TP. HCM và vùng ĐBSCL hợp tác “xoay chuyển” phát triển đa ngành

VOV.VN - Chiều 21/7, tại Cần Thơ, UBND TP. HCM phối hợp với UBND các tỉnh, thành vùng ĐBSCL tổ chức Hội nghị công bố Kế hoạch triển khai Thỏa thuận hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giữa TP. Hồ Chí Minh với các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL năm 2023 và giai đoạn 2024 - 2025 (ký kết vào ngày 11/3/2023 tại tỉnh Bến Tre).

Phát biểu tại Hội nghị, ông Trần Việt Trường, Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ xác định việc hợp tác phát triển với TP. Hồ Chí Minh là hướng đi cơ bản, đúng đắn, tạo động lực thúc đẩy phát triển, cũng như mở ra cơ hội hợp tác giữa các doanh nghiệp, nhà đầu tư giữa hai địa phương. Để liên kết sâu rộng hơn, Cần Thơ mong muốn thời gian tới trong kế hoạch, TP. Hồ Chí Minh quan tâm, hợp tác liên kết, phát triển Vườn ươm Công nghệ Công nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc; đầu tư xây dựng sản phẩm du lịch mới gắn liền với sản phẩm du lịch truyền thống, tạo các sản phẩm du lịch đặc thù.

Ông Trần Việt Trường cho rằng: "Hội nghị kết nối giao thương giữa TP. Hồ Chí Minh với TP. Cần Thơ sẽ phát triển các chuỗi thương mại dịch vụ, logictis hiện đại; kết nối phát triển công nghiệp giữa các doanh nghiệp tại vùng ĐBSCL và TP. Hồ Chí Minh; hỗ trợ tạo điều kiện các sản phẩm OCOP vùng ĐBSCL vào các kênh phân phối tại TP. Hồ Chí Minh; đồng thời phối hợp nghiên cứu dự án Đường sắt TP. Hồ Chí Minh - Cần Thơ, sớm đề xuất chủ trương đầu tư xây dựng tuyến đường sắt này trong thời gian sớm nhất".

Theo ông Lê Văn Hẳn, Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh, đẩy mạnh hợp tác phát triển hạ tầng giao thông vận tải, công thương nhằm mang lại thuận lợi nhất trong kết nối giao thương được xem là kế hoạch trọng tâm liên kết vùng. Bởi thực tế, thỏa thuận hợp tác đã mang lại nhiều hợp đồng kết nối cung - cầu cho doanh nghiệp, hợp tác xã Trà Vinh. Sản phẩm nông nghiệp đặc trưng đến gần hơn với người tiêu dùng tại chuỗi siêu thị, kênh bán lẻ ở thị trường Hồ Chí Minh.

Song, bên cạnh các nội dung hợp tác song phương và đa phương, ông Lê Văn Hẳn cũng đề nghị TP. Hồ Chí Minh quan tâm thêm lĩnh vực giao thương đường biển của địa phương: "Giới thiệu kết nối với các nhà đầu tư, doanh nghiệp đầu ngành trong lĩnh vực đầu tư nông nghiệp thủy sản, kinh tế biển, năng lượng tái tạo, cơ sở hạ tầng, câc cụm công nghiệp, khu công nghiệp, cảng biển, dịch vụ biển, logistics, du lịch… dể khai thác hết tiềm năng dư địa của tỉnh Trà Vinh. Hỗ trợ cho tỉnh Trà Vinh tiếp cận danh sách các nhà đầu tư, các tập đoàn lớn trong và ngoài nước để tỉnh tìm hiểu, chủ động tiếp cận, giới thiệu, quảng bá chính sách môi trường, dự án đầu tư của tỉnh đến các nhà đầu tư".

Về phía An Giang, địa phương có một phần nằm trong vùng Tứ giác Long Xuyên và là tỉnh biên giới có nhiều đống bào dân tộc, để phát triển kinh tế - xã hội phù hợp đặc thù địa phương, ông Trần Anh Thư, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang đề nghị kế hoạch cần có những giải pháp chuyển dịch nguồn nhân lực lao động từ TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương về các tỉnh, thành ĐBSCL, để cân bằng lực lượng lao động và giảm bớt áp lực xã hội cho hai địa phương trên:

"TP. Hồ Chí Minh có thể trở thành khu điều phối khu công nghiệp, còn khu công nghiệp thì doanh nghiệp có thể đặt ở An Giang hay vùng ĐBSCL. Như vậy, lực lượng lao động của vùng có thể vào làm các công ty đặt tại quê hương của họ, sẽ giảm bớt được áp lực về mặt xã hội. Để được như vậy, các địa phương cần có buổi làm việc với nhau, tham mưu và trình cho cán bộ lãnh đạo Trung ương xem xét cơ chế chính sách. Đặc biệt, đối với An Giang thuộc vùng biên giới, có đông đồng bào dân tộc, nếu sử dụng được lao động tại chỗ thì sẽ ổn định cuộc sống người dân rất tốt". 

Những tháng cuối năm 2023, theo kế hoạch, TP. Hồ Chí Minh sẽ phối hợp với các tỉnh, thành vùng ĐBSCL tổ chức nhiều sự kiện cấp vùng, kết nối doanh nghiệp TP. Hồ Chí Minh có nhu cầu sản xuất, đầu tư kinh doanh tại các địa phương. Giai đoạn 2024 – 2025 sẽ tập trung thực hiện 05 lĩnh vực: phát triển hạ tầng giao thông; phát triển du lịch; hợp tác thích ứng với biến đổi khí hậu; phát triển khoa học công nghệ, chuyển đổi số; giáo dục, y tế, đào tạo nguồn nhân lực, lao động.

