Tiêu thụ sản phẩm OCOP cần theo tín hiệu thị trường

VOV.VN - Khi việc sản xuất các sản phẩm OCOP dần đi vào ổn định, việc mở rộng kết nối cung - cầu là yếu tố sống còn đối với hợp tác xã, doanh nghiệp.

Sau 6 năm đi đầu triển khai chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP), bên cạnh việc đưa hơn 350 sản phẩm nông sản địa phương vào sản xuất hàng hóa với chất lượng cao, tỉnh Quảng Ninh đã có nhiều giải pháp xúc tiến thương mại, kết nối thị trường tiêu thụ. Ngoài các hội chợ, tuần lễ quảng bá sản phẩm OCOP thường niên, Quảng Ninh đã xây dựng 29 trung tâm giới thiệu, bán sản phẩm và tham gia nhiều chương trình xúc tiến thương mại trong và ngoài nước. Sản phẩm thương hiệu OCOP Quảng Ninh đã xuất hiện tại các trung tâm thương mại, siêu thị lớn và hệ thống nhà hàng, khách sạn, các sàn thương mại điện tử... đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.

Tuy vậy, công tác hỗ trợ xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu của Quảng Ninh vẫn còn một số hạn chế như: quá trình sản xuất còn nhỏ lẻ, chất lượng sản phẩm chưa đồng đều, việc nắm bắt nhu cầu thị trường cũng chưa kịp thời...

 Các địa phương, nhà cung cấp dịch vụ và nhà sản xuất sản phẩm OCOP cần tăng cường liên kết, nắm bắt tín hiệu của thị trường.

Chia sẻ tại “Hội nghị Kết nối tiêu thụ sản phẩm” do Bộ Công thương vừa tổ chức tại TP Hạ Long, Quảng Ninh, bà Vũ Hoàng Thu Hằng, doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm từ lợn Móng Cái cho biết: “Đối với doanh nghiệp chúng tôi thì thị trường chủ yếu là ở Hà Nội, Quảng Ninh, chưa có thị trường nhiều hơn ở các tỉnh bạn. Nhu cầu của người tiêu dùng rất rộng nhưng chưa biết đến giá trị của lợn Móng Cái. Rất mong sự hỗ trợ qua các kênh truyền thông marketing, tham dự các hội chợ để chúng tôi có cơ hội quảng bá và giới thiệu sản phẩm”.

Tại Hội nghị Kết nối tiêu thụ sản phẩm, đại diện ngành Công thương của nhiều tỉnh, thành phố, các doanh nghiệp, hợp tác xã và nhà phân phối lớn đã bàn thảo và ký kết hợp tác, tập trung vào xây dựng và mở rộng thị trường để sản phẩm OCOP Quảng Ninh và các địa phương phát triển bền vững theo mô hình chuỗi ổn định, hội nhập với các sản phẩm nông nghiệp của cả nước và xuất khẩu.

Bà Lê Việt Nga, Vụ phó Vụ thị trường trong nước, Bộ Công thương cho rằng: “Một trong những giải pháp quan trọng là nắm bắt được nhu cầu, thị hiếu tiêu thụ cũng như dung lượng của thị trường. Nên phân loại các sản phẩm OCOP, có những sản phẩm chỉ chuyên phục vụ khách du lịch, thứ 2 là dòng sản phẩm sẽ được tiêu thụ lớn là sản phẩm thiết yếu phục vụ đời sống người lớn với sản lượng lớn”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hà Nội cam kết sẽ tạo nhiều cơ chế giúp DN tiêu thụ sản phẩm
Hà Nội cam kết sẽ tạo nhiều cơ chế giúp DN tiêu thụ sản phẩm

VOV.VN - Ông Nguyễn Đức Chung: Hà Nội cam kết sẽ tạo nhiều cơ chế, thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.

Hà Nội cam kết sẽ tạo nhiều cơ chế giúp DN tiêu thụ sản phẩm

Hà Nội cam kết sẽ tạo nhiều cơ chế giúp DN tiêu thụ sản phẩm

VOV.VN - Ông Nguyễn Đức Chung: Hà Nội cam kết sẽ tạo nhiều cơ chế, thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.

Kết nối sản xuất tiêu thụ sản phẩm để phát triển nông nghiệp bền vững
Kết nối sản xuất tiêu thụ sản phẩm để phát triển nông nghiệp bền vững

VOV.VN - Trong chuỗi liên kết cần quan tâm đến mối liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp, từ đó đặt hàng nông dân sản xuất những sản phẩm mà thị trường cần.

Kết nối sản xuất tiêu thụ sản phẩm để phát triển nông nghiệp bền vững

Kết nối sản xuất tiêu thụ sản phẩm để phát triển nông nghiệp bền vững

VOV.VN - Trong chuỗi liên kết cần quan tâm đến mối liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp, từ đó đặt hàng nông dân sản xuất những sản phẩm mà thị trường cần.

Bến Tre thí điểm hợp tác xã nông sản an toàn tiêu thụ sản phẩm sạch
Bến Tre thí điểm hợp tác xã nông sản an toàn tiêu thụ sản phẩm sạch

VOV.VN - Ngày 5/8, tỉnh Bến Tre đưa vào hoạt động Hợp tác xã dịch vụ nông sản an toàn đầu tiên, kinh doanh các sản phẩm “sạch”.

Bến Tre thí điểm hợp tác xã nông sản an toàn tiêu thụ sản phẩm sạch

Bến Tre thí điểm hợp tác xã nông sản an toàn tiêu thụ sản phẩm sạch

VOV.VN - Ngày 5/8, tỉnh Bến Tre đưa vào hoạt động Hợp tác xã dịch vụ nông sản an toàn đầu tiên, kinh doanh các sản phẩm “sạch”.