TPHCM liên thông hành chính, tránh tình trạng “một cửa nhiều khóa”

VOV.VN - Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của TPHCM đứng thứ 10, tụt 2 hạng so với năm trước đó.

Mới đây Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2018, theo đó TPHCM đứng thứ 10 trong bảng xếp hạng này, tụt 2 hạng so với năm trước đó. Vậy thành phố mang tên Bác có giải pháp gì để đột phá trong công tác cải cách thủ tục hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của TPHCM đứng thứ 10, tụt 2 hạng so với năm trước đó.

Kết quả khảo sát của Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam vừa công bố cho thấy, trong 10 chỉ số thành phần PCI thì TPHCM có 6 chỉ số tụt điểm, 4 chỉ số tăng điểm.

4 chỉ số tăng điểm là tính minh bạch, chi phí không chính thức, cạnh tranh bình đẳng và tính năng động của chính quyền. Còn 6 chỉ số giảm điểm mà các doanh nghiệp quan tâm nhiều đó là: Chi phí thời gian, gia nhập thị trường, tiếp cận đất đai và nguồn lao động... 

Theo một số doanh nghiệp, thời gian qua, thành phố đã có nhiều nỗ lực trong cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi môi trường đầu tư, kinh doanh. Tuy nhiên, trong thực tế khi doanh nghiệp làm thủ tục hành chính vẫn còn nhiều vướng mắc, nhất là ở cấp thực thi trong vận dụng chính sách còn ngại trách nhiệm và chưa chủ động, linh hoạt trong việc xử lý công việc.

Ví dụ như Công ty Sài Gòn Food ở Khu công nghiệp Vĩnh Lộc làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất 2 năm chưa xong. Công ty Công ty TNHH Lập Phúc ở Quận 7 làm thủ tục xây dựng nhà cao tầng làm sản phẩm cơ khí chính xác cho lĩnh vực y tế bị trả hồ sơ lại làm cho đúng quy trình. Sau đó, cơ quan chức năng không sử dụng kết quả lần trước mà bắt làm lại từ đầu.

“Chỉ có một công văn mà phải làm lại những câu hỏi trước đó đã hỏi rồi thay vì dùng kết quả cũ. Hoặc thay vì chuyển phát nhanh trong thành phố đọan đường rất ngắn nhưng họ gửi bưu điện 10 ngày chưa đến. Vậy mà cải cách cái gì? Nhiều doanh nghiệp tư nhân rất nản. Tôi mong cải tiến lực lượng công chức cho họ vì dân, vì nước”, ông Nguyễn Văn Trí, Giám đốc Công ty TNHH Lập Phúc cho biết.

Liên quan đến thủ tục đất đai, một số doanh nghiệp cho rằng vẫn còn rất chậm, có những dự án nhà ở xã hội hồ sơ nộp 5 tháng giải quyết chưa xong, hay cách tạm tính giá đất như hiện nay, nhiều doanh nghiệp không dám đầu tư.

Ông Huỳnh Văn Minh, Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn kinh tế, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP.HCM, người hơn 10 năm gắn bó với doanh nghiệp của thành phố cho rằng, cơ chế thông thoáng, Chính phủ kiến tạo tốt nhưng giải pháp đưa vào cuộc sống vẫn đâu đó còn sức ì rất lớn. Bây giờ cũng phát sinh tình trạng đùn đẩy trách nhiệm với nhau, nên doanh nghiệp cũng khó lớn.

Hiệp hội Doanh nghiệp TPHCM cho biết, để đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính thì phải nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức người trực tiếp xử lý công việc, đồng thời, đẩy mạnh chính sách một cửa liên thông. Hồ sơ doanh nghiệp nộp một cổng trên mạng và các sở, ngành chức năng phối hợp xử lý không chỉ hạn chế được tiêu cực mà doanh nghiệp đỡ phải đi lòng vòng nhiều nơi xin xác nhận các loại giấy tờ, điều này tránh tình trạng cải cách hành chính một cửa “nhiều khóa”.

“Ở một số nước đi làm thủ tục chỉ cần gửi đơn trên mạng là được liên thông đến các đơn vị tự giải quyết. Còn đây mình phải xin giấy phép con, đến phòng cháy chữa cháy, kiểm tra chuyên ngành… còn nhiều thứ phải giải quyết. Pháp luật đã đầy đủ nhưng cán bộ giải quyết thủ tục lại suy diễn theo kiểu của họ khiến doanh nghiệp phải bối rối”, ông Phạm Ngọc Hưng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM cho biết.

