TPHCM mong Chính phủ gỡ khó trong quá trình thực hiện Nghị quyết 54

VOV.VN - Thành ủy TPHCM đã có Tờ trình kiến nghị Bộ Chính trị chấp thuận chủ trương điều chỉnh tỷ lệ điều tiết ngân sách cho Thành phố giai đoạn 2022 - 2025 là 23%.

Tại buổi làm việc của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính với lãnh đạo TPHCM về tình hình kinh tế - xã hội Quý 1 năm 2021 và giải quyết một số kiến nghị của Thành phố diễn ra ngày 13/5, Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong nêu 4 kiến nghị về khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện Nghị quyết số 54/2017 của Quốc hội.

Kiến nghị điều chỉnh tỷ lệ điều tiết ngân sách cho Thành phố giai đoạn 2022 - 2025 là 23%

Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong cho biết, thành phố đã xây dựng Đề án “Điều chỉnh tỷ lệ điều tiết ngân sách cho TPHCM giai đoạn 2022 - 2025”, tổ chức trên 30 cuộc họp và xây dựng trên 12 kịch bản tỷ lệ điều tiết theo phương pháp nghiên cứu khoa học. Kết quả dựa trên chuỗi số liệu từ các kịch bản cho thấy, phương án điều chỉnh tỷ lệ điều tiết là 23% cho giai đoạn 2022- 2025 như giai đoạn 2011 - 2016 đã cho kết quả tối ưu, đảm bảo đáp ứng được tất cả các tiêu chí, đặc biệt là tiêu chí số thu ngân sách chuyển nộp về ngân sách Trung ương tăng so với trường hợp Trung ương vẫn giữ nguyên tỷ lệ điều tiết 18% cho ngân sách thành phố.

Thành ủy TPHCM đã có Tờ trình số 189 ngày 20/8/2020 kiến nghị Bộ Chính trị chấp thuận chủ trương điều chỉnh tỷ lệ điều tiết ngân sách cho Thành phố giai đoạn 2022 - 2025 là 23%.

“Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ ủng hộ chủ trương và quan tâm, chỉ đạo Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Thành phố và các cơ quan liên quan hoàn chỉnh Đề án Điều chỉnh tỷ lệ điều tiết ngân sách cho Thành phố, hoàn thiện tờ trình của Chính phủ trình cấp có thẩm quyền thông qua Đề án trong năm 2021 nhằm tăng thu ngân sách chuyển cho Trung ương và tạo tiền đề để thành phố phát triển nhanh, bền vững” - ông Nguyễn Thành Phong nói.

TPHCM cũng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định về danh mục doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa giai đoạn 2021 - 2025 và Đề án cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2021 - 2025 để địa phương có sơ sở thực hiện. Kiến nghị Chính phủ ban hành Nghị định hướng dẫn việc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp, trong đó có quy định việc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn giữa các doanh nghiệp có cùng cơ quan đại diện chủ sở hữu và chuyển giao công ty TNHH một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ về cơ quan đại diện chủ sở hữu...

Hai phương án để quản lý 4 khách sạn do Saigontourist quản lý

Về quản lý tài sản của các doanh nghiệp nhà nước, các công ty liên doanh có giá trị lịch sử, kiến trúc, vị trí đảm bảo quốc phòng - an ninh, UBND TPHCM cho rằng, theo Quyết định số 26 ngày 15/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt danh mục doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa đến hết năm 2020, Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn TNHH MTV (Saigontourist) thuộc nhóm cổ phần hóa, nhà nước giữ trên 50 - 65% vốn điều lệ.

Tuy nhiên, hiện nay, Saigontourist đang quản lý 4 khách sạn:  Bến Thành - Rex Hotel, Cửu Long - Majestic Hotel, Hoàn Cầu - Continental Hotel và Kim Đô có giá trị lịch sử, kiến trúc, mỹ thuật cần được bảo tồn và có vị trí tại trung tâm thành phố, mang tính đảm bảo an ninh - quốc phòng.

Ngoài ra, các doanh nghiệp nhà nước TPHCM thuộc diện cổ phần hóa đang có 29 khoản vốn góp liên doanh bằng quyền sử dụng đất (đây là các khoản bên Việt Nam góp vốn bằng giá trị tiền thuê đất trong một thời gian xác định) với các tổ chức nước ngoài để thành lập các công ty liên doanh và các khu đất công ty liên doanh đang sử dụng cũng có vị trí quan trọng mang tính đảm bảo an ninh - quốc phòng trước mắt và lâu dài. Do vậy nhà nước cần thiết phải quản lý 4 khách sạn và phần vốn góp tại các liên doanh này.