Thông qua đề xuất của lãnh đạo các địa phương vùng ĐBSCL tại Hội nghị, ông Phan Văn Mãi, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh chia sẻ, kế hoạch sẽ được triển khai bằng cách xây dựng tổ điều phối (gồm lãnh đạo các địa phương) và 5 tổ chuyên ngành ở các lĩnh vực thỏa thuận. Các tỉnh, thành phố sẽ cùng xây dựng quy chế, kế hoạch và TP. Hồ Chí Minh sẽ chịu trách nhiệm, cố gắng trong tháng 8 tới sẽ triển khai một nền tảng để theo dõi toàn bộ nội dung chương trình hợp tác, cập nhật diễn biến và thông báo kết quả, trao đổi ý kiến ngay trên nền tảng đó.

Ông Phan Văn Mãi chia sẻ thêm: "Rất mong muốn và kêu gọi các doanh nghiệp từ TP. Hồ Chí Minh đầu tư vào ĐBSCL và ngược lại. Từ phía TP. Hồ Chí Minh, chúng tôi sẽ có cơ chế thông tin mời gọi các nhà đầu tư và khi các địa phương đã có những kết nối với nhà đầu tư cụ thể nếu cần thêm sự hỗ trợ thì xin thông tin qua các tổ chuyên ngành để nhận được sự trợ giúp. Trong một số trường hợp, các nhà đầu tư TP. Hồ Chí Minh đi đến các địa phương ĐBSCL sẽ có những cơ chế hỗ trợ để tiến hành đầu tư thành công".

Trên tinh thần cầu thị, hợp tác, tạo điều kiện để phát triển cùng Kế hoạch triển khai Thỏa thuận hợp tác phát triển kinh tế - xã hội  giữa TP. Hồ Chí Minh với các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL - một kế hoạch mở - chắc rằng mỗi địa phương sẽ được khơi dậy tiềm năng, lợi thế đặc thù. Từ đó, biến tiềm năng thành khả năng, phát triển kinh tế - xã hội theo hướng đô thị văn minh, hiện đại trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Quy hoạch và phát triển đô thị bền vững vùng ĐBSCL
Quy hoạch và phát triển đô thị bền vững vùng ĐBSCL

VOV.VN - Hôm nay (18/7), tại thành phố Vị Thanh, Ban kinh tế Trung ương phối hợp với Bộ xây dựng, Cơ quan phát triển Pháp (AFD) và tỉnh Hậu Giang tổ chức Hội thảo về Quy hoạch và phát triển đô thị bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Quy hoạch và phát triển đô thị bền vững vùng ĐBSCL

Quy hoạch và phát triển đô thị bền vững vùng ĐBSCL

VOV.VN - Hôm nay (18/7), tại thành phố Vị Thanh, Ban kinh tế Trung ương phối hợp với Bộ xây dựng, Cơ quan phát triển Pháp (AFD) và tỉnh Hậu Giang tổ chức Hội thảo về Quy hoạch và phát triển đô thị bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Hành động quyết liệt để ĐBSCL tạo đột phá bứt tốc
Hành động quyết liệt để ĐBSCL tạo đột phá bứt tốc

VOV.VN - Mặc dù là một trong 6 vùng kinh tế trọng điểm của cả nước nhưng theo nhận định chung thì thời gian qua vùng ĐBSCL phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế. Hạ tầng giao thông được xác định là một trong những “điểm nghẽn” khiến cho chi phí logistics tăng, làm giảm sức cạnh tranh hàng của vùng ĐBSCL.

Hành động quyết liệt để ĐBSCL tạo đột phá bứt tốc

Hành động quyết liệt để ĐBSCL tạo đột phá bứt tốc

VOV.VN - Mặc dù là một trong 6 vùng kinh tế trọng điểm của cả nước nhưng theo nhận định chung thì thời gian qua vùng ĐBSCL phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế. Hạ tầng giao thông được xác định là một trong những “điểm nghẽn” khiến cho chi phí logistics tăng, làm giảm sức cạnh tranh hàng của vùng ĐBSCL.

Tăng hợp tác kinh tế - xã hội sâu rộng giữa TP.HCM với các tỉnh ĐBSCL
Tăng hợp tác kinh tế - xã hội sâu rộng giữa TP.HCM với các tỉnh ĐBSCL

VOV.VN - Chương trình liên kết kinh tế - xã hội giữa TP.HCM và 13 tỉnh, thành vùng ĐBSCL thời gian qua được đánh giá hết sức hiệu quả và cần phát huy hơn nữa trong thời gian tới.

Tăng hợp tác kinh tế - xã hội sâu rộng giữa TP.HCM với các tỉnh ĐBSCL

Tăng hợp tác kinh tế - xã hội sâu rộng giữa TP.HCM với các tỉnh ĐBSCL

VOV.VN - Chương trình liên kết kinh tế - xã hội giữa TP.HCM và 13 tỉnh, thành vùng ĐBSCL thời gian qua được đánh giá hết sức hiệu quả và cần phát huy hơn nữa trong thời gian tới.