TP.HCM cần đẩy mạnh cải cách hành chính, gỡ khó cho doanh nghiệp

VOV.VN - Nửa đầu năm 2022, tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp ở TP.HCM phục hồi khá tốt. Tuy nhiên, từ cuối quý IV/2022 đến đầu năm nay, tại nhiều doanh nghiệp, số lượng đơn hàng xuất khẩu giảm mạnh do ảnh hưởng lạm phát.

Doanh nghiệp khó tiếp cận vốn

Tại buổi gặp gỡ, lắng nghe các đề xuất của doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM sáng 17/2, nhiều doanh nghiệp cho biết, hiện vẫn khó tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng, do lãi suất cho vay cao, trên 10%/năm. Do đó, đề nghị Ngân hàng Nhà nước có biện pháp hạ lãi suất huy động vốn của các ngân hàng thương mại, khống chế tỷ lệ “biên độ lãi ròng” ở mức 3%. Đồng thời, tiếp tục thực hiện chính sách gia hạn nợ vay 1 năm 2023 đối với các khoản vay trung và dài hạn.

Nhiều chính sách hỗ trợ lãi suất vay cho doanh nghiệp để đầu tư đổi mới công nghệ cũng khó tiếp cận. Cụ thể, chương trình vốn kích cầu của TP.HCM, một số doanh nghiệp đã được cơ quan chức năng phê duyệt hồ sơ, nhưng thời gian dài sau đó vẫn chưa được giải ngân nên họ đành bán nhà đất để trả vốn, lãi vay cho ngân hàng. Một số doanh nghiệp thì đang đàm phán bán doanh nghiệp của cho doanh nghiệp nước ngoài vì không cầm cự được.

“Với tinh thần thành phố quyết liệt khởi động lại dự án kích cầu, nhưng nếu như vấn đề giải ngân vẫn khó khăn như thế này thì các doanh nghiệp chuẩn bị tham gia dự án kích cầu nhìn thấy là tự nhiên họ "nhát". Mà "nhát" thì vấn đề đầu tư để phát triển sản xuất sẽ rất khó khăn”, ông Đỗ Phước Tống, Giám đốc Công ty Cơ khí Duy Khanh, Chủ tịch  Hội cơ khí điện TP.HCM cho hay.

Hoàn thiện cơ sở hạ tầng kết nối cảng biển

Để giảm chi phí cho xuất khẩu, nhiều doanh nghiệp cho rằng, TP.HCM cần  hoàn thiện cơ sở hạ tầng logistics và các đường kết nối với cảng biển. Hiện nay, mỗi ngày lượng xe tải chở container lưu thông đến cảng Cát Lái khoảng 16.000 xe. Chính vì vậy, khu vực Cảng Cát Lái  thường xuyên ùn tắc giao thông, ảnh hưởng lớn đến hoạt động của doanh nghiệp. Trong khi đó, cảng này không chỉ phục vụ cho doanh nghiệp xuất khẩu ở Thành phố mà cả khu vực phía Nam, tạo nguồn thu ngân sách lớn.

Theo ông Trần Việt Anh, Tổng giám đốc Công ty Nam Thái Sơn, để cải thiện hạ tầng khu vực cảng biển này thì ngoài tuyến đường Vành đai 2, Vành đai 3 TP.HCM, cần làm  thêm đường trên cao: “Chúng ta cần làm những con đường đặc thù, đó là đường trên cao. Có nghĩa là xe ra vào cảng mà người dân không thấy. Chúng ta không còn “ám ảnh” thấy container hàng ngày đi qua nhà phố, xen lẫn với người dân thành phố mà cần có những con đường trên cao để kết nối với các đường cao tốc ở thành phố. Như vậy sẽ tiếp tục "hút" những kiện hàng nhập khẩu và xuất khẩu về cảng của TP.HCM”.

Về việc đẩy mạnh hoàn thiện cơ sở hạ tầng logistics, bà  Đặng Minh Phương, Chủ tịch Hội Logistics TP.HCM kiến nghị, cần đẩy mạnh liên kết vùng, giảm chi phí vận chuyển cho doanh nghiệp, đồng thời, giảm 50% phí sử dụng hạ tầng đường bộ. Ngoài ra, thành phố cần sớm ban hành cơ chế đấu thấu để xây dựng 7 trung tâm  logistics.

