Tiết kiệm 30.200 tỷ đồng/năm nhờ mua sắm tài sản Nhà nước tập trung

VOV.VN- Sáng 12/3, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh chủ trì cuộc họp đóng góp ý kiến vào dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về mua sắm tài sản Nhà nước theo phương thức tập trung.

Việc quy định mua sắm tập trung đã được thực hiện thí điểm 7 năm qua, theo Quyết định 179/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, việc mua sắm tập trung chưa áp dụng bắt buộc nên mới chỉ có 33 bộ, cơ quan Trung ương và địa phương tham gia thực hiện. Chủng loại tài sản, hàng hóa mua sắm còn hạn chế; cách thức, quy trình mua sắm chưa phù hợp; đơn vị mua sắm tập trung và cán bộ thực hiện chưa được chuyên nghiệp hóa.

Theo ý kiến của Bộ Tài chính, để khắc phục những hạn chế trên, đồng thời thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí thì việc ban hành quy định mua sắm tập trung tài sản Nhà nước, cũng như áp dụng thống nhất trong phạm vi cả nước cần thiết và cấp bách.

Theo Bộ Tài chính, dự thảo Quyết định của Thủ tướng về mua sắm tập trung thay thế cho Quyết định 179 sẽ quy định đơn vị mua sắm tập trung cơ bản chỉ thực hiện nhiệm vụ tổng hợp nhu cầu và tổ chức lựa chọn nhà thầu, ký hợp đồng khung với nhà thầu về số lượng, chất lượng và giá cả hàng hóa dịch vụ.

Đơn vị sử dụng tài sản sẽ trực tiếp ký hợp đồng mua sắm và thực hiện bàn giao, tiếp nhận tài sản. Cách thức trên đã áp dụng thành công ở nhiều nước trên thế giới.

Quy trình mua sắm tài sản sẽ được thực hiện khép kín từ khâu lập dự toán cho đơn tổ chức thực hiện mua sắm và quản lý, sử dụng tài sản; có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị liên quan.

Dự thảo cũng quy định về mô hình đơn vị mua sắm tập trung ở các cấp: Trung ương, bộ, ngành và các địa phương. Theo đó, đơn vị mua sắm tập trung quốc gia hoạt động theo mô hình đơn vị sự nghiệp công lập không vì mục tiêu lợi nhuận.

Bộ Tài chính dự tính, nếu triển khai phương thức mua sắm tập trung tốt trên phạm vi toàn quốc thì số tiền Nhà nước tiết kiệm được chiếm khoảng 15% tổng giá trị mua sắm, tương đương 30.200 tỷ đồng/năm. Trong đó, có việc giảm chi cho bộ máy và biên chế trong mua sắm công. Hiện cả nước có hơn 100.000 đầu mối mua sắm tập trung sẽ giảm còn 107 đầu mối gồm 2 đơn vị mua sắm cấp quốc gia, 42 đầu mối thuộc các bộ, ngành Trung ương và 63 đầu mối của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Kết luận tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đồng ý với đánh giá của các bộ, ngành về tính cần thiết phải ban hành quy định mới về mua sắm tài sản Nhà nước theo phương thức tập trung.

Việc này sẽ tiết kiệm chi phí, thời gian và nhân lực thực hiện cho các cơ quan Nhà nước, đồng thời dễ kiểm soát, phát hiện các hành vi tham nhũng trong mua sắm công sản.

Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh yêu cầu các bộ, ngành chức năng tiếp tục rà soát những văn bản pháp luật có liên quan tới mua sắm công sản theo hướng tập trung để ban hành văn bản phù hợp nhất, đảm bảo tính chặt chẽ và hiệu quả thực hiện trong thực tiễn./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Mua sắm tài sản công: Nhiều sai phạm, lãng phí
Mua sắm tài sản công: Nhiều sai phạm, lãng phí

Sai phạm trong việc mua sắm, quản lý sử dụng tài sản của các ban quản lý dự án là vẫn còn tương đối nhiều mà nguyên nhân chính là sự thiếu kiên quyết trong việc quản lý, kiểm tra và giám sát.

Mua sắm tài sản công: Nhiều sai phạm, lãng phí

Mua sắm tài sản công: Nhiều sai phạm, lãng phí

Sai phạm trong việc mua sắm, quản lý sử dụng tài sản của các ban quản lý dự án là vẫn còn tương đối nhiều mà nguyên nhân chính là sự thiếu kiên quyết trong việc quản lý, kiểm tra và giám sát.

Còn nhiều tồn tại trong mua sắm tài sản công
Còn nhiều tồn tại trong mua sắm tài sản công

Riêng năm 2009, khoảng 20% tống số dự toán chi 160.000 tỷ đồng của các cơ quan hành chính sự nghiệp, quốc phòng, an ninh dành cho việc mua sắm tài sản công

Còn nhiều tồn tại trong mua sắm tài sản công

Còn nhiều tồn tại trong mua sắm tài sản công

Riêng năm 2009, khoảng 20% tống số dự toán chi 160.000 tỷ đồng của các cơ quan hành chính sự nghiệp, quốc phòng, an ninh dành cho việc mua sắm tài sản công

Hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về công sản
Hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về công sản

Cơ sở dữ liệu sẽ dần thay thế cho phương pháp quản lý truyền thống, gây tốn kém, thông tin lại thiếu chính xác.

Hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về công sản

Hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về công sản

Cơ sở dữ liệu sẽ dần thay thế cho phương pháp quản lý truyền thống, gây tốn kém, thông tin lại thiếu chính xác.

Quản lý đất đai, công sản còn lỏng lẻo
Quản lý đất đai, công sản còn lỏng lẻo

Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng cho rằng, đất đai và công sản là vấn đề lớn, có nhiều tồn tại khá nghiêm trọng, việc thu hồi các tài sản này cũng chỉ được một phần nhỏ…

Quản lý đất đai, công sản còn lỏng lẻo

Quản lý đất đai, công sản còn lỏng lẻo

Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng cho rằng, đất đai và công sản là vấn đề lớn, có nhiều tồn tại khá nghiêm trọng, việc thu hồi các tài sản này cũng chỉ được một phần nhỏ…

Lập viện nghiên cứu kinh doanh… công sản
Lập viện nghiên cứu kinh doanh… công sản

Viện Nghiên cứu công nghệ và phát triển SENA được thành lập từ năm 1992. Sau 17 năm hoạt động, SENA không để lại dấu ấn nào trong lĩnh vực khoa học, công nghệ mà  sử dụng công sản để… kinh doanh trái phép.

Lập viện nghiên cứu kinh doanh… công sản

Lập viện nghiên cứu kinh doanh… công sản

Viện Nghiên cứu công nghệ và phát triển SENA được thành lập từ năm 1992. Sau 17 năm hoạt động, SENA không để lại dấu ấn nào trong lĩnh vực khoa học, công nghệ mà  sử dụng công sản để… kinh doanh trái phép.