TP HCM huy động 20.000 tỷ đồng trong dân để phát triển giao thông

VOV.VN - Do nguồn vốn cho đầu tư phát triển hạ tầng gặp nhiều khó khăn, TP HCM đang lên đề án huy động 20.000 tỷ đồng trong dân để phát triển giao thông.

Do tỷ lệ điều tiết ngân sách giảm, tiếp cận vốn ODA cũng khó khăn hơn trước, trong khi nhu cầu đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đang rất cao, nên TP HCM đang lên đề án huy động 20.000 tỷ đồng trong dân để bổ sung nguồn vốn phát triển giao thông. Đó là thông tin được ông Trần Vĩnh Tuyến, Phó Chủ tịch UBND thành phố đưa ra tại cuộc họp bàn về tình hình giải ngân kế hoạch vốn 7 tháng năm 2017.

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM, hiện nay, nhu cầu vốn ODA cho các dự án trên địa bàn năm 2017 là khoảng 7.700 tỷ đồng, nhưng Trung ương cấp phát cho thành phố chỉ đạt 50%.

Nhu cầu vốn ODA cho các dự án trên địa bàn TP HCM năm 2017 là khoảng 7.700 tỷ đồng. (Ảnh minh họa: KT)
Với số vốn nêu trên thành phố rất khó triển khai và đưa các dự án vào sử dụng đúng thời gian để phát huy hiệu quả kinh tế - xã hội, ảnh hưởng đến các hợp đồng quốc tế đã ký kết, dễ gây phát sinh khiếu nại và các khoản tiền phạt, lãi do chậm thanh toán.

Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn ODA cho các dự án theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Sở Kế hoạch – Đầu tư đã tham mưu UBND thành phố kiến nghị Trung ương tiếp tục xem xét, bổ sung vốn ODA cho thành phố là 3.648 tỷ đồng. Trong đó, dự án tuyến metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) là 3.303 tỷ đồng, dự án cải thiện môi trường nước thành phố giai đoạn 2 là 345 tỷ đồng và cam kết sử dụng hết vốn được Trung ương giao.

Tuy nhiên, Bộ Kế hoạch – Đầu tư báo cáo hiện nay do dự án tuyến metro số 1 đang trong quá trình điều chỉnh dự án (tăng tổng mức đầu tư từ 17.400 tỷ đồng lên 47.325 tỷ đồng), chưa được Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư nên chưa có cơ sở xem xét, bổ sung vốn ODA trung hạn và hàng năm theo quy định.

Ông Trần Vĩnh Tuyến, Phó Chủ tịch UBND TP HCM cho biết, Dự án tuyến metro 1 vượt dự toán do khâu tư vấn có nhiều vấn đề phát sinh. Thành phố giao cho chủ đầu tư hoàn chỉnh hồ sơ báo cáo lên Trung ương để trình Quốc hội phê duyệt.

Tại cuộc họp, nhiều quận, huyện cũng báo cáo tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công 7 tháng đầu năm dưới 50%. Trong đó, nhiều quận đang chậm giải ngân vốn bồi thường giải phóng mặt bằng cho tuyến metro số 2 (Bến Thành – Tham Lương) vì chưa phê duyệt đơn giá.

Về vấn đề này, ông Trần Vĩnh Tuyến đề nghị các đơn vị liên quan sớm rà soát, phối hợp thông qua đơn giá bồi thường cho người dân. Các địa phương phải có giải pháp để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn, phát huy hiệu quả vốn đầu tư công, phải giải ngân 100% vào cuối năm. Trách nhiệm thuộc về thủ trưởng sở, ngành, chủ tịch quận, huyện.

Ông Tuyến cho biết, do nguồn vốn cho đầu tư phát triển hạ tầng gặp nhiều khó khăn vì vậy thành phố đang lên đề án huy động 20.000 tỷ đồng trong dân để phát triển giao thông./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Rà soát việc sử dụng vốn vay nước ngoài tại các dự án giao thông
Rà soát việc sử dụng vốn vay nước ngoài tại các dự án giao thông

VOV.VN - Các chương trình, dự án không thực hiện hết kế hoạch vốn cần đề nghị cắt giảm để bố trí cho các dự án có nhu cầu.

Rà soát việc sử dụng vốn vay nước ngoài tại các dự án giao thông

Rà soát việc sử dụng vốn vay nước ngoài tại các dự án giao thông

VOV.VN - Các chương trình, dự án không thực hiện hết kế hoạch vốn cần đề nghị cắt giảm để bố trí cho các dự án có nhu cầu.

Nghệ An: 31 dự án giao thông nợ đọng xây dựng hơn 505 tỷ đồng
Nghệ An: 31 dự án giao thông nợ đọng xây dựng hơn 505 tỷ đồng

VOV.VN - Giám đốc Sở GTVT Nghệ An cho biết, nợ xây dựng cơ bản hiện tại có 2 dạng, đó là nợ nhà thầu và nợ một số hạng mục của công trình.

Nghệ An: 31 dự án giao thông nợ đọng xây dựng hơn 505 tỷ đồng

Nghệ An: 31 dự án giao thông nợ đọng xây dựng hơn 505 tỷ đồng

VOV.VN - Giám đốc Sở GTVT Nghệ An cho biết, nợ xây dựng cơ bản hiện tại có 2 dạng, đó là nợ nhà thầu và nợ một số hạng mục của công trình.

16.000 tỷ vốn dư từ 2 dự án giao thông 10 tháng vẫn “nằm im”
16.000 tỷ vốn dư từ 2 dự án giao thông 10 tháng vẫn “nằm im”

VOV.VN - Số vốn dư 16.000 tỷ đồng từ 2 dự án mở rộng Quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên chưa được Bộ GTVT giải ngân.

16.000 tỷ vốn dư từ 2 dự án giao thông 10 tháng vẫn “nằm im”

16.000 tỷ vốn dư từ 2 dự án giao thông 10 tháng vẫn “nằm im”

VOV.VN - Số vốn dư 16.000 tỷ đồng từ 2 dự án mở rộng Quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên chưa được Bộ GTVT giải ngân.