“Cơ chế đấu thầu và thực hiện đều rất chậm. Tôi kiến nghị xây dựng cơ chế đấu thầu nhanh hơn. 1 năm qua, chúng tôi vẫn đang chờ đợi cơ chế đấu thầu logistics. Nếu chúng ta đẩy nhanh thành lập 7 trung tâm logistics này thì sẽ kéo nguồn thu về TP.HCM rất nhiều”, bà  Đặng Minh Phương nêu ý kiến.

"Ai không làm tốt sẽ bị xử lý"

Nhiều doanh nghiệp mong muốn TP.HCM đẩy mạnh hơn nữa việc cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ số trong giải quyết thủ tục. Ông Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành  ủy TP.HCM cho biết, cách đây 1 năm, Chủ tịch UBND Thành phố đã cam kết với doanh nghiệp đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, và dù đã nỗ lực rất nhiều nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu thực tế. Chính vì vậy, công tác này cần được đẩy mạnh hơn nữa.

Theo Bí thư Thành ủy TP.HCM, mỗi cơ quan, đơn vị phải minh bạch, công khai thông tin và bình đẳng trong xử lý công việc. Cơ quan chức năng phải làm tốt vai trò, trách nhiệm của mình, và doanh nghiệp không phải “rón rén đi cửa trước, cửa sau”. Thông điệp của chính quyền thành phố là "mỗi công chức, viên chức phải làm đúng và làm tốt việc của mình, ai không làm tốt sẽ bị xử lý".

“Chuyển đổi số đẩy mạnh hơn nữa và cải cách ở từng cơ quan của chúng ta cho đến hệ thống chính quyền thành phố phải tiếp tục thực hiện. Trên đà này thì tôi tin tưởng là sẽ làm được. Phải làm sao công khai, minh bạch, bình đẳng, lành mạnh, các mối quan hệ giữa doanh nghiệp và chính quyền”, ông Nguyễn Văn Nên nhấn mạnh./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Doanh nghiệp TP.HCM nêu hàng loạt khó khăn cần được tháo gỡ
Doanh nghiệp TP.HCM nêu hàng loạt khó khăn cần được tháo gỡ

VOV.VN - Sáng nay (17/2) UBND TP.HCM tổ chức Hội nghị gặp gỡ, lắng nghe các đề xuất của doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố. Tham dự có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên.

Doanh nghiệp TP.HCM nêu hàng loạt khó khăn cần được tháo gỡ

Doanh nghiệp TP.HCM nêu hàng loạt khó khăn cần được tháo gỡ

VOV.VN - Sáng nay (17/2) UBND TP.HCM tổ chức Hội nghị gặp gỡ, lắng nghe các đề xuất của doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố. Tham dự có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên.

Tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững
Tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững

VOV.VN - Mới đây, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã ký quyết định thành lập Tổ Công tác của Thủ tướng Chính phủ để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án bất động sản. Trong bối cảnh thị trường BĐS đang gặp rất nhiều khó khăn, lãnh đạo DN và các chuyên gia kỳ vọng, Chính phủ sẽ nhanh chóng đưa ra những giải pháp thiết thực và kịp thời.

Tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững

Tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững

VOV.VN - Mới đây, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã ký quyết định thành lập Tổ Công tác của Thủ tướng Chính phủ để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án bất động sản. Trong bối cảnh thị trường BĐS đang gặp rất nhiều khó khăn, lãnh đạo DN và các chuyên gia kỳ vọng, Chính phủ sẽ nhanh chóng đưa ra những giải pháp thiết thực và kịp thời.

Khó khăn chồng chất, doanh nghiệp Việt đề xuất giải pháp tháo gỡ
Khó khăn chồng chất, doanh nghiệp Việt đề xuất giải pháp tháo gỡ

VOV.VN - Sụt giảm đơn hàng, khó khăn về dòng tiền, khó tiếp cận nguồn vốn... đang là những nguyên nhân chính khiến phần lớn doanh nghiệp Việt đối diện với tình thế chông chênh để duy trì một phần hoạt động, trước khi có thể tính tới việc phục hồi trong thời gian tới.

Khó khăn chồng chất, doanh nghiệp Việt đề xuất giải pháp tháo gỡ

Khó khăn chồng chất, doanh nghiệp Việt đề xuất giải pháp tháo gỡ

VOV.VN - Sụt giảm đơn hàng, khó khăn về dòng tiền, khó tiếp cận nguồn vốn... đang là những nguyên nhân chính khiến phần lớn doanh nghiệp Việt đối diện với tình thế chông chênh để duy trì một phần hoạt động, trước khi có thể tính tới việc phục hồi trong thời gian tới.