Vừa qua, UBND TPHCM cũng đã giao 85 đầu việc cho các sở, ngành, cơ quan chức năng, quận, huyện, trong đó cũng đề cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan đơn vị trong cải cách thủ tục hành chính. Nếu người đứng đầu mà mức hài lòng của người dân, doanh nghiệp thấp sẽ không được hưởng phần lương tăng thêm.

 “Hiện nay, một số sở ngành đã triển khai quy trình liên thông thủ tục hành chính, áp dụng chữ ký số, không dùng văn bản giấy, trao đổi thông tin trên mạng. Sở Kế hoạch –Đầu tư được giao làm đầu mối theo dõi, đánh giá hoạt động này của doanh nghiệp và các đơn vị như thuế, hải quan, bảo hiểm xã hội, công an thành phố…rút ngắn được thời gian làm thủ tục. Thành phố đang làm quyết liệt vấn đề này”, bà Lê Thị Huỳnh Mai, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM cho hay.

Hiện nay, khó khăn trong việc phối hợp giữa các sở, ngành, cơ quan chức năng giải quyết các loại hồ sơ, giấy tờ đó là có tình trạng cơ quan này hỏi thì đơn vị được hỏi không trả lời hoặc trả lời chậm, gây ách tắc cho công việc. Trước nỗi khổ “khó nói”này, thành phố sẽ xây dựng quy trình liên thông giải quyết thủ tục hành chính giữa các sở, ngành, quận, huyện quy trình này sẽ quy định cụ thể thời gian trả lời.

 “Trước đây chúng ta nói phối hợp sở, ngành thì nói chứ không có quy định thời hạn cụ thể. 15 ngày là quy định chung, nhưng có những thủ tục chỉ cần 3 ngày... Chúng ta hoàn thiện quy trình phối hợp giải quyết thủ tục hành chính của người dân và doanh nghiệp có thời hạn, chậm nhất tháng 5 này phải xong”, ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TPHCM nhấn mạnh.

Nếu TP.HCM làm tốt quy trình liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính và nêu cao tình thần trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác cải các thủ tục hành chính sẽ tạo được những bước chuyển biến tích cực trong công tác cải cách thủ tục hành chính. Thành phố sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo môi trường thuận lợi thông thoáng cho nhà đầu tư./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Doanh nghiệp Việt giảm năng lực cạnh tranh vì đâu?
Doanh nghiệp Việt giảm năng lực cạnh tranh vì đâu?

VOV.VN - Quy mô nhỏ, thiếu vốn và công nghệ cũng như các vướng về cơ chế chính sách đang kéo giảm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp Việt giảm năng lực cạnh tranh vì đâu?

Doanh nghiệp Việt giảm năng lực cạnh tranh vì đâu?

VOV.VN - Quy mô nhỏ, thiếu vốn và công nghệ cũng như các vướng về cơ chế chính sách đang kéo giảm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Thương mại bền vững tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
Thương mại bền vững tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp

VOV.VN - Dự án hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia hiệu quả vào chuỗi giá trị quốc tế, thông qua việc nắm bắt và tích hợp các chiến lược kinh doanh bền vững.

Thương mại bền vững tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp

Thương mại bền vững tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp

VOV.VN - Dự án hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia hiệu quả vào chuỗi giá trị quốc tế, thông qua việc nắm bắt và tích hợp các chiến lược kinh doanh bền vững.

Chính phủ ra Nghị quyết nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia 2019
Chính phủ ra Nghị quyết nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia 2019

VOV.VN - Chính phủ ban hành Nghị quyết số 02/NQ-CP về thực hiện nhiệm vụ, giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021.

Chính phủ ra Nghị quyết nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia 2019

Chính phủ ra Nghị quyết nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia 2019

VOV.VN - Chính phủ ban hành Nghị quyết số 02/NQ-CP về thực hiện nhiệm vụ, giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021.

Giảm chi phí, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp
Giảm chi phí, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp

VOV.VN - Trong năm 2019, các doanh nghiệp mong muốn có được môi trường kinh doanh lành mạnh, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam phát triển lớn mạnh. 

Giảm chi phí, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp

Giảm chi phí, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp

VOV.VN - Trong năm 2019, các doanh nghiệp mong muốn có được môi trường kinh doanh lành mạnh, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam phát triển lớn mạnh.