với Thành ủy, Hội đồng nhân dân TP HCM cho biết, dự án xây dựng nhà hát 1.500 tỷ đồng trước khi thông qua đã có những đoàn đi khảo sát, làm việc với các sở ngành và viện, trường có liên quan nhưng chưa thông tin cho cộng đồng  đầy đủ nên khi đưa ra gặp phản ứng. Một số vấn đề mà dư luận hiện nay đang băn khoăn được Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân giải thích cặn kẽ.

Mô hình ban đầu của nhà hát opera tại Thủ Thiêm. 
Theo đó, 1.500 tỷ đồng để xây dựng nhà hát không liên quan và không ảnh hưởng gì đến tiền đền bù giải tỏa của người dân Thủ Thiêm. Tiền đền bù cho người dân có liên quan đến Khu đô thị mới Thủ Thiêm đang làm theo quy trình, UBND TP đang xây dựng 11 giải pháp và sẽ chi từ ngân sách. Còn tiền xây dựng nhà hát là tiền mà thành phố đã để dành mấy năm trước. Bởi theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì thành phố có 7 công trình lớn, trong đó nhà hát là một công trình mà lẽ ra phải xây dựng xong từ năm 2015.  

Tiền xây dựng nhà hát cũng không ảnh hưởng đến các công trình khác. Nhiệm kỳ 2016-2020, thành phố bố trí 34.633 tỷ đồng xây dựng trường học, bệnh viện và kinh phí xây dựng nhà hát chỉ bằng 4,3%.

Trước câu hỏi: Nhà hát phục vụ ai? Bí thư Thành ủy TP HCM cho rằng, hơn 100 năm trước, Nhà hát thành phố hiện nay được xây dựng khi thành phố chỉ có khoảng 100.000 dân. Còn giờ Thành phố có 10 triệu dân, trong đó có 100.000 người nước ngoài đang sinh sống và làm việc, nhà hát sẽ đáp ứng nhu cầu giao lưu văn hóa nghệ thuật với các nước, nâng dần trình độ thưởng thức nghệ thuật của người dân và không chỉ phục vụ cho âm nhạc hàn lâm mà vẫn sử dụng để biểu diễn văn nghệ, mít tinh.

Nhà hát được xây dựng tại Thủ Thiêm chứ không phải là ở công viên 23/9 như dự tính ban đầu là để tương thích với 3 công trình kinh tế - văn hóa lớn khác ở khu vực này. Thành phố hiện có hơn 200 văn nghệ sỹ đang làm việc ở tầng trệt Nhà hát TP và phải thuê địa điểm tập luyện ở nhiều nơi khác, nên nếu nhà hát mới được xây dựng ở Thủ Thiêm thì yên tâm về lực lượng sử dụng, vận hành.

Bí thư Thành ủy TPHCM khẳng định: "Tiền xây dựng nhà hát là giữ lại từ mấy năm trước khi bán đất. Cho nên đầu tiên phải nói rõ việc xây dựng nhà hát không ảnh hưởng gì đến đền bù cho dân, hai việc đó là hai cơ chế khác nhau. Đảm bảo không vì nhà hát mà thiếu tiền đền bù cho dân. Quan điểm đó chúng ta phải nói rõ"./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nhiều ý kiến trái chiều về dự án Nhà hát 1.500 tỷ đồng ở TPHCM
Nhiều ý kiến trái chiều về dự án Nhà hát 1.500 tỷ đồng ở TPHCM

VOV.VN - Nhiều ý kiến cho rằng việc xây dựng nhà hát này phải cân nhắc kỹ lưỡng.

Nhiều ý kiến trái chiều về dự án Nhà hát 1.500 tỷ đồng ở TPHCM

Nhiều ý kiến trái chiều về dự án Nhà hát 1.500 tỷ đồng ở TPHCM

VOV.VN - Nhiều ý kiến cho rằng việc xây dựng nhà hát này phải cân nhắc kỹ lưỡng.

Nhà hát 1.500 tỷ tại Thủ Thiêm: Chủ tịch HĐND TPHCM nói gì?
Nhà hát 1.500 tỷ tại Thủ Thiêm: Chủ tịch HĐND TPHCM nói gì?

Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm cho biết kinh phí xây dựng Nhà hát giao hưởng nhạc vũ kịch tại Thủ Thiêm đã chuẩn bị sẵn, là ưu tiên đúng đắn phát triển cho văn hóa.

Nhà hát 1.500 tỷ tại Thủ Thiêm: Chủ tịch HĐND TPHCM nói gì?

Nhà hát 1.500 tỷ tại Thủ Thiêm: Chủ tịch HĐND TPHCM nói gì?

Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm cho biết kinh phí xây dựng Nhà hát giao hưởng nhạc vũ kịch tại Thủ Thiêm đã chuẩn bị sẵn, là ưu tiên đúng đắn phát triển cho văn hóa.