Tìm lời giải cho “Nâng tầm giá trị nông sản Việt”

VOV.VN - Nằm trong chuỗi các hoạt động “Festival Nông sản Việt Nam - Vĩnh Long năm 2023”, sáng nay 12/9, UBND tỉnh Vĩnh Long phối hợp với Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học “Nâng tầm giá trị nông sản Việt”.

Tại hội thảo, các đại biểu đã đóng góp rất nhiều ý kiến có giá trị về những bất cập trong sản xuất nông nghiệp hiện nay, như: sản xuất manh mún nhỏ lẻ rất khó thực hiện việc cơ giới nông nghiệp, chất lượng sản phẩm nông nghiệp thấp, rất khó cạnh tranh với sản phẩm cùng loại của các nước trong khu vực.

Theo PGS. TS. Võ Thành Danh, Trường Kinh tế, Đại học Cần Thơ, ĐBSCL nói chung và Vĩnh Long nói riêng có đất đai màu mỡ, rất thuận lợi trong việc phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nâng cao giá trị nông sản. Tuy nhiên, thực tế sản xuất nông nghiệp ở Vĩnh Long có hàm lượng chất xám chưa nhiều, còn phụ thuộc nhiều vào nguồn nước sông Mekong, nông dân người trực tiếp sản xuất nông nghiệp chuyên môn không cao, sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ; chưa có nền nông nghiệp hàng hoá; công nghiệp bảo quản, chế biến nông sản phát triển nhanh nhưng công nghệ chưa hiện đại; phần lớn xuất khẩu nông sản thô, nông sản GTGT chưa nhiều, hệ thống logistics chưa phát triển kịp yêu cầu; thiếu những công ty lớn đặt bản doanh tại vùng này...

Nhằm nâng cao giá trị nông sản trong thời gian tới, PGS. TS. Võ Thành Danh đề nghị Vĩnh Long cần phải có chiến lược về phát triển nông nghiệp thích ứng với BĐKH, chuyển sang mô hình kinh tế nông nghiệp (kinh doanh nông nghiệp), xây dựng ngành công nghiệp giống hiện đại; hình thành các mô hình sản xuất theo chuỗi cung ứng với công ty là hạt nhân và nông dân là các "vệ tinh”.

“Chúng ta phải đa dạng hóa sản phẩm, một nền nông nghiệp đầu tiềm năng như ĐBSCL cũng chỉ dừng lại ở việc bán sản phẩm chính, sản phẩm thô. Ví dụ: cây lúa để làm ra 1 kg lúa còn có rơm rạ, trấu, cám - những thứ đó cũng có rất nhiều giá trị so với cây lúa”, PGS. TS. Võ Thành Danh nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Văn Liêm, Phó giám đốc sở NN&PTNT tỉnh Vĩnh Long cho biết, tỉnh có vị trí địa lý nằm ở trung tâm của vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), với tổng diện tích tự nhiên là 1.525 km². Trong đó, diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh là 119.878 ha, chiếm 78,57% diện tích tự nhiên. Tỉnh Vĩnh Long có khí hậu ôn hòa, đất đai phì nhiêu và gần như toàn bộ được khép kín bởi các công trình thủy lợi, thích hợp cho phát triển nông nghiệp, nhất là trong canh tác cây lúa, cây ăn trái, rau màu, phát triển chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, do quy mô diện tích sản xuất nông nghiệp thấp, dân số lại khá đông nên nông dân sản xuất trong điều kiện nhỏ lẻ, manh mún; từ đó, khó hình thành các chuỗi liên kết để tiêu thụ.

Vì vậy, việc thành lập các Hợp tác xã (HTX) không những là nhiệm vụ cấp thiết trong nâng cao giá trị nông sản mà còn là giải pháp để thực hiện các chuỗi liên kết thu mua, chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu hàng hóa nông sản. Đến cuối năm ngoái, tỉnh Vĩnh Long có 114 HTX nông nghiệp - thủy sản (trong đó có 8 HTX lĩnh vực thủy sản với diện tích 90 ha ao nuôi và 243 lồng bè).

“Và cũng chính điều này, Ban chỉ đạo quốc gia về xây dựng nông thôn mới quyết định giữ tiêu chí số 13 về hình thức tổ chức sản xuất. Trong đó, phải thành lập các HTX để đứng ra giữ vai trò đầu mối liên kết sản xuất và tiêu thụ hàng nông sản cho nông dân. Từ đó, mới có thể nâng cao được năng suất chất lượng và nâng cao thu nhập của người nông dân theo các tiêu chí nông thôn mới khác”, ông Nguyễn Văn Liêm khẳng định.

Phát biểu tại hội thảo, bà Cao Xuân Thu Vân, Phó Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đánh giá cao những ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, nhà quản lý trong khu vực. Hội thảo cũng là nhịp cầu để nông dân gặp gỡ, giao lưu với các nhà khoa học, các doanh nghiệp và nhà quản lý về kinh nghiệm, tư vấn, chuyển giao công nghệ hiện đại, ứng dụng trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm nông sản; làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn, đề xuất và luận giải cơ sở khoa học của các định hướng, quan điểm, giải pháp trong nông nghiệp. Từ đó, tạo bước chuyển mới, góp phần nâng tầm giá trị nông sản, phát triển nền nông nghiệp Việt Nam theo hướng bền vững, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nông dân.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bộ Nông nghiệp khẳng định xuất khẩu nông sản ở cửa khẩu bình thường
Bộ Nông nghiệp khẳng định xuất khẩu nông sản ở cửa khẩu bình thường

Sáng nay 12/9, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan gửi thông tin từ Cục Bảo vệ thực vật khẳng định xuất khẩu tại các cửa khẩu vẫn bình thường.

Bộ Nông nghiệp khẳng định xuất khẩu nông sản ở cửa khẩu bình thường

Bộ Nông nghiệp khẳng định xuất khẩu nông sản ở cửa khẩu bình thường

Sáng nay 12/9, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan gửi thông tin từ Cục Bảo vệ thực vật khẳng định xuất khẩu tại các cửa khẩu vẫn bình thường.

Khai mạc “Festival Nông sản Việt Nam - Vĩnh Long năm 2023”
Khai mạc “Festival Nông sản Việt Nam - Vĩnh Long năm 2023”

VOV.VN - Tối 11/9 tại TP Vĩnh Long, Trung ương Hội nông dân Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Vĩnh Long tổ chức lễ khai mạc “Festival Nông sản Việt Nam - Vĩnh Long năm 2023”. 

Khai mạc “Festival Nông sản Việt Nam - Vĩnh Long năm 2023”

Khai mạc “Festival Nông sản Việt Nam - Vĩnh Long năm 2023”

VOV.VN - Tối 11/9 tại TP Vĩnh Long, Trung ương Hội nông dân Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Vĩnh Long tổ chức lễ khai mạc “Festival Nông sản Việt Nam - Vĩnh Long năm 2023”. 

Xuất khẩu nông sản vào EU tránh để lợi thế trở thành thách thức
Xuất khẩu nông sản vào EU tránh để lợi thế trở thành thách thức

VOV.VN - Xuất khẩu nông sản cần đảm bảo quy định của các thị trường trong liên minh châu Âu đề ra, để tránh không được ưu đãi thuế, thậm chí còn bị phạt về thuế cũng như gian lận xuất xứ hàng hóa.

Xuất khẩu nông sản vào EU tránh để lợi thế trở thành thách thức

Xuất khẩu nông sản vào EU tránh để lợi thế trở thành thách thức

VOV.VN - Xuất khẩu nông sản cần đảm bảo quy định của các thị trường trong liên minh châu Âu đề ra, để tránh không được ưu đãi thuế, thậm chí còn bị phạt về thuế cũng như gian lận xuất xứ hàng hóa.