Vì thế, UBND TPHCM kiến nghị Thủ tướng Chính phủ 2 phương án. Phương án 1 là chấp thuận chủ trương thành lập một doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thuộc Thành phố để tiếp nhận, quản lý đối với 4 khách sạn thuộc Saigontourist và các khoản góp vốn liên doanh nêu trên khi các doanh nghiệp nhà nước (bao gồm Saigontourist) thực hiện cổ phần hóa. Phương án 2 là chấp thuận chủ trương không thực hiện cổ phần hóa Saigontourist khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hóa giai đoạn 2021 - 2025.

Bên cạnh việc quản lý 4 khách sạn nêu trên, hiện nay, Saigontourist là đơn vị chủ chốt, quan trọng trong chiến lược phát triển ngành du lịch của TPHCM; đồng thời Saigontourist còn thực hiện các nhiệm vụ chính trị của thành phố giao. Ngoài ra, Saigontourist đang có trên 50 phần vốn góp tại các doanh nghiệp khác hoạt động trong lĩnh vực du lịch, trải dài hầu hết các tỉnh, thành phố trên cả nước và phần lớn các doanh nghiệp này đang sử dụng các nhà đất có vị trí trung tâm, đắc địa tại địa phương hoạt động.

Trường hợp Saigontourist được giữ 100% vốn nhà nước, Thành phố sẽ có cơ sở điều chuyển thêm một số khoản vốn góp liên doanh trong lĩnh vực khách sạn (của các doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hóa) về Saigontourist quản lý, tạo điều kiện nâng cao vai trò chủ chốt của Saigontourist./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

TPHCM siết chặt kiểm soát rủi ro cho vay bất động sản
TPHCM siết chặt kiểm soát rủi ro cho vay bất động sản

VOV.VN - Hiện Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh TPHCM đang tăng cường kiểm soát cho vay lĩnh vực bất động sản để hạn chế rủi ro.

TPHCM siết chặt kiểm soát rủi ro cho vay bất động sản

TPHCM siết chặt kiểm soát rủi ro cho vay bất động sản

VOV.VN - Hiện Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh TPHCM đang tăng cường kiểm soát cho vay lĩnh vực bất động sản để hạn chế rủi ro.

Lãnh đạo TPHCM kiến nghị Thủ tướng nhiều vấn đề "nóng" về hạ tầng cơ sở
Lãnh đạo TPHCM kiến nghị Thủ tướng nhiều vấn đề "nóng" về hạ tầng cơ sở

VOV.VN - Trong buổi làm việc, TPHCM đưa ra 3 kiến nghị cụ thể liên quan đến TP Thủ Đức, trong đó có việc hoàn thiện đường trục Bắc- Nam.

Lãnh đạo TPHCM kiến nghị Thủ tướng nhiều vấn đề "nóng" về hạ tầng cơ sở

Lãnh đạo TPHCM kiến nghị Thủ tướng nhiều vấn đề "nóng" về hạ tầng cơ sở

VOV.VN - Trong buổi làm việc, TPHCM đưa ra 3 kiến nghị cụ thể liên quan đến TP Thủ Đức, trong đó có việc hoàn thiện đường trục Bắc- Nam.

Thủ tướng yêu cầu giải quyết những vấn đề trọng tâm, cấp bách của TP.HCM
Thủ tướng yêu cầu giải quyết những vấn đề trọng tâm, cấp bách của TP.HCM

Phát biểu khai mạc buổi  làm việc, Thủ tướng cho biết, đây là buổi  làm việc đầu tiên của Thủ tướng trên cương vị mới với một địa phương trên cả nước sau khi Chính phủ được kiện toàn nhân sự.

Thủ tướng yêu cầu giải quyết những vấn đề trọng tâm, cấp bách của TP.HCM

Thủ tướng yêu cầu giải quyết những vấn đề trọng tâm, cấp bách của TP.HCM

Phát biểu khai mạc buổi  làm việc, Thủ tướng cho biết, đây là buổi  làm việc đầu tiên của Thủ tướng trên cương vị mới với một địa phương trên cả nước sau khi Chính phủ được kiện toàn nhân sự.