Tổng nợ trên thế giới chiếm 17% GDP toàn cầu

VOV.VN - Ailen, Singapore, Hi Lạp, Bồ Đào Nha, Trung Quốc có số nợ tăng nhiều nhất.

Kinh tế thế giới vẫn xây dựng trên các khoản vay nợ. Tổng nợ trên toàn cầu không có dấu hiệu giảm bất chấp các cam kết giảm vay mượn được đưa ra sau cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2008. 

Báo cáo mới của công ty tư vấn tài chính McKinsey (Mỹ) cho thấy, các chính phủ, hộ gia đình, các công ty, ngân hàng hiện có số nợ cao hơn năm 2007 là 57.000 tỷ USD và tổng nợ chiếm 17% GDP toàn cầu.

Ailen, Sinhgapore, Hi Lạp, Bồ Đào Nha, Trung Quốc có số nợ tăng nhiều nhất. Các chính phủ vay nợ nhiều để lập quỹ cứu trợ và kích cầu trong thời kì suy thoái. Nợ của các hộ gia đình cũng tăng.

Kể từ năm 2007, nợ của Trung Quốc tăng gấp 4 lần và hiện chiếm 282% GDP. Gần một nửa số nợ của hộ gia đình ở Trung Quốc liên quan đến bất động sản.

Ông Edward Hadas, trưởng ban kinh tế Hãng Reuters của Anh cho biết “Tình trạng nợ của thế giới đáng lo ngại, vì nợ quá nhiều được coi là một nhân tố chính gây ra cuộc khủng hoang tài chính gần đây nhất. Tôi nghĩ nợ nần đã gây ra các cuộc khủng hoảng. Hiện Trung Quốc rất dễ tổn thương nhưng rất may, kinh tế Trung Quốc không phụ thuộc nhiều vào các nước khác nên khủng hoảng nợ của nước này khó có thể vươn quá xa”.

Hãng McKinsey cảnh báo, Trung Quốc cần thận trọng với những rủi ro về nợ trong khu vực bất động sản, nợ của chính quyền địa phương. Hãng McKinsey cho rằng, chỉ có giảm nợ công, đánh thuế tài sản bất thường và thực hiện hiệu quả các chương trình tái cấu trúc nợ mới giúp thế giới tránh bị rơi vào một cuộc khủng hoảng mới./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Năm bài học để giải quyết khủng hoảng nợ toàn cầu
Năm bài học để giải quyết khủng hoảng nợ toàn cầu

Thế giới cần một phương thức linh hoạt và đổi mới trong việc quản lý nợ nhằm giữ cuộc khủng hoảng nợ công ở tầm kiểm soát.

Năm bài học để giải quyết khủng hoảng nợ toàn cầu

Năm bài học để giải quyết khủng hoảng nợ toàn cầu

Thế giới cần một phương thức linh hoạt và đổi mới trong việc quản lý nợ nhằm giữ cuộc khủng hoảng nợ công ở tầm kiểm soát.

GDP có thể tăng 6,5-7,1% giai đoạn 2016-2020
GDP có thể tăng 6,5-7,1% giai đoạn 2016-2020

 Đây là dự báo của Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế - xã hội quốc gia.

GDP có thể tăng 6,5-7,1% giai đoạn 2016-2020

GDP có thể tăng 6,5-7,1% giai đoạn 2016-2020

 Đây là dự báo của Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế - xã hội quốc gia.

Hội nghị G20 bế mạc: Cam kết tăng trưởng GDP trên 2% trong 5 năm
Hội nghị G20 bế mạc: Cam kết tăng trưởng GDP trên 2% trong 5 năm

VOV.VN - G20 đặt mục tiêu nâng Tổng sản phẩm quốc nội của nhóm thêm ít nhất 2% trong 5 năm tới. Nếu cam kết này thực hiện đầy đủ, sẽ tạo thêm hơn 2.000 tỷ USD…

Hội nghị G20 bế mạc: Cam kết tăng trưởng GDP trên 2% trong 5 năm

Hội nghị G20 bế mạc: Cam kết tăng trưởng GDP trên 2% trong 5 năm

VOV.VN - G20 đặt mục tiêu nâng Tổng sản phẩm quốc nội của nhóm thêm ít nhất 2% trong 5 năm tới. Nếu cam kết này thực hiện đầy đủ, sẽ tạo thêm hơn 2.000 tỷ USD…