TPHCM không nên tập trung, ưu tiên cho riêng ngành công nghiệp nào

VOV.VN - Đã đến lúc phát triển các ngành kinh tế của TPHCM theo hướng chuyển đổi và thành phố không nên tập trung, ưu tiên cho riêng ngành nào.

Tại hội thảo “Các ngành công nghiệp thành phố- Vai trò và tiềm năng phát triển” tổ chức hôm nay (6/12) tại TPHCM, nhiều chuyên gia cho rằng, thời gian qua, sự phát triển công nghiệp, đặc biệt là 4 ngành công nghiệp trọng yếu của thành phố cho thấy thành phố đã xác định đúng hướng và đúng ngành.

Ông Nguyễn Thiện Nhân (áo trắng bên phải) tham quan sản phẩm cơ khí điều khiển tự động.

Tuy nhiên, trước sự tác động mạnh mẽ của cách mạng công nghiệp 4.0 và sự tham gia ngày càng sâu của Việt Nam vào các hiệp định thương mại thế hệ mới, đòi hỏi TPHCM phải có sự điều chỉnh định hướng phát triển, đầu tư cho các ngành công nghiệp và phân ngành.

Ví dụ như, ngành điện tử- công nghệ thông tin thời gian qua có tốc độ tăng trưởng cao nhất, nhưng tỷ lệ nội địa lại thấp nhất do chủ yếu là tăng trưởng ở các doanh nghiệp FDI. Vậy thành phố có nên xem xét điều chỉnh hướng phát triển để đảm bảo sự chủ động của doanh nghiệp trong nước…

Cũng có ý kiến cho rằng, đã đến lúc phát triển các ngành kinh tế của TPHCM theo hướng chuyển đổi và thành phố không nên tập trung, ưu tiên cho riêng ngành nào. Thành phố cần tạo ra một hệ sinh thái thuận lợi để khuyến khích các ngành phát triển, thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo.

Trong công nghiệp cũng vậy, phát triển theo các ngành trọng yếu và chủ lực phải có sự chuyển đổi, theo hướng đổi mới sáng tạo. Nếu chuyển đổi như vậy thì công nghiệp thành phố sẽ có những ngành mới và những ngành hiện hữu thì phải gắn với công nghệ thông minh.

PGS.TS Trần Hoàng Ngân, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TPHCM cho rằng, cần có chiến lược phát triển công nghiệp trong cách mạng 4.0. Chính quyền thành phố và từng doanh nghiệp phải chủ động chuyển đổi hướng sản xuất, phát triển của các ngành công nghiệp phù hợp và theo kịp cách mạng 4.0 để đẩy năng suất lao động lên. Năm 2019, năng suất lao động của thành phố tăng 6,82% là khá cao nhưng vẫn còn tiềm năng để tăng hơn nữa.

“Thành phố cần tập trung vào hạ tầng cho các khu công nghiệp khu chế xuất, hỗ trợ khu công nghệ cao, hình thành khu công nghiệp mới ưu tiên lĩnh vực ứng dụng công nghệ cao. Có như vậy thì chúng ta mới thu hút được nhà đầu tư dùng công nghệ tiên tiến, phù hợp với cách mạng 4.0. Từ đó chúng ta khuyến khích các mô hình kinh doanh mới để thúc đẩy tăng năng suất lao động”, ông Ngân đề xuất.

Thời gian qua, TPHCM xác định 4 nhóm ngành công nghiệp trọng yếu là: Cơ khí, Điện tử- Công nghệ thông tin, Hoá dược-Cao su- nhựa và Chế biến tinh lương thực thực phẩm. Công nghiệp có đóng góp quan trọng trong GRDP của thành phố, năm 2018 chiếm 20,4% trong GRDP.

Tốc độ tăng trưởng chỉ số phát triển công nghiệp tăng từ 6,6% năm 2012 lên 7,98% năm 2018 cho thấy quy mô sản xuất công nghiệp của thành phố ngày càng mở rộng, các doanh nghiệp công nghiệp có sự gia tăng về sản lượng.

Tốc độ tăng số lượng doanh nghiệp công nghiệp giai đoạn 2016-2017 là 12,5% cao hơn so với giai đoạn 2012-2015 là 6,71%. Số lượng doanh nghiệp trong 4 ngành công nghiệp trọng yếu có dấu hiệu hồi phục và tăng cao từ năm 2015, hiện thành phố có 26.554 doanh nghiệp công nghiệp, trong đó có 11.502 doanh nghiệp thuộc 4 ngành công nghiệp trọng yếu.

Tỷ lệ nội địa hóa trong các nhóm ngành công nghiệp trọng yếu tăng qua các năm cho thấy sản xuất công nghiệp thành phố ngày càng hiệu quả, đi vào chiều sâu./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vốn FDI “rót” nhiều nhất vào công nghiệp chế biến, chế tạo
Vốn FDI “rót” nhiều nhất vào công nghiệp chế biến, chế tạo

VOV.VN - 10 tháng vừa qua, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo thu hút đầu tư FDI lớn nhất, với số vốn đăng ký mới đạt hơn 9.132 triệu USD.

Vốn FDI “rót” nhiều nhất vào công nghiệp chế biến, chế tạo

Vốn FDI “rót” nhiều nhất vào công nghiệp chế biến, chế tạo

VOV.VN - 10 tháng vừa qua, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo thu hút đầu tư FDI lớn nhất, với số vốn đăng ký mới đạt hơn 9.132 triệu USD.

Phát triển công nghiệp làng nghề: Lợi ích đi lên, môi trường đi xuống
Phát triển công nghiệp làng nghề: Lợi ích đi lên, môi trường đi xuống

VOV.VN - Những làng nghề nổi tiếng với sản lượng hàng hóa ngày càng tăng, doanh thu ngày càng lớn nhưng lại đang lâm vào tình trạng ô nhiễm khó kiểm soát.

Phát triển công nghiệp làng nghề: Lợi ích đi lên, môi trường đi xuống

Phát triển công nghiệp làng nghề: Lợi ích đi lên, môi trường đi xuống

VOV.VN - Những làng nghề nổi tiếng với sản lượng hàng hóa ngày càng tăng, doanh thu ngày càng lớn nhưng lại đang lâm vào tình trạng ô nhiễm khó kiểm soát.

Trung Quốc phát triển ngành công nghiệp “chế tạo” sang “trí tạo”
Trung Quốc phát triển ngành công nghiệp “chế tạo” sang “trí tạo”

VOV.VN - Ở Trung Quốc, ngành chế tạo được xác định là trụ cột quan trọng của nền kinh tế quốc dân.

Trung Quốc phát triển ngành công nghiệp “chế tạo” sang “trí tạo”

Trung Quốc phát triển ngành công nghiệp “chế tạo” sang “trí tạo”

VOV.VN - Ở Trung Quốc, ngành chế tạo được xác định là trụ cột quan trọng của nền kinh tế quốc